Trắc nghiệm đo độ dài tiếp theo vật lý 6 bài 2

Bài 1: Khi đo độ dài một vật, người ta chọn thước đo – Trắc nghiệm đo độ dài

Trắc nghiệm đo độ dài

A. Có GHĐ lớn hơn chiều dài cần đo và có ĐCNN thích hợp.

B. Có GHĐ lớn hơn chiều dài cần đo và không cần để ý đến ĐCNN của thước.

C. Thước đo nào cũng được.

D. Có GHĐ nhỏ hơn chiều dài cần đo vì có thể đo nhiều lần.

Khi đo độ dài một vật, người ta chọn thước đo có GHĐ lớn hơn chiều dài cần đo và có ĐCNN thích hợp.

⇒ Đáp án A

Bài 2: Cho các bước đo độ dài gồm:

(1) Đặt thước đo và mắt nhìn đúng cách.

(2) Ước lượng độ dài cần đo để chọn thước đo thích hợp.

(3) Đọc, ghi kết quả đo đúng quy định.

Thứ tự đúng các bước thực hiện để đo độ dài là:

A. (1), (2), (3)      B. (3), (2), (1)

C. (2), (1), (3)      D. (2), (3), (1)

Thứ tự đúng các bước thực hiện để đo độ dài là:

– Ước lượng độ dài cần đo để chọn thước đo thích hợp.

– Đặt thước đo và mắt nhìn đúng cách.

– Đọc, ghi kết quả đo đúng quy định.

⇒ Đáp án C

Bài 3: Nguyên nhân gây ra sai số khi đo chiều dài của một vật là -Trắc nghiệm đo độ dài

A. Đặt thước không song song và cách xa vật.

B. Đặt mắt nhìn lệch.

C. Một đầu của vật không đặt đúng vạch số 0 của thước.

D. Cả 3 nguyên nhân trên

Nguyên nhân gây ra sai số khi đo chiều dài của một vật là

– Chọn dụng cụ đo có GHĐ và ĐCNN không phù hợp.

– Đặt thước không song song và cách xa vật.

– Đặt mắt nhìn lệch.

– Một đầu của vật không đặt đúng vạch số 0 của thước.

⇒ Đáp án D

Bài 4: Một bạn dùng thước đo độ dài có ĐCNN là 1mm để đo độ dài bảng đen. Trong các cách ghi kết quả dưới đây, cách ghi nào là đúng?

A. 2000 mm      B. 200 cm

C. 20 dm      D. 2 m

Nếu dùng thước đo có ĐCNN là 1mm để đo, cách ghi kết quả đúng là 2000 mm.

⇒ Đáp án A

Bài 5: Khi đo chiều dài của một vật, cách đặt thước đúng là:

A. Đặt thước dọc theo chiều dài vật, một đầu nằm ngang bằng với vạch 0.

B. Đặt thước dọc theo chiều dài của vật.

C. Đặt thước vuông góc với chiều dài của vật.

D. Các phương án trên đều sai.

Khi đo chiều dài của một vật, cách đặt thước đúng là đặt thước dọc theo chiều dài vật, một đầu nằm ngang bằng với vạch 0.

⇒ Đáp án A

Bài 6: Một bạn dùng thước đo diện tích tờ giấy hình vuông và ghi kết quả: 106 cm2. Bạn ấy đã dùng thước đo có ĐCNN là

A. 1 cm      B. 5 mm

C. lớn hơn 1 cm      D. nhỏ hơn 1 cm

Diện tích hình vuông: S = a2 = 106 cm2

Vậy cạnh a > 10 cm và a < 11 cm nên bạn đó đã dùng thước có ĐCNN nhỏ hơn 1 cm

⇒ Đáp án D

Bài 7: Kết quả đo chiều dài và chiều rộng của một tờ giấy được ghi là 29,5 cm và 21,2 cm. Thước đo đã dùng có độ chia nhỏ nhất là

A. 0,1 cm      B. 0,2 cm

C. 0,5 cm      D. 0,1 mm

Để đo được hai kết quả trên, thước đo đã dùng có ĐCNN là 0,1 cm

⇒ Đáp án A

Bài 8: Để đo chiều dài của một vật (lớn hơn 30 cm, nhỏ hơn 50 cm) nên chọn thước nào trong các thước sau đây là phù hợp nhất?

A. Thước có GHĐ 20 cm và ĐCNN 1 mm.

B. Thước có GHĐ 50 cm và ĐCNN 1 cm.

C. Thước có GHĐ 50 cm và ĐCNN 1 mm.

D. Thước có GHĐ 1 m và ĐCNN cm.

Nên chọn thước có GHĐ lớn hơn hoặc bằng 50 cm và có ĐCNN bằng 1 mm

⇒ Đáp án C

Bài 9: Để đo số đo cơ thể của khách may quần áo, người thợ may nên dùng thước đo nào dưới đây để có độ chính xác nhất?

A. Thước thẳng có GHĐ 1 m, ĐCNN 1 cm.

B. Thước thẳng có GHĐ 1 m, ĐCNN 1 mm.

C. Thước dây có GHĐ 1 m, ĐCNN 1 cm.

D. Thước dây có GHĐ 1 m, ĐCNN 1 mm.

– Số đo cơ thể của khách may quần áo có nhiều phần như vai, bụng, hông… là những độ dài cong nên không thể dung thước thẳng được mà phải dùng thước dây.

– Có hai thước dây có GHĐ 1m, chọn thước dây có ĐCNN càng nhỏ thì sai số càng ít.

⇒ Đáp án D.

Bài 10: Chiều dài của chiếc bút chì ở hình vẽ bằng:

bài tập đo độ dài

A. 6,6 cm      B. 6,5 cm

C. 6,8 cm      D. 6,4 cm