Bài 21: Thực Hành: Phân Tích Biểu Đồ Nhiệt Độ, Lượng Mưa

Bài 1 trang 30 Tập bản đồ Địa Lí 6: Vẽ và phân tích biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa của Hà Nội

a, Yêu cầu

– Xây dựng biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa của Hà Nội

– Phân tích biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa

b, Hướng dẫn cách tiến hành:

Bước 1: Lập một hệ trục:

OX thể hiện lượng mưa, 1cm ứng với 50mm lượng mưa

O’X’ thê rhieenj nhiệt độ, 1cm ứng với 5oC

Trục ngang biểu hiện các tháng, 1cm ứng với 1 tháng

Bước 2: Thể hiện lượng mưa bằng biểu đồ hình cột, nhiệt độ bằng đường biểu diễn.Bảng số liệu nhiệt độ, lượng mưa trong năm ở Hà Nội

Giải tập bản đồ và bài tập thực hành Địa Lí 6

Bước 3: Ghi tên biểu đồ và ghi các chú thích vào biểu đồ đã vẽ

– Sau khi hoàn thành biểu đồ, em hãy cho biết những yếu tố nào được thể hiện trên biểu đồ? Trong thời gian là bao nhiêu tháng?

– Yếu tố nào trên biểu đồ được thể hiện theo đường?

– Yếu tố nào trên biểu đồ được biểu hiện bằng biểu đồ hình cột?

– Trục dọc bên phải dùng để tính các đại lượng của yếu tố nào?

– Trục dọc bên trái dùng để tính các đại lượng của yếu tố nào?

– Đơn vị để tính nhiệt độ là…………… Đơn vị để tính lượng mưa là…………….

– Nhiệt độ cao nhất:…………….. vào tháng………… Nhiệt độ thấp nhất:………….. vào tháng………………. Chênh lệch nhiệt độ giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất:…………………………….

– Lượng mưa cao nhất:…………….. vào tháng………… Lượng mưa thấp nhất:………….. vào tháng………………. Chênh lệch lượng mưa giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất:…………………………….

Lời giải:

Giải tập bản đồ và bài tập thực hành Địa Lí 6

Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa trong năm của Hà Nội

– Những yếu tố được thể hiện trên biểu đồ gồm nhiệt độ và lượng mưa, trong thời gian 12 tháng.

– Yếu tố trên biểu đồ được thể hiện theo đường là yếu tố nhiệt độ.

– Yếu tố trên biểu đồ được biểu hiện bằng biểu đồ hình cột là yếu tố lượng mưa.

– Trục dọc bên phải dùng để tính các đại lượng của yếu tố nhiệt độ.

– Trục dọc bên trái dùng để tính các đại lượng của yếu tố lượng mưa.

– Đơn vị để tính nhiệt độ là oC. Đơn vị để tính lượng mưa là mm.

– Nhiệt độ cao nhất: 28,9oC vào tháng VII. Nhiệt độ thấp nhất: 16,4oC vào tháng I. Chênh lệch nhiệt độ giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất: 12,5oC

– Lượng mưa cao nhất: 335mm vào tháng VIII. Lượng mưa thấp nhất: 23mmvào tháng I. Chênh lệch lượng mưa giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất: 312mm.

Tham khảo các bài giải Tập bản đồ lớp 6:

Bài 2 trang 31 Tập bản đồ Địa Lí 6: Quan sát biểu đồ thể hiện nhiệt độ, lượng mưa của địa điểm A, B và trả lời các câu hỏi sau:

a, Địa điểm A

Nhiệt độ cao nhất khoảng…………………., nhiệt độ thấp nhất khoảng…………….. Trong năm có bao nhiêu tháng không có mưa……………., đó là các tháng………….. Địa điểm A nằm ở nửa cầu…………… của Trái Đất, vì nhiệt độ tháng thấp nhất là tháng……………..

b, Địa điểm B

Nhiệt độ cao nhất khoảng…………………., nhiệt độ thấp nhất khoảng…………….. Trong năm có bao nhiêu tháng không có mưa……………., đó là các tháng………….. Địa điểm A nằm ở nửa cầu…………… của Trái Đất, vì nhiệt độ tháng thấp nhất là tháng……………..

Lời giải:

a, Địa điểm A

Nhiệt độ cao nhất khoảng 30,5oC, nhiệt độ thấp nhất khoảng 22oC. Trong năm có 6 tháng không có mưa, đó là các tháng XI, XII, I, II, III, IV. Địa điểm A nằm ở nửa cầu Bắc của Trái Đất, vì nhiệt độ tháng thấp nhất là tháng I.

b, Địa điểm B

Nhiệt độ cao nhất khoảng 20,5oC, nhiệt độ thấp nhất khoảng 10oC Trong năm không có tháng nào không có mưa. Địa điểm A nằm ở nửa cầu Nam của Trái Đất, vì nhiệt độ tháng thấp nhất là tháng VII.