- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ 6 – BÀI 1: Vị trí, hình dạng và kích thước của Trái Đất
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ 6 – BÀI 2: Bản đồ. Cách vẽ bản đồ
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ 6 – BÀI 3: Tỉ Lệ Bản Đồ
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ 6 – BÀI 4:Phương Hướng Trên Bản Đồ, Kinh Độ, Vĩ Độ và Tọa Độ Địa Lý
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ 6 – BÀI 5: Kí Hiệu Bản Đồ. Cách Biểu Hiện Địa Hình Trên Bản Đồ
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ 6 – BÀI 7: Sự Vận Động Tự Quay Quanh Trục Của Trái Đất Và Các Hệ Quả
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ 6 – BÀI 8 : Sự Chuyển Động Của Trái Đất Quanh Mặt Trời
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ 6 – BÀI 9: Hiện Tượng Ngày, Đêm Dài Ngắn Theo Mùa
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ 6 – BÀI 10: Cấu Tạo Bên Trong Của Trái Đất
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ 6 – BÀI 11: Thực Hành: Sự Phân Bố Các Lục Địa Và Đại Dương Trên Bề Mặt Trái Đất
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ 6 – BÀI 12: Tác Động Của Nội Lực Và Ngoại lực Trong Việc Hình Thành Địa Hình Bề Mặt Trái Đất
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ 6 – BÀI 13: Địa Hình Bề Mặt Trái Đất
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ 6 – BÀI 14: Địa Hình Bề Mặt Trái Đất (tiếp theo)
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ 6 – BÀI 15: Các Mỏ Khoáng Sản
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ 6 – BÀI 16: Thực Hành : Đọc Bản Đồ (Hoặc Lưới Đồ) Địa Hình Tỉ Lệ Lớn
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ 6 – BÀI 17: Lớp Vỏ Khí
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ 6 – BÀI 18: Thời Tiết, Khí Hậu Và Nhiệt Độ không Khí
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ 6 – BÀI 19: Khí Áp Và Gió Trên Trái Đất
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ 6 – BÀI 20: Hơi Nước Trong Không khí. mưa
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ 6 – BÀI 21: Thực Hành: Phân Tích Biểu Đồ Nhiệt Độ, Lượng Mưa
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ 6 – BÀI 22: Các Đới Khí Hậu Trên Trái Đất
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ 6 – BÀI 23: Sông Và hồ
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ 6 – BÀI 24: Biển Và Đại Dương
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ 6 – BÀI 25: Thực Hành (Tiếp Theo)
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ 6 – BÀI 26: Đất. Các Nhân Tố Hình Thành Đất
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ 6 – BÀI 27: Lớp Vỏ Sinh Vật.Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Phân Bố Thực, Động Vật Trên Trái Đất
Bài 8 : Sự Chuyển Động Của Trái Đất Quanh Mặt Trời
Bài 1 trang 12 Tập bản đồ Địa Lí 6: Quan sát hình 1, em hãy cho biết:
– Hướng chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời (theo chiều thuận hay ngược chiều kim đồng hồ?)
– Nửa cầu Bắc ngả về phía Mặt trời nhiều nhất vào ngày nào?
– Nửa cầu Nam ngả về phía Mặt trời nhiều nhất vào ngày nào?
– Cả hai nửa cầu Bắc và Nam hướng về phía Mặt Trời như nhau vào những ngày nào?
– Từ sau ngày 21 tháng 3 đến trước ngày 23 tháng 9, nửa cầu nào ngả về phía Mặt Trời nhiều hơn? Lúc đó là mùa………….. của nửa cầu……….. và là mùa ………… của nửa cầu……………..
– Từ sau ngày 23 tháng 9 đến trước ngày 21 tháng 3 năm sau, nửa cầu nào ngả về phía Mặt Trời nhiều hơn? Lúc đó là mùa………….. của nửa cầu……….. và là mùa ………… của nửa cầu……………..
Lời giải:
– Hướng chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời: Theo chiều ngược chiều kim đồng hồ.
– Nửa cầu Bắc ngả về phía Mặt trời nhiều nhất vào ngày hạ chí (22/6).
– Nửa cầu Nam ngả về phía Mặt trời nhiều nhất vào ngày đông chí (22/12).
– Cả hai nửa cầu Bắc và Nam hướng về phía Mặt Trời như nhau vào những ngày: xuân phân (21/3) và thu phân (23/9).
– Từ sau ngày 21 tháng 3 đến trước ngày 23 tháng 9, nửa cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời nhiều hơn. Lúc đó là mùa hè của nửa cầu Bắc và là mùa đông của nửa cầu Nam.
– Từ sau ngày 23 tháng 9 đến trước ngày 21 tháng 3 năm sau, nửa cầu Nam ngả về phía Mặt Trời nhiều hơn. Lúc đó là mùa đông của nửa cầu Bắc và là mùa hè của nửa cầu Nam.
Bài 2 trang 12 Tập bản đồ Địa Lí 6: Đánh dấu X vào ô trống thể hiện ý em cho là đúng nhất.
Trong một năm ánh sáng Mặt Trời chiếu:
Vuông góc một lần ở chí tuyến Bắc, một lần ở chí tuyến Nam. | |
Vuông góc 2 lần ở các vĩ tuyến nằm giữa 2 chí tuyến. | |
Không vuông góc với các vĩ tuyến nằm ngoài 2 chí tuyến | |
Tất cả các ý trên |
Lời giải:
Trong một năm ánh sáng Mặt Trời chiếu:
Vuông góc một lần ở chí tuyến Bắc, một lần ở chí tuyến Nam. | |
Vuông góc 2 lần ở các vĩ tuyến nằm giữa 2 chí tuyến. | |
Không vuông góc với các vĩ tuyến nằm ngoài 2 chí tuyến | |
x | Tất cả các ý trên |
Bài 3 trang 13 Tập bản đồ Địa Lí 6: Đánh dấu X vào ô trống thể hiện ý em cho là đúng.
Ngày 21 tháng 3 và ngày 23 tháng 9 là hai ngày
ở hai nửa cầu Bắc và Nam có thời gian chiếu sáng như nhau | |
Ở các vĩ độ đều có góc chiếu sáng như nhau | |
Ở các vĩ độ đều nhận được một lượng nhiệt như nhau | |
Tất cả các ý trên |
Lời giải:
Ngày 21 tháng 3 và ngày 23 tháng 9 là hai ngày
x | ở hai nửa cầu Bắc và Nam có thời gian chiếu sáng như nhau |
Ở các vĩ độ đều có góc chiếu sáng như nhau | |
Ở các vĩ độ đều nhận được một lượng nhiệt như nhau | |
Tất cả các ý trên |
Bài 4 trang 13 Tập bản đồ Địa Lí 6: Đánh dấu X vào ô trống thể hiện ý em cho là đúng.
Ngày 21 tháng 3 và ngày 23 tháng 9 là hai ngày
Mặt Trời chiếu vuông góc ở xích đạo và chí tuyến | |
Hai nửa cầu Bắc và Nam đều hướng về phía Mặt trời như nhau. | |
Cả hai nửa đều nhận được một lượng nhiệt và ánh sáng như nhau | |
Tất cả các ý trên |
Lời giải:
Ngày 21 tháng 3 và ngày 23 tháng 9 là hai ngày
Mặt Trời chiếu vuông góc ở xích đạo và chí tuyến | |
x | Hai nửa cầu Bắc và Nam đều hướng về phía Mặt trời như nhau. |
x | Cả hai nửa đều nhận được một lượng nhiệt và ánh sáng như nhau |
Tất cả các ý trên |