Soạn bài: Tuyên ngôn độc lập

Phần I: Tác giả

Câu 1: Quan điểm sáng tác văn học nghệ thuật của Hồ Chí Minh:

– Lấy văn học làm vũ khí chiến đấu, phụng sự cho sự nghiệp cách mạng, nhà văn là chiến sĩ

– Chú trọng tới tính chân thật và tính dân tộc

– Xác định rõ đối tượng, mục đích quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm

– Văn thơ Hồ Chí Minh là di sản tinh thần vô giá gắn với sự nghiệp cách mạng. Thơ văn của Người: tư tưởng sâu sắc, phản ánh tâm hồn, tình cảm rộng lớn.

Câu 2 (trang 29 sgk ngữ văn 12 tập 1)

Khái quát về di sản văn học của Hồ Chí Minh

* Văn chính luận:

– Viết văn nhằm đấu tranh, tấn công kẻ thù trực diện, thức tỉnh và giác ngộ quần chúng…

– Ngòi bút sắc bén, lập luận chặt chẽ, trí tuệ sắc sảo, lời văn ngắn gọn, súc tích, giàu tình cảm

– Tiêu biểu: Bản án chế độ thực dân Pháp ( 1925); Tuyên ngôn độc lập (1945) Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946)

* Truyện và kí

– Tố cáo tội ác dã man, bản chất xảo trá, tàn bạo của thực dân phong kiến, đề cao tinh thần yêu nước

– Bút pháp hiện đại, giọng trần thuật linh hoạt, trí tưởng tượng và phông văn hóa đa dạng

– Tiêu biểu: Lời than vãn của bà Trưng Trắc (1922), Vi hành (1923), Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu ( 1925)…

* Thơ ca

– Thể hiện chất nghệ sĩ tài hoa, nghị lực phi thường và nhân cách cao đẹp của chiến sĩ cách mạng

– Để lại 250 bài thơ, in trong 3 tập: Nhật kí trong tù, Thơ Hồ Chí Minh, Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh

Câu 3 (trang 29 sgk ngữ văn 12 tập 1) Đặc điểm cơ bản của phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh

– Văn chính luận ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt, sắc bén, giọng đanh thép, thuyết phục

– Truyện và kí: hiện đại, có sức chiến đấu, nghệ thuật trào phúng sắc sảo

– Thơ ca: hòa quyện lãng mạn và hiện thực, hiện đại và cổ điển

II. LUYỆN TẬP

Bài 1 (trang 29 sgk ngữ văn 12 tập 1)

Chiều tối ( Hồ Chí Minh)

– Bút pháp cổ điển:

+ Đề tài thơ: bức tranh thiên nhiên và con người trong buổi chiều

+ Thể thơ Đường luật

+ Sử dụng hình ảnh trong thơ cổ: cánh chim, chòm mây

+ Nghệ thuật tả cảnh gợi tình, lấy động tả tĩnh

– Bút pháp hiện đại:

+ Lấy con người làm trung tâm

+ Bộc lộ trực tiếp cảm xúc, sự đồng cảm

Nhật kí trong tù

– Chất cổ điển: thể thơ, hình ảnh cổ điển, bút pháp tả cảnh ngụ tình

– Chất hiện đại: tinh thần chiến đấu, ý chí kiên cường được bộc lộ trực tiếp

⇒ Thơ của Bác: giàu cảm xúc, chân thành, sử dụng thi liệu cổ điển, nhiều hình ảnh tự nhiên, nổi bật tinh thần hiện đại

Bài 2 (trang 29 sgk ngữ văn 12 tập 1)

Bài học thấm thía và sâu sắc khi học Nhật kí trong tù:

– Vượt lên hoàn cảnh, khẳng định giá trị, phẩm chất tốt đẹp

– Tinh thần lạc quan, yêu cuộc sống, ung dung tự tại

– Lòng yêu nước sâu sắc