Tóm tắt Giờ Trái Đất hay, ngắn nhất (8 mẫu) – Cánh diều

Tóm tắt Giờ Trái Đất – Ngữ văn lớp 6

Tóm tắt tác phẩm Giờ Trái Đất – Mẫu 1

“Giờ Trái Đất” đã cung cấp đầy đủ thông tin về nguyên nhân, sự hình thành và phát triển của chiến dịch này. Các quốc gia trên thế giới tắt đèn trong vòng một giờ đồng hồ để biểu thị tinh thần chống biến đổi khí hậu. Các thông tin trong bài được sắp xếp theo trật tự thời gian. Văn bản sử dụng kết hợp giữa ngôn ngữ và hình ảnh cùng các kiểu chữ khác nhau làm cho văn bản trở nên sinh động hơn, nhấn mạnh được những thông tin, thông điệp quan trọng của văn bản: Góp phần thay đổi nhận thức, thói quen sử dụng năng lượng của người dân, nhằm bảo vệ môi trường nói chung.

Tóm tắt tác phẩm Giờ Trái Đất – Mẫu 2

Vào năm 2004, Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế của Ô-xtrây-li-a tìm kiếm phương pháp truyền thông hi vọng mỗi cá nhân đều có trách nhiệm với Trái Đất. Năm 2005, ý tưởng tắt điện được xây dựng. Năm 2006, nhà quảng cáo Lê-ô Bớc-nét Xít-ni kêu gọi tối thứ 7 cuối cùng tháng 3 hàng năm tắt điện một tiếng. Vào ngày 31-3-2007, lễ khai mạc sự kiện Giờ Trái Đất được tổ chức tại Xít-ni. Năm 2008, thu hút 371 thành phố và thị trấn. Năm 2009, thu hút sự tham gia của hàng trăm triệu người trong đó có Việt Nam.

Tóm tắt tác phẩm Giờ Trái Đất – Mẫu 3

Văn bản thuật lại quá trình từ hình thành cho đến phát triển của chiến dịch “Giờ Trái Đất” trên thế giới mà khởi đầu là Australia. Năm 2005 Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế Australia cùng công ty Lê-ô Boc-net Xít-ni bắt đầu xây dựng ý tưởng dự án  “Tiếng tắt lớn”. Năm 2006 Nhà quảng cáo Lê-ô Boc- net đặt tên chiến dịch “Giờ Trái Đất” vào tối thứ 7 cuối cùng của tháng 3 hàng năm. Ngày 31-3-2007 Lễ khai mạc sự kiện giờ trái đất được tổ chức tại Xit-ni, Ôxtrâylia gồm 2,3 triệu người dân và 2100 doanh nghiệp tham gia. Ngày 29-3-2008 Mở rộng chiến dịch ở 371 thành phố, thị trấn, hơn 35 quốc gia, 50 triệu người. Năm 2009 Hơn 4000 thành phố, 88 quốc gia trên thế giới tham gia tắt đèn trong 1 giờ đồng hồ. Cuối năm 2009 Giờ trái đất với sự tham gia của 192 nước trong đó Việt Nam cũng chính thức bắt đầu tham gia chiến dịch này

Tóm tắt Giờ Trái Đất hay, ngắn nhất (8 mẫu) - Cánh diều

Tóm tắt tác phẩm Giờ Trái Đất – Mẫu 4

Văn bản “Giờ Trái Đất” giúp mọi người hiểu rõ về giờ trái đất và và hưởng ứng ngày này hơn. Vào năm 2004, Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế Australia tìm kiếm phương pháp truyền thông mới để đưa vấn đề biến đổi khí hậu vào hoạt động tuyên truyền. Sang năm 2005, Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế Australia  cùng công ty Lê-ô Bowc-net Xít-ni bắt đầy xây dựng ý tưởng dự án ” Tiếng tắt lớn”. Đến năm 2006, nhà quảng cáo Lê-ô Boc- net đặt tên chiến dịch” giờ trái đất” vào tối thứ 7 cuối cùng của tháng 3 hàng năm. Ngày 31-3-2007, lễ khai mạc sự kiện giờ trái đất được tổ chức tại Xit-ni, Ô-xtraylia gồm 2,3 triệu người dân và 2100 doanh nghiệp tham gia. Ngày 29-3-2008, mở rộng chiến dịch ở 371 thành phố, thị trấn, hơn 35 quốc gia, 50 triệu người. Năm 2009, hơn 4000 thành phố, 88 quốc gia trên thế giới tham gia tắt đèn trong 1 giờ đồng hồ. Cuối 2009, giờ trái đất triển khai với sự tham gia của 192 nước trong đó có Việt Nam.

Tóm tắt tác phẩm Giờ Trái Đất – Mẫu 5

Văn bản đưa ra thông điệp ý nghĩa về giờ trái đất và sự ý thức sâu sắc của người dân toàn thế giới về việc làm của nhân loại đối với sự an toàn và hiệu quả của nguồn năng lượng trên toàn thế giới

Tóm tắt tác phẩm Giờ Trái Đất – Mẫu 6

Năm 2004, Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế của Ô-xtrây-li-a tìm kiếm phương pháp truyền thông hy vọng mỗi cá nhân đều có trách nhiệm với Trái Đất. Sang năm 2005, Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế của Ô-xtrây-li-a và Công ti Lê-ô Bớc-nét Xít-ni xây dựng ý tưởng tắt điện được xây dựng gọi là “Tiếng tắt lớn”. Năm 2006, nhà quảng cáo Lê-ô Bớc-nét đặt tên cho chiến dịch là “Giờ Trái Đất”, đồng thời kêu gọi tối thứ 7 cuối cùng tháng 3 hàng năm tắt điện một tiếng. Vào ngày 31-3-2007, lễ khai mạc sự kiện Giờ Trái Đất được tổ chức tại Xít-ni (Ô-xtrây-li-a). Năm 2008, chiến dịch đã mở rộng tổ chức ở 371 thành phố và thị trấn. Năm 2009, thu hút sự tham gia của hàng trăm triệu người trong đó có Việt Nam.

Tóm tắt tác phẩm Giờ Trái Đất – Mẫu 7

Năm 2004, Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế của Ô-xtrây-li-a tìm kiếm phương pháp để mỗi cá nhân đều có trách nhiệm với Trái Đất. Năm 2005, Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế của Ô-xtrây-li-a và Công ti Lê-ô Bớc-nét Xít-ni xây dựng ý tưởng tắt điện được xây dựng gọi là “Tiếng tắt lớn”. Năm 2006, nhà quảng cáo Lê-ô Bớc-nét đặt tên cho chiến dịch là “Giờ Trái Đất”, đồng thời kêu gọi tối thứ 7 cuối cùng tháng 3 hàng năm tắt điện một tiếng. Ngày 31-3-2007, lễ khai mạc sự kiện Giờ Trái Đất được tổ chức tại Xít-ni (Ô-xtrây-li-a). Năm 2008, chiến dịch được tổ chức ở 371 thành phố và thị trấn. Năm 2009, chiến dịch thu hút sự tham gia của hàng trăm triệu người trong đó có Việt Nam.

Tóm tắt tác phẩm Giờ Trái Đất – Mẫu 8

Năm 2004, Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế Ô-xtrây-li-a tìm kiếm phương pháp truyền thông mới để từ đưa vấn đề biến đổi khí hậu vào tuyên truyền. Năm 2005, Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế Ô-xtrây-li-a và Công ty Lê-ô Bớc-nét Xít-ni xây dựng dự án “Tiếng tắt lớn”. Năm 2006, Lê-ô Bớc-nét đã đặt tên cho chiến dịch là “Giờ Trái Đất”. Cùng với đó và tối thứ 7 cuối cùng của tháng 3 hàng năm các cá nhân và doanh nghiệp cần tắt điện một tiếng đồng hồ. Ngày 31-3-2007, lễ khai mạc sự kiện giờ trái đất được tổ chức tại Xit-ni, gồm 2,2 triệu người dân và 2100 doanh nghiệp tham gia. Ngày 29-3-2008, chiến dịch mở rộng ở 371 thành phố. Cuối 2009, Việt Nam đã tham gia hưởng ứng chiến dịch này.

Bố cục Giờ Trái Đất

Có thể chia văn bản thành 3 đoạn:

– Đoạn 1 (Từ đầu đến đang sinh sống): Ý tưởng ban đầu của Giờ Trái Đất.

– Đoạn 2 (Tiếp theo đến …một giờ đồng hồ): Sự ra đời và lan rộng của Giờ Trái Đất.

– Đoạn 3 (Còn lại): Sự ảnh hưởng mạnh mẽ của Giờ Trái Đất.

Nội dung chính Giờ Trái Đất

“Giờ Trái Đất” đã cung cấp đầy đủ thông tin về nguyên nhân, sự hình thành và phát triển của chiến dịch này. Các quốc gia trên thế giới tắt đèn trong vòng một giờ đồng hồ để biểu thị tinh thần chống biến đổi khí hậu. Thông điệp quan trọng của văn bản: Góp phần thay đổi nhận thức, thói quen sử dụng năng lượng của người dân, nhằm bảo vệ môi trường nói chung.

Tóm tắt Giờ Trái Đất hay ngắn nhất (8 mẫu)