Soạn bài: Kiểm tra về truyện

Câu 1 (trang 155 sgk Ngữ Văn 9 tập 2)

Tác phẩm Tác giả Hoàn cảnh Thể loại Nội dung
Làng Kim Lân 1948 trong thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp Truyện ngắn Tình yêu làng gắn bó mật thiết với tình yêu nước và tinh thần kháng chiến ở nhân vật ông Hai
Lặng lẽ Sa Pa Nguyễn Thành Long 1970
Là kết quả chuyến đi thực tế lên Lào Cai của tác giả
Truyện ngắn Hình ảnh người lao động bình thường mà tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh núi cao Khẳng định vẻ đẹp của con người lao động và ý nghĩa của những công việc đó
Bến quê Nguyễn Minh Châu 1985 Truyện ngắn Những suy ngẫm và xúc cảm của nhân vật Nhĩ lúc cuối đời trên giường bệnh, truyện thức tỉnh mọi người ở sự trân trọng giá trị sống gần gũi thân thuộc
Những ngôi sao xa xôi Lê Minh Khuê 1971 Truyện ngắn Cuộc sống, cuộc chiến đấu dũng cảm của ba cô gái thanh niên xung phong trên cao điểm tuyến đường Trường Sơn trong những năm chống Mỹ cứu nước

Câu 2 (trang 155 sgk Ngữ Văn 9 tập 2)

Tóm tắt truyện Làng

Câu chuyện kể về ông Hai người làng Chợ Dầu, theo đường lối kháng chiến của Đảng nên ông tản cư. Ông thường xuyên khoe về làng chợ Dầu cảu mình nhưng rồi một ngày ông nghe tin làng chợ Dầu theo giặc. Xấu hổ, tủi nhục ông quyết định “làng yêu thì yêu thật, nhưng làng theo giặc thì phải thù”. Một hôm có ông chủ tịch xã dưới lên chơi cải chính tin làng ông theo giặc. Ông Hai lại sung sướng múa tay khoe khắp làng rằng nhà ông đã bị đốt cháy.

Tóm tắt truyện Lặng lẽ Sa Pa

Xe tới chân đỉnh Yên Sơn, bác lái xe dừng lại, giới thiệu với ông họa sĩ và cô kĩ sư trẻ một anh thanh niên làm công tác khí tượng và vật lí địa cầu sống trên đỉnh Yên Sơn. Trong cuộc gặp gỡ 30 phút ngắn ngủi, anh thanh niên kể về công việc của mình và những người đồng nghiệp thầm lặng như anh. Anh đã bộc lộ những suy nghĩ đúng đắn về công việc và cuộc đời. Khi ông họa sĩ định vẽ anh, anh giới thiệu những người khác mà anh cho là đáng vẽ hơn như ông kĩ sư vườn rau, nhà nghiên cứu sét. Điều khám phá được ở thanh niên làm cho người khác vô cùng xúc động. Khi họ trở về, anh còn tặng cô gái một bố hoa và tặng bác già một làn trứng ăn đường.

Câu 3 (trang 155 sgk Ngữ Văn 9 tập 2)

* Phân tích nhân vật Ông Hai trong truyện ngắn Làng

– Trước khi nghe tin dữ: ở nơi tản cư, tình yêu của ông Hai hòa nhập với tình yêu nước

– Khi được nói chuyện về làng, ông vui náo nức tới lạ thường “Hai con mắt ông sáng hắt lên, cái mặt biến chuyển hoạt động”

– Ông quan tâm đến tình hình chính trị thế giới

Khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc

+ Khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc, cổ ông lão nghẹ ắng lại, da mặt tê rân rân ông lão lặng đi tưởng như đến không thở được

– Nỗi tủi hổ khiến ông không dám ló mặt ra ngoài. Lúc nà nơm nớp hễ thấy đám đông nào được tụ tập nhắc tới “Việt gian”, “Cam nhông”

→ Tác giả diễn tả rất cụ thể nỗi ám ảnh nặng nề diễn biến thành sự sợ hãi, thường xuyên trong ông Hai cùng với nỗi đau xót, tủi hổ của ông trước cái tin làng mình theo giặc

+ Cuộc xung đột nội tâm gay gắt, tình yêu làng nước đã rộng lớn hơn bao trùm lên tình cảm làng quê

+ Ông Hai vẫn không thể dứt bỏ tình cảm với làng quê vì thế mà càng đau xót, tủi hổ

+ Khi ông biết mụ chủ nhà biết chuyện có ý muốn đuổi khéo thì ông rơi vào trạng thái bế hoàn toàn.

+ Đau khổ, ông không biết tâm sự cùng ai ngoài đứa con bé bỏng, qua đó khẳng định nỗi lòng sâu xa, bền chặt, chân thành của ông Hai

– Khi tin đồn được cải chính

+ Thái độ của ông thay đổi hẳn mặt buồn thiu bỗng sáng hẳn, rạng rỡ hẳn lên

+ Ông chạy khắp nơi nhà mình giặc đốt, chuyện ông chủ tịch xã lên cải chính

* Nghệ thuật xây dựng nhân vật

– Truyện khắc họa thành công nhân vật ông Hai, một người nông dân yêu làng, yêu nước tha thiết

+ Đặc biệt, việc đặt nhân vật vào tình huống cụ thể góp phần thể hiện tính cách, diễn biến tâm trạng nhân vật

+ Ngôn ngữ linh hoạt, đối thoại, độc thoại

Câu 4 (trang 155 sgk Ngữ Văn 9 tập 2)

Vẻ đẹp của thiên nhiên trong truyện ngắn Bến Quê- Nguyễn Minh Châu

+ Vào buổi sáng đầu thu, quanh khung cửa sổ Nhĩ đã nhận ra vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên nơi quê hương

+ Những bông hoa bằng lăng cuối mùa đậm sắc hơn

+ Vòm trời thu như cao xanh hơn

+ Đặc biệt là vẻ đẹp trù phú, tràn đầy sức sống của bãi bồi “màu vàng thau pha lẫn màu xanh non”

+ Mỗi cảnh vật thiên nhiên đều mang một nét đẹp riêng rất đỗi quen thuộc, bình dị

→ Nhĩ xúc động trước vẻ đẹp bình dị, thân thương của quê hương

– Cảnh thiên nhiên bình dị, trong lành, thân thuộc

Các bài soạn văn lớp 9 hay khác: