Đề bài: Dàn ý Phân tích nhân vật Tấm trong truyện cổ tích Tấm Cám

Dàn ý

I. Mở bài

– Giới thiệu về truyện cổ tích Tấm Cám: Là truyện cổ tích tiêu biểu và hấp dẫn của truyện cổ tích Việt Nam

– Khát quát về nhân vật Tấm: Là nhân vật trung tâm của truyện, có số phận bất hạnh. Tấm có sự trưởng thành, phát triển về nhận thức và hành động trong quá trình chiến đấu với cái ác để giành và giữ lấy hạnh phúc.

II. Thân bài

1. Hoàn cảnh của Tấm.

– Mẹ Tấm chết khi Tấm còn nhỏ

– Cha lấy vợ khác sau đó cũng sớm qua đời. Tấm ở cùng dì ghẻ và em gái cùng cha khác mẹ là Cám.

– Tấm phải làm việc suốt ngày đêm, trăn trâu cắt cỏ, mò cua bắt ốc, xay cám, giã giạo.

→ Là con riêng, lại là phận gái, Tấm phải chịu bao cay đắng, tủi nhục. Hoàn cảnh của Tấm thương tâm, tội nghiệp

– Tấm hiền lành, nết na, chịu khó là hiện thân cho cái thiện. Mẹ con Cám lười biếng, độc ác gây ra bao nỗi bất hạnh cho Tấm, họ là hiện thân cho cái ác.

→ Sống với cái ác, vẻ đẹp của Tấm càng nổi bật. Quá trình chiến đấu với cái ác của Tấm là cuộc đấu tranh để giành và giữa lấy hạnh phúc.

2. Tấm – cô gái hiền lành, yếu đuối, cam chịu.

– Đi bắt tép: Tấm chăm chỉ bắt được đầy giỏ nhưng bị Cám lười biếng lừa lấy hết sạch giỏ tép, cướp lấy phần thưởng.

→ Tấm ngồi khóc và được ông Bụt tặng cho con cá bống

– Đi trăn trâu: Tấm bị mẹ con Cám lừa đi trăn trâu ở cánh đồng xa rồi ở nhà làm thịt cá bống ăn

→ Tấm khóc và bụt hiện lên mách Tấm cho xương cá vào bốn cái lọ chôn vào bốn chân giường.

– Đi xem hội: Tấm bị mẹ con Cám bắt ở nhà nhặt thóc ra thóc, gạo ra gạo, không có quần áo mới

→ Tấm lại khóc, Bụt hiện lên, sai đàn chim sẻ xuống nhặt thóc, cho Tấm quần áo, giày, xe ngựa đi trảy hội. Tấm gặp vua và trở thành hoàng hậu

⇒ Tấm bị mẹ con Cám tước đoạt trắng trợn cả vật chất và tinh thần. Nhưng Tấm chỉ biết cam chịu, bật khóc mỗi lần bị ức hiếp, trà đạp. Tấm luôn trong thế bị động và không có ý thức phản kháng.

⇒ Sự xuất hiện của Bụt là yếu tố kì ảo, là sự hóa thân của nhân dân bênh vực, bảo vệ kẻ yếu, đứng về phía cái thiện

3. Tấm – cô gái mạnh mẽ, quyết liệt chống lại cái ác

– Tấm về ăn giỗ cha: Bị mẹ con Cám lừa trèo lên cây cau rồi chặt gốc cau. Tấm ngã lăn ra chết.

– Tấm hóa thành chim vàng anh hót cho vua nghe, chui vào tay áo vua. Tiếng hót của chim “Giặt áo chồng tao thì giặt cho sạch…chớ phơi bờ rào, rách áo chồng tao” là lời báo hiệu cho sự trở về của Tấm. Mẹ con Cám giết thịt chim vàng anh.

– Tấm hóa thành cây xoan đào tỏa bóng mát cho nhà vua. Mẹ con Cám chặt cây làm khung cửi

– Tấm hóa thành con ác trên khung cửi, trực tiếp tuyên chiến với kẻ thù “Cót ca cót két, lấy tranh chồng chi, chị khoét mắt cho”. Mẹ con Cám sợ hãi đem đốt khung cửi.

– Tấm hóa thành quả thị, hằng ngày bước ra giúp bà hàng nước quét dọn, têm trầu, gặp lại nhà vua và trở về cung làm hoàng hậu.

⇒ Tấm vẫn luôn ở cạnh nhà vua, thực hiện bổn phận của một người vợ.

⇒ Quá trình đấu tranh, phản kháng mạnh mẽ, quyết liệt không khoan nhượng của Tấm. Tấm không còn nhu mì, yếu đuối, chỉ biết khóc khi bị bắt nạt, biết trông cậy vào sự giúp đỡ của Bụt mà đã kiên cường chống lại.

⇒ Những lần hóa thân của Tấm cho thấy sức sống mãnh liệt của cái thiện trước cái ác.

4. Tấm ra tay trừng trị cái ác.

– Tấm trở về cung trong sự ngỡ ngàng và sợ hãi của mẹ con Cám

– Hành động trừng phạt: Cho Cám xuống hố, dội nước sôi cho trắng đẹp cho đến chết. Cho dì ghẻ ăn mắm làm từ thịt con gái, kinh khiếp mà chết

⇒ Hành động trừng phạt này phù hợp với quá trình trưởng thành, đấu tranh của Tấm

⇒ Thể hiện ước mơ của nhân dân về một xã hội công bằng, về quan niệm sống “ở hiền gặp lành, ác giả ác báo”.

5. Nghệ thuật xây dựng nhân vật

– Xây dựng những mẫu thuẫn có sự tăng tiến để thể hiện sự phát triển trong hành động nhân vật

– Xây dựng hai tuyến nhân vật đối lập để khắc họa nhân vật

– Sử dụng các yếu thần kì.

III. Kết bài

– Khái quát nội dung và nghệ thuật xây dựng nhân vật

– Mở rộng: Tấm là hiện thân của cái đẹp và cái thiện. Hình tượng cô tấm nết na, thùy mị, hiền lành từng là biểu tượng cho vẻ đẹp người phụ nữa Việt Nam với những ví von “Hiền như Tấm”, “Cô Tấm Làng Mai”.