Bố cục Về thăm mẹ chính xác nhất – Cánh diều

Bố cục văn bản Về thăm mẹ – Ngữ văn lớp 6

Bố cục Về thăm mẹ chính xác nhất - Cánh diều

Có thể chia văn bản thành 3 đoạn:

– Đoạn 1 (Khổ 1): Con về thăm mẹ.

– Đoạn 2 (Khổ 2, 3): Quang cảnh quê nhà

– Đoạn 3 (Khổ 4): Tình cảm của người con dành cho mẹ

Tóm tắt Về thăm mẹ

Tóm tắt tác phẩm Về thăm mẹ – Mẫu 1

Bài thơ là lời của người con thể hiện cảm xúc về mẹ: Cảm xúc nghẹn ngào, nhớ thương mẹ hiền sau bao ngày đi xa. Hình ảnh ngôi nhà của mẹ hiện ra đơn sơ, mộc mạc và rất đỗi thân thương với chum tương đã đậy, chiếc nón mê cũ, cái áo tơi qua bao buổi cày bừa đã ngắn ngủn, đàn gà con vào ra quanh cái nơm hỏng vành,… Mỗi cảnh, mỗi vật đều biểu hiện sự vất vả, sự tần tảo, hi sinh và đặc biệt là tình thương yêu của mẹ dành cho con.

Tóm tắt tác phẩm Về thăm mẹ – Mẫu 2

Bằng thể thơ lục bát nhịp nhàng, biểu cảm. Kết hợp thành công các biện pháp tu từ: ẩn dụ, liệt kê. Bài thơ “Về thăm mẹ” của tác giả Đinh Nam Khương đã thể hiện tình cảm của người con xa nhà trong một lần về thăm mẹ mình. Mặc dù mẹ không ở nhà nhưng hình ảnh mẹ hiễn hữu trong từng sự vật thân thuộc xung quanh. Mỗi cảnh, mỗi vật đều biểu hiện sự vất vả, sự tần tảo, hi sinh và đặc biệt là tình thương yêu của mẹ dành cho con.

Tóm tắt tác phẩm Về thăm mẹ – Mẫu 3

Bài thơ thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của người con về nỗi nhớ mong, yêu thương dành cho người mẹ.

Nội dung chính Về thăm mẹ

“Về thăm mẹ” là bài thơ thể hiện tình cảm của người con xa nhà trong một lần về thăm mẹ mình. Mặc dù mẹ không ở nhà nhưng hình ảnh mẹ hiện hữu trong từng sự vật thân thuộc xung quanh. Mỗi cảnh, mỗi vật đều biểu hiện sự vất vả, tần tảo, hi sinh và đặc biệt là tình thương yêu của mẹ dành cho con.