Soạn bài: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (trích Truyện Lục Vân Tiên – Nguyễn Đình Chiểu)

Bố cục:

– Phần 1 (mười bốn câu thơ đầu): Lục Vân Tiên giữa đường gặp chuyện bất bình ra tay cứu giúp.

– Phần 2 (những câu thơ còn lại): Cuộc trò chuyện giữa Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga.

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

Truyện Lục Vân Tiên có kiểu kết cấu ước lệ theo khôn mẫu của truyện truyền thống: người tốt gặp gian truân, bị kẻ xấu hãm hại nhưng được phù trợ và cứu giúp, cuối cùng được đền đáp xứng đáng, kẻ xấu bị trừng trị. Đây là loại truyện thể hiện khát vòng cháy bỏng của nhân dân: ở hiền gặp lành, cái thiện chiến thắng cái ác.

Câu 2:

Hình ảnh Lục Vân Tiên trong đoạn trích là một chàng trai nghĩa hiệp, tài giỏi, không chịu nổi cảnh “bất bình”:

- Vân Tiên ghé lại bên đàng,
Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô…
- Vân Tiên tả đột hữu xông
Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang

Hành động đó thể hiện tính cách anh hùng, tài năng và tấm lòng cao thượng của Vân Tiên. Hình ảnh Vân Tiên trong trận đánh được miêu tả theo phong cách văn chương cổ, đó là theo cách so sánh với mẫu hình lí tưởng Triệu Tử Long (Triệu Vân) một mình phá vòng vay của Tào Tháo trong trận Đương Dang (Đương Dương) nổi tiếng.

Thái độ cư xử của Vân Tiên với Kiều Nguyệt Nga sau khi đánh cướp cũng thể hiện rõ bản chất của con người hào hiệp, trọng nghĩa khinh tài, từ tâm, nhân hậu. Tuy có màu sắc của lễ giáo phong kiến (Khoa khoan ngồi đó chớ ra – Nàng là phận gái, ta là phận trai) nhưng đoạn thơ vẫn thể hiện đức tính khiêm nhường đáng quí của chàng.

Câu 3:

Là người chịu ơn, trong đoạn truyện này, Kiều Nguyệt Nga cũng đã bộc lộ những nét đẹp trong tâm hồn. Qua lời lẽ nàng giãi bày với Lục Vân Tiên, có thể thấy nàng là một cô gái khuê các, thùy mị, nết na, có học thức, cách xưng hô “quân tử”, “tiện thiếp” khiêm nhường; cách nói văn vẻ, dịu dàng, mực thước, cách trình bày vấn đề rõ ràng, khúc chiết vừa đáp ứng đầy đủ những điều thăm hỏi ân cần của Lục Vân Tiên, vừa thể hiện chân thành niềm cảm kích, xúc động của mình.

  Trước xe quân tử tạm ngồi 
Xin cho tiện thiếp lạy rồi sẽ thưa.

Nàng là người chịu ơn cứu mạng, Vân Tiên đã cứu cả cuộc đời trong trắng của nàng. Nàng rất áy náy, băn khoăn tìm cách trả ơn. Bởi thế cuối cùng nàng đã tự nguyện gắn bó cuộc đời với chàng trai khẳng khái hào hiệp đó và đã giám liều mình để giữ trọn ân tình thủy chung với chàng. Nét đẹp đó của Kiều Nguyệt Nga khiến người đọc cảm mến.

Câu 4:

Truyện Lục Vân Tiên ban được Nguyễn Đình Chiểu sáng tác và truyền miệng qua các môn đệ, dưới hình thức “kể thơ”, tác giả trực tiếp thể hiện tình cảm của mình đối với nhân vật, do đó có tính dân gian đậm nét.

Ngôn ngữ thể hiện trong đoạn trích là ngôn ngữ bình dân, giản dị, gần với lời ăn tiếng nói của người dân Nam Bộ, rất tự nhiên cho nên nó có sức sống lâu bền trong đời sống.

Câu 5:

Ngôn ngữ tác giả mộc mạc, bình dị, gần với lời nói thông thường, mang màu sắc địa phương Nam Bộ. Nó có phần thiếu trau chuốt, uyển chuyển nhưng lại phù hợp với ngôn ngữ kể, rất tự nhiên, dễ đi vào quần chúng. Ngôn ngữ đa dạng, phù hợ với diễn biến trình tự tính cách nhân vật.

Luyện tập

Câu hỏi (trang 116 SGK): Sắc thái riêng từng lời thoại của mỗi nhân vật trong đọn trích (Phong Lai, Vân Tiên, Nguyệt Nga).

+ Phong Lai: Giọng ngang tàng, hống hách, kiêu căng.

+ Vân Tiên:

→ Khi nói chuyện với Phong Lai: Cương quyết.

→ Khi nói chuyện với chủ tớ Kiều Nguyệt Nga: quan tâm, nhã nhặn, giữ khoảng cách.

+ Kiều Nguyệt Nga: giọng cảm kích, biết ơn, chân thành, nhẹ nhàng, đầy thiện cảm khi nói chuyện với Lục Vân Tiên.

Ý nghĩa – Nhận xét

– Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của các nhân vật: Lục Vân Tiên – tài ba, dũng cảm, trọng nghĩa khinh tài, Kiều Nguyệt Nga – hiền hậu, nết na, ân tình. Từ đó thấy được khát vọng hành đạo giúp đời của tác giả.

– Bên cạnh đó, học sinh biết phân tích một nhân vật văn học thông qua ngôn ngữ, cử chỉ.