ĐỀ THI THỬ VÀO 10 MÔN TOÁN PHÒNG GDDT GIA LÂM HÀ NỘI

Đề Ôn Thi Vào Lớp 10 Môn Toán

Trung tâm luyện thi Edusmart giới thiệu tới quý thầy cô và các em học sinh ĐỀ THI THỬ VÀO 10 MÔN TOÁN PHÒNG GDDT GIA LÂM HÀ NỘI năm 2021

Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 là một kỳ thi quan trọng đối với các em học sinh lớp 9, việc làm đề thi thử vào lớp 10 trước kỳ thi giúp học sinh cọ sát, làm quen với các dạng bài tập trong đề thi cũng như tổng hợp kiến thức đã học của chương trình lớp 9.

ĐỀ THI THỬ VÀO 10 MÔN TOÁN PHÒNG GDDT GIA LÂM HÀ NỘI

Sau đây là nội dung ĐỀ THI THỬ VÀO 10 MÔN TOÁN PHÒNG GDDT GIA LÂM HÀ NỘI

Ôn thi vào lớp 10 môn toán Tại Edusmart

I. Cấu trúc Đề Ôn Thi Vào Lớp 10 Môn Toán luyện thi vào 10.

Việc nắm được cấu trúc đề thi toán lớp 9 ôn thi vào 10 rất quan trọng, nó giống như trước khi đi đến một địa điểm ta hình dung được những đoạn đường mình phải đi qua, việc này giúp các em học sinh nắm được các dạng bài tập sẽ xuất hiện trong đề thi, để từ đó có hướng ôn luyện sát với đề thi vào 10.

Qua các mùa thi đề thi toán 9 vào 10 đều có sự thay đổi, nhưng cấu trúc câu hỏi thì sẽ không thay đổi chính vì vậy nếu để ý quan sát các em học sinh và các bậc phụ huynh có thể tìm ra điểm tương đồng về số lượng câu hỏi, dạng bài tập của từng câu. Đề thi vào 10 của SỞ Xã Yên Viên Quận Gia Lâm sẽ có 5 câu hỏi, mỗi câu hỏi sẽ đánh vào một dạng bài tập cụ thể mà chúng ta sẽ tìm hiểu ngay sau đây.

1. Bài 1 dạng toán tút gọn biểu thức chứa căn bậc hai trong đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn toán

Đây là dạng bài tập thuộc chương số 1 của đại số lớp 9, nó rất tương đồng với dạng bài tập rút gọn phân thức học từ cuối học kỳ 1 lớp 8 về cách làm và cách triển khai câu hỏi phụ. Để làm tốt dạng bài tập này yêu cầu học sinh về lý thuyết nắm chắc hằng đẳng thức, phân tích đa thức thành nhân tử, về kỹ năng cần luyện tập thành thạo nội dung rút gọn phân thức đại số. Một bài hoàn chỉnh 2 điểm thường có 3 ý như sau:

1.1. Rút gọn biểu thức chứa căn trong Đề Ôn Thi Vào Lớp 10 Môn Toán ĐỀ THI THỬ VÀO 10 MÔN TOÁN PHÒNG GDDT GIA LÂM HÀ NỘI

Đây là câu hỏi đầu tiên của đề thi vào 10, yêu cầu học sinh rút gọn biểu thức chứa gồm các biến số thành biểu thức gọn hơn, các bước thực hiện như sau

Bước 1: Thực hiện việc phân tích các đa thức thành nhân tử ở tử số và mẫu số của từng phân thức, rút gọn nếu có thể.

Bước 2: Tìm mẫu chung của các phân thức thành phần

Bước 3: Quy đồng mẫu số các phân thức, tiến hành nhân chia cộng trừ để rút gọn phần tử số sau khi quy đồng.

Bước 4: Đưa về kết quả cuối cùng và kết luận

ĐỀ THI THỬ VÀO 10 MÔN TOÁN PHÒNG GDDT GIA LÂM HÀ NỘI

1.2. Tính giá trị của biểu thức

Ý này tương đối dễ, yêu cầu cần làm đúng ý phía trên sau đó thay giá trị của x vào biểu thức đã được rút gọn, chú ý nếu giá trị của x là một số cồng kềnh thì cần phải rút gọn đưa về dạng bình phương của một số trước khi thay vào.

1.3. Câu hỏi phân loại học sinh trong đề toán vào lớp 10

Đây là ý phân loại học sinh, đề bài sẽ thường hỏi tìm giá trị lớn nhất nhỏ nhất, so sánh, tìm giá trị nguyên, giải phương trình… mỗi năm sẽ ra một dạng bài, đòi hỏi học sinh cần phải trang bị kỹ năng phân tích tình huống, nhận dạng bài tập, điều này chỉ có thể có được khi học sinh tiếp xúc và luyện tập nhiều trong quá trình ôn thi vào 10.

2. Câu số 2 dạng bài tập giải bài toán bằng cách lập phương trình, hệ phương trình

Đọc đến đây sẽ có rất nhiều bạn thấy quen thuộc, đây là dạng bài tập mà học sinh đã được học trong chương trình học kỳ 2 lớp 8, sang chương trình lớp 9 nó được phát triển hơn với nhiều dạng toán và có thêm hệ phương trình, thay vì chỉ có phương trình như năm học lớp 8.

Các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình – ĐỀ THI THỬ VÀO 10 MÔN TOÁN PHÒNG GDDT GIA LÂM HÀ NỘI

– Bước 1: Gọi ẩn phù hợp với giả thiết đề bài, đặt đơn vị và điều kiện cho ẩn, rất quan trọng nếu không học sinh sẽ bị trừ điểm khi thiếu điều kiện hoặc đơn vị.

– Bước 2: Dựa vào dữ kiện đề bài cho thiết lập mối quan hệ giữa các ẩn thật chặt chẽ, chú ý phải biện luận và cần sử dụng toàn bộ dữ kiện của đề bài, tránh trường hợp một số học sinh sử dụng thiếu dữ kiện xong lại thắc mắc vì sao em làm sai – có thể lập bảng nếu cần thiết

– Bước 3: Lập phương trình hoặc hệ phương trình biểu thị mối quan hệ giữa các ẩn số, từ đó giải phương trình tìm nghiệm

– Bước 4: Đối chiếu nghiệm với điều kiện đã đặt ban đầu, kết luận kết quả của bài toán

ĐỀ THI THỬ VÀO 10 MÔN TOÁN PHÒNG GDDT GIA LÂM HÀ NỘI

2.1. Dạng toán vận tốc, quãng đường, thời gian

Đây là dạng bài tập điển hình nhất, học sinh được tiếp xúc nhiều nhất và cũng hay xuất hiện trong đề thi hàng năm.

2.2. Dạng toán năng suất, thời gian làm việc trong đề ôn thi vào lớp 10 môn toán

Đây là dạng toán phổ biến thứ 2 sau dạng toán về vận tốc, đòi hỏi học sinh linh hoạt vận dụng các dữ kiện đề bài cho để thiết lập đúng phương trình

2.3. Dạng toán làm việc chung làm việc riêng, bài toán vòi nước

Đây là dạng toán có phương pháp giải đặc trưng, nắm được phương pháp giải kết hợp luyện tập nhiều lần thì có thể làm tốt dạng bài tập này

2.4. Dạng toán tỷ số phần trăm, pha trộn dung dịch trong đề thi vào lớp 10 môn toán

Đây là dạng bài tập ít khi gặp nhưng cũng đã có năm học xuất hiện trong đề thi, ngoài việc sử dụng kiến thức toán học sinh còn cần vận dụng thêm kiến thức vật lý vào trong bài toán này.

2.5 Một số dạng toán khác trong đề ôn thi vào lớp 10 môn toán

Đây là những dạng toán không điển hình, không phân dạng, là những dạng bài lạ ít khi vào nhưng vẫn có khả năng vào.

3. Câu số 3 hệ phương trình và bài toán tương giao các dạng toán lớp 9 luyện thi lớp 10

Trong chương trình ôn thi vào 10 thì luôn có dạng bài phương trình và hệ phương trình, đây được xem là nhóm câu hỏi gỡ điểm của đề

đề toán ôn thi vào lớp 10

3.1. Bài tập về hệ phương trình bậc nhất 2 ẩn trong đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn toán – ĐỀ THI THỬ VÀO 10 MÔN TOÁN PHÒNG GDDT GIA LÂM HÀ NỘI

Bài toán là giải hệ phương trình sẽ là hệ phương trình bậc nhất hai ẩn, cần đặt ẩn phụ đề đưa về hệ phương trình bậc nhất hai ẩn sau đó sẽ dùng phương pháp thế, hoặc cộng đại số để ra được phương trình bậc nhất một ẩn số. Từ đó tìm được 1 ẩn và suy ra giá trị của ẩn số còn lại.

3.2. Sự tương giao giữa đường thẳng và Parapol đề thi vào lớp 10 môn toán

Là dạng bài tập sự tương giao của hàm bậc hai (Parapol) và hàm bậc nhất (đường thẳng)

– Dạng bài tập về tìm tọa độ giao điểm các bước làm

Bước 1: Thiết lập phương trình bậc hai từ phương trình hoành độ giao điểm chung

Bước 2: Giải phương trình bậc hai tìm nghiệm x

Bước 3: Từ x suy ra giá trị của y, từ đó biết được tọa độ giao điểm.

– Dạng tìm điều kiện để đường thẳng và Parapol cắt, tiếp xúc, không cắt nhau

Bước 1: Thiết lập phương trình bậc hai từ phương trình hoành độ giao điểm chung

Bước 2: Tính delta của phương trình bậc 2.

Bước 3: Dựa theo yêu cầu đề bài để áp điều kiện

+ Đường thẳng và Parapol cắt nhau tại 2 điểm phân biệt khi delta > 0.

+ Đường thẳng và Parapol tiếp xúc với nhau khi delta = 0 .

+ Đường thẳng và Parapol không có điểm chung khi delta < 0.

3.3 Tìm tham số m thỏa mãn điều kiện đề bài

–  Đây cũng là một bài toán mặc định trong chương trình ôn thi vào 10 hàng năm, đề bài sẽ yêu cầu tìm giá trị của tham số m thỏa mãn yêu cầu đề bài.

Các bước làm bài

Bước 1: Xét phương trình hoành độ giao điểm chung của đường thẳng và Parapol, từ đó thiết lập ra phương trình bậc hai ẩn x và tham số m

Bước 2: Tính delta, dựa vào yêu cầu bài toán áp điều kiện cho delta; thường 99% bài toán yêu cầu hai nghiệm phân biệt nên delta > 0

Bước 3: Ghi công thức của định lý Vi-et về tổng và tích hai nghiệm theo tham số m

Bước 4: Biến đổi yêu cầu bài toán về dạng có thể áp dụng định lý Vi-et

Bước 5: Thay định lý Vi-et vào, giải phương trình để tìm ra các giá trị của tham số m

Bước 6: Đối chiếu điều kiện ban đầu suy ra giá trị m thỏa mãn đề bài

Chú ý đối với bài toán này học sinh cần đọc kỹ đề và đưa ra được điều kiện chính xác, sau khi giải kết quả có cơ sở để đối chiếu. Thường học sinh sẽ làm được ra kết quả câu này nhưng hay bị trù điểm do thiếu điều kiện hoặc không đối chiếu với điều kiện để loại nghiệm.

các câu hỏi trong đề thi vào 10

4. Dạng bài hình học tổng hợp kiến thức THCS trong đề toán thi vào 10

Đây là câu hỏi chắn xuất hiện trong chương trình toán 9 ôn thi vào 10. Câu hình sẽ là bài tập liên quan đến đường tròn, học sinh cần vận dụng toàn bộ kiến thức hình từ lớp 7 đến lớp 9.

Yêu cầu: Học sinh cần nắm vững kiến thức hình học phẳng từ chương trình lớp 7 đến hết lớp 9.

Các dạng câu hỏi thường gặp

Chứng minh tứ giác nội tiếp: Phương pháp sử dụng dấu hiệu nhận biết tứ giác nội tiếp

Chứng minh cặp cạnh tỷ lệ: Phương pháp sử dụng tam giác đồng dạng hoặc định lý Talet.

Chứng minh ba điểm thẳng hàng, ba đường thẳng đồng quy: Không có phương pháp cố định, sử dụng kỹ năng hình thành trong quá trình ôn thi vào 10 để giải quyết bài toán.

Bất đẳng thức, cực trị hình học: Sử dụng bất đẳng thức trong tam giác, bất đẳng thức Cosy vào bài toán.

5. Câu bất đẳng thức, giải phương trình hệ phương trình nâng cao trong đề thi vào lớp 10 môn toán

Trong đề thi vào 10 đây là câu hỏi 0.5 điểm phân loại học sinh, thường vào các dạng bài tập liên quan tới bất đẳng thức, giải phương trình bằng phương pháp đánh giá. Để làm được câu hỏi này đòi hỏi học sinh phải thành thạo việc sử dụng các bất đẳng thức phụ, kỹ năng biến đổi đại số, có thời gian ôn luyện, tiếp xúc với các dạng bài tập này.

Đề Ôn Thi Vào Lớp 10 Môn Toán

6. Một vài lưu ý với các dạng toán lớp 9 luyện thi vào 10

– Đọc kỹ yêu cầu đề bài, đề bài rất ngắn gọn nhưng cũng cần đọc kỹ để hiểu và phân tích được câu hỏi

– Các em cần chú ý những câu dễ phải làm tốt, không được để bị trừ điểm.

– Với những học sinh có lực học khá giỏi cần làm thêm các câu hỏi phân loại học sinh, đây là những câu bức phá điểm số so với phần còn lại.

– Câu cuối bài hình và câu số 5 là câu khó nhất vì vậy cần đảm bảo tất cả các câu hỏi khác đã làm trọn vẹn. Chú ý nếu trừ điểm thì sẽ trừ theo nấc 0.25 điểm một lần, vì vậy nếu các em bị trừ 2 lần nó sẽ bằng điểm câu số 5

Đây là toàn bộ những chia sẻ mà Edusmart muốn gửi tới các em học sinh lớp 9 đang ôn thi vào 10. Mong rằng bài viết này sẽ giúp các bạn có một kế hoạch luyện thi vào 10 hiệu quả.