Đề bài: Cảm nhận đoạn trích Uy-lít-xơ trở về của Hô-me-rơ

Bài làm

Hô-me-rơ, nhà thơ mù của Hi Lạp sống vào thế kỷ IX và XIII trước Công nguyên. Ông sinh trưởng trong một gia đình nghèo bên kia sông Mê-lét. Hai bộ sử thi đồ sộ I-li-at và Ô-đi-xê là những cống hiến của ông cho văn học.

Tác phẩm ra đời vào thời kì người Hi Lạp mở rộng địa bàn hoạt động ra biển cả. Trong sự nghiệp khám phá và chinh phục thế giới bao la và bí hiểm đó. Con người ngoài lòng dũng cảm đòi hỏi phải có những phẩm chất cần thiết như thông minh, tỉnh táo, mưu chước, khôn ngoan. Hình tượng Uy-lít-xơ chính là lí tưởng hoá sức mạnh của trí tuệ của người Hi Lạp.

Mặt khác ô-đi-xê ra đời khi người Hi Lạp sắp bước vào ngưỡng cửa của chế độ chiếm hữu nô lệ. Từ đây con người giã từ chế độ công xã thị tộc để thay vào đó tổ chức gia đình. Hôn nhân một vợ chồng xuất hiện. Nó đòi hỏi tình cảm quê hương, gia đình gắn bó, thuỷ chung. Hô-mê-rơ là một thiên tài dự đoán cho thời đại ông. Cả hai ý tưởng trí tuệ và tình yêu chung thuỷ được thể hiện trong đoạn trích Uy-lít- xơ trở về.

Trí tuệ và tình yêu của Uy- ỉít-xơ và Pê-nê-lốp biểu tượng những phẩm chất cao đẹp của người cô đại Hy Lạp khát khao vươn tới qua lối mưu tả râm lý, lối so sánh, giọng điệu kể chuyện.

Ô-đi-xê kể lại cuộc hành trình về quê Uy-lít-xơ sau khi hạ thành Tơ-roa. Tác phẩm gồm 12110 câu thơ chia làm 24 khúc ca. Câu chuyện bắt đầu từ thời điểm Uy-lít-xơ đang bị nữ thần Ca-lip-xô dâng linh đan để chàng trường sinh bất tử cùng chung sống với nàng. Các thần cầu xin Dớt. Thần Dớt lệnh cho Ca-lip-xô phải để chàng đi. Uy-lít-xơ gặp bão, thần biển trả thù Uy-lít-xơ vì chàng đã đâm thủng mắt Xi-clôp- đứa con trai của thần, Uy-lít-xơ may mắn dạt vào xứ sở của An-ki-nô-ôt. Biết chàng là ngời đã làm nên chiến công thành Tơ-roa. Nhà vua yêu cầu chàng kể lại cuộc hành trình từ ca khúc I tới ca khúc XII. Được nhà vua An-ki-nô-ốp giúp đỡ, Uy-lít-xơ đã trở về quê hương. Lúc đó Pê-nê-lốp – vợ của chàng tại quê nhà phải đối mặt với 108 tên vương tôn công tử đến cầu hôn. Uy-lít-xơ cùng con trai và đám gia nhân trung thành lập mưu trừng trị bọn chúng, gia đình Uy-lít-xơ được xum họp một nhà.

Đoạn trích thuộc khúc ca XVIII trong Ô-đi-xê. Trước đoạn trích này là Uy-lít-xơ giả vờ làm người hành khất vào được ngôi nhà của mình và kể cho Pê-nê-lốp nghe những câu chuyện về vợ chồng nàng mà anh ta biết. Pê-nê-lốp tổ chức thi bắn. Dựa vào đó hai cha con Uy-lít-xơ đã tiêu diệt 108 vương tôn công tử láo xược và những gia nhân không trung thành. Đoạn trích này bắt đầu từ đó.

Qua đoạn trích, tác giả đã khắc hoạ vẻ đẹp tâm hồn và trí tuệ của Pê-nê-lốp và của Uy-lít-xơ.

Tâm trạng của Uy-lít-xơ khi gặp lại vợ và gia đình: chàng vừa mừng rỡ, hồi hộp, vui sướng, nhưng vẫn rất bình tĩnh, sáng suốt. Chàng đóng vai người hành khất, bình tĩnh lập mưu kế cùng cậu con trai là Tê-lê-mác giết chết bọn cầu hốn láo xược và những giai nhân phản bội. Khi gặp lại vợ, chàng vẫn bình tĩnh, cố kiên nhẫn chờ Pê-nê-lốp nhận ra mình. Cái mỉm cười của Uy-lít-xơ “Nghe nàng nói vậy, Uy-lít- xơ cao quý và nhẫn nại mỉm cười”… cho thấy trí tuệ và nhân phẩm cao quý của chàng.

Tâm trạng “rất đỗi phân vân” của nàng thể hiện ở dáng điệu, cử chỉ, sự lúng túng tìm cách ứng xử: “Không biết nên đứng xa hỏi chuyện người chồng yêu quýcủa mình hay nên lại gần ôm lấy đầu, cầm lấy tay mà hôn”. Nàng dò xét, suy nghĩ, tính toán mông lung nhưng cũng không giấu được sự bàng hoàng xúc động khôn cùng: “Ngồi lặng thinh trên ghế hồi lâu, lòng sửng sốt, khi thì đăm đăm âu yếm nhìn chồng, khi lại không nhận ra chồng dưới bộ áo quần rách mướp”.

Việc chọn cách thử “bí mật của chiếc giường” cho thấy Pê-nê-lốp là con người trí tuệ, thông minh và tỉnh táo biết kìm nén tình cảm của mình. Bên cạnh sự thông minh, tỉnh táo là sự thận trọng của nàng. Điều đó rất phù hợp với hoàn cảnh của nàng lúc này. Pê-nê-lốp là người tỉnh táo mà tế nhị, kiên quyết mà thận trọng, trí tuệ mà rất giàu tình cảm, phẩm chất cao thượng.

Cách kể chuyện của Hô-me-rơ qua đoạn trích tạo hiệu quả bất ngờ và xúc động làm nổi bật phẩm chất của Pê-nê-lốp và Uy-lít-xơ.

Biện pháp nghệ thuật thường được sử dụng trong đoạn trích là tương phản, tạo kịch tính, gây bất ngờ…

Trong đoạn cuối, biện pháp nghệ thuật được sử dụng thành công là so sánh: Hình ảnh “mặt đất” và “người đi biển” nói lên tâm trạng khao khát đến tuyệt vọng, nhưng cũng mừng vui khôn xiết của nàng Pê-nê-lốp khi gặp lại người chồng yêu dấu sau hai mươi năm vì chiến tranh và lưu lạc.

Tâm trạng của Pê-nê-lốp khi gặp lại chồng được so sánh với người đi biển bị đắm tàu, trong cơn tuyệt vọng bỗng nhận ra đất liền.