Soạn văn lớp 6 Bài 5 Văn bản thông tin – Hay nhất Ngữ văn 6 Cánh diều

Soạn văn lớp 6 Bài 5: Văn bản thông tin – Ngữ văn 6 Cánh diều

  • Soạn văn lớp 6 Bài 5: Văn bản thông tin (ngắn nhất) – Cánh diều
  • Soạn văn lớp 6 Bài 5: Những nẻo đường xứ sở – Kết nối tri thức
  • Soạn văn lớp 6 Bài 5: Trò chuyện cùng thiên nhiên – Chân trời sáng tạo

Với các bài soạn văn lớp 6 Bài 5: Văn bản thông tin sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 6.

  • Kiến thức ngữ văn trang 89 – 90
  • Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập
  • Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ
  • Thực hành tiếng Việt trang 96 – 97
  • Thực hành đọc hiểu: Giờ Trái Đất
  • Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện
  • Trao đổi, thảo luận về ý nghĩa của một sự kiện lịch sử
  • Tự đánh giá trang 104 – 105 – 106



Soạn bài Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập

1. Chuẩn bị 

– Văn bản thuật lại một sự kiện là loại văn bản thông tin, ở đó người viết thuyết minh (trình bày, miêu tả, kể lại) một sự kiện (lịch sử, văn hoá, khoa học,…).

– Khi đọc văn bản thông tin thuật lại một sự kiện theo trật tự thời gian:

+ Thời điểm ra đời của văn bản: Thứ Bảy, 1-9-2018

Nơi xuất hiện của văn bản: Trên trang báo điện tử Baodanang.vn

Thời điểm đó có ý nghĩa: Chuẩn bị cho ngày kỉ niệm 73 năm Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2-9-1945 – 2-9-2018).

+ Thông tin chính mà văn bản cung cấp cho người đọc về sự kiện ra đời bản Tuyên ngôn Độc lập Thông tin ấy chủ yếu được nêu ở phần 2 văn bản.

+ Những mốc thời gian được nhắc đến trong văn bản. Tương ứng với mỗi mốc thời gian đó là sự việc:

Ÿ 4-5-1945: Hồ Chí Minh rời Pác Bó về Tân Trào.

Ÿ 22-8-1945: Bác rời Tân Trào về Hà Nội.

Ÿ Tối 25-8: Bác ở tầng 2 nhà 48 Hàng Ngang.

Ÿ Sáng 26-8-1945: Hồ Chí Minh chủ trì cuộc họp Thường vụ Trung ương Đảng và chuẩn bị ra Tuyên ngôn Độc lập.

Ÿ Ngày 27-8-1945: Bác đề nghị đầu tháng 9, Chính phủ ra mắt toàn dân Tuyên ngôn Độc lập.

Ÿ Ngày 28, 29-9: sáng Bác làm việc tại 12 Ngô Quyền, tối bác soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập.

Ÿ 30-8: Bác mời một số đồng chí đến trao đổi, góp ý cho bản thảo Tuyên ngôn Độc lập.

Ÿ 31-8: Bác bổ sung một số điểm cho Tuyên ngôn Độc lập.

Ÿ 14 giờ ngày 2-9-1945: Bác đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

+ Các yếu tố nhan đề, sa pô, đề mục, chữ đậm, số thứ tự, dấu đầu dòng, hình ảnh, âm thanh,… trong văn bản có tác dụng thuật lại các sự kiện theo trật tự thời gian, trình bày một cách khoa học, dễ hiểu, sinh động thu hút người đọc và giúp họ ghi nhớ, nắm bắt những sự kiện chính.

+ Ý nghĩa của việc thuật lại sự kiện Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình ngày 2-9-1945 giúp người đọc hình dung được cả một quá trình dẫn đến sự kiện đó, nắm bắt được sự chuẩn bị của Bác cũng như Chính phủ, Đảng đưa ra một sự kiện lịch sử quan trọng với toàn dân tộc.

– Đọc trước văn bản Hồ Chí Minh và “Tuyên ngôn Độc lập”; tìm hiểu về tác giả Bùi Đình Phong:

+ PGS. TS Bùi Đình Phong sinh năm 1950, quê ở huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.

+ Ông từng trải qua quá trình rèn luyện trong quân ngũ, từng tham gia chiến đấu ở chiến trường B (tỉnh Bình Định, Quảng Ngãi).

+ Sau đó theo học đại học chuyên ngành lịch sử và được giữ lại công tác tại Khoa Lịch sử, Đại học Tổng hợp Hà Nội.

+ Tháng 1/1994 ông về công tác tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, đảm nhận công việc giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng.

+ Tuy đã nghỉ hưu nhưng ông vẫn miệt mài, đam mê nghiên cứu khoa học, đi giảng dạy.

2. Đọc hiểu

a. Trong khi đọc

Câu hỏi trang 91 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Chú ý ngày đăng tải bài viết.

Trả lời: 

Ngày đăng tải bài viết: Thứ Bảy, 1-9-2018 – trước một ngày kỉ niệm 73 năm Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 – 2/9/2018)

Câu hỏi trang 91 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Phần in đậm (sa pô của bài báo) có tác dụng gì?

Trả lời: 

Phần in đậm (sa pô của bài báo) có tác dụng:

– Tóm tắt được nội dung chính của bài viết.

– Thu hút người đọc, giúp người đọc nắm bắt được nội dung mà mình đang đọc.

Câu hỏi trang 91 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Quan sát kĩ hai bức ảnh.

Soạn văn lớp 6 Bài 5 Văn bản thông tin - Hay nhất Ngữ văn 6 Cánh diều

Trả lời: 

– Ảnh 1 là Bác Hồ đang đọc bản Tuyên ngôn Độc lập vào ngày 2-9-1945.

– Ảnh 2 là Quảng trường Ba Đình ngày 2-9-1945 nơi Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập.

Câu hỏi trang 92 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Phần 1 cung cấp thông tin gì? Tìm hiểu thêm bản Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ.

Trả lời: 

– Phần 1 cung cấp thông tin khi Bác Hồ rời Pác Bó về Tân Trào đã yêu cầu Trung úy Giôn đề nghị thả dù cho Người cuốn Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ.

– Tìm hiểu thêm bản Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ:

+ Đây là bản tuyên bố được thông qua bởi cuộc họp của Quốc hội lục địa lần thứ hai tại Tòa nhà bang Pennsylvania (nay là Hội trường Độc lập) ở Philadelphia, Pennsylvania, vào ngày 4 tháng 7 năm 1776.

+ Tuyên ngôn tuyên bố rằng Mười ba thuộc địa trong tình trạng chiến tranh với Vương quốc Liên hiệp Anh sẽ coi mình là mười ba quốc gia độc lập có chủ quyền, không còn dưới sự cai trị của Anh.

Câu hỏi trang 92 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Những thông tin cụ thể nào cần chú ý trong phần 2?

Trả lời: 

Những thông tin cụ thể cần chú ý trong phần 2:

– Bác chủ trì cuộc họp Thường vụ Trung ương Đảng về đối nội đối ngoại, danh sách thành viên Chính phủ lâm thời, chuẩn bị ra Tuyên ngôn Độc lập.

– Bác Hồ soạn thảo, chuẩn bị kĩ lưỡng, yêu cầu sự đóng góp, chỉnh sửa từ một số đồng chí để có một bản Tuyên ngôn Độc lập chuẩn xác.

Câu hỏi trang 92 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Chú ý các mốc thời gian diễn ra các sự việc trong văn bản.

Trả lời: 

Các mốc thời gian diễn ra các sự việc trong văn bản:

– 4-5-1945: Hồ Chí Minh rời Pác Bó về Tân Trào.

– 22-8-1945: Bác rời Tân Trào về Hà Nội.

– Tối 25-8: Bác ở tầng 2 nhà 48 Hàng Ngang.

– Sáng 26-8-1945: Hồ Chí Minh chủ trì cuộc họp Thường vụ Trung ương Đảng và chuẩn bị ra Tuyên ngôn Độc lập.

– Ngày 27-8-1945: Bác đề nghị đầu tháng 9, Chính phủ ra mắt toàn dân Tuyên ngôn Độc lập.

– Ngày 28, 29-9: sáng Bác làm việc tại 12 Ngô Quyền, tối bác soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập.

– 30-8: Bác mời một số đồng chí đến trao đổi, góp ý cho bản thảo Tuyên ngôn Độc lập.

– 31-8: Bác bổ sung một số điểm cho Tuyên ngôn Độc lập.

– 14 giờ ngày 2-9-1945: Bác đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Câu hỏi trang 93 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Thông tin nào được nhắc đến ở phần 3?

Trả lời: 

Thông tin được nhắc đến ở phần 3 là sự kiện Bác đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2-9-1945 tại Quảng trường Ba Đình.

b. Sau khi đọc

Câu 1 trang 93 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Văn bản Hồ Chí Minh và “Tuyên ngôn Độc lập” thuật lại sự kiện gì, theo trình tự nào?

Trả lời: 

Văn bản Hồ Chí Minh và “Tuyên ngôn Độc lập” thuật lại sự kiện ra đời của Tuyên ngôn Độc lập – khai sinh Việt Nam Dân chủ Cộng hòa theo trình tự thời gian.

Câu 2 trang 93 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Nêu nội dung chính của từng phần trong văn bản.

Trả lời: 

Nội dung chính của từng phần trong văn bản:

– Phần 1: Bác Hồ đã yêu cầu Trung úy Giôn để nghị đưa cuốn Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ cho Bác.

– Phần 2: Bác Hồ soạn thảo, chuẩn bị kĩ lưỡng cho bản Tuyên ngôn Độc lập.

– Phần 3: Bác đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2-9-1945 tại Quảng trường Ba Đình.

…………………………

…………………………

…………………………

Soạn Bài Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ

1. Chuẩn bị 

– Văn bản thuật lại một sự kiện là loại văn bản thông tin, ở đó người viết thuyết minh (trình bày, miêu tả, kể lại) một sự kiện (lịch sử, văn hoá, khoa học,…).

– Khi đọc văn bản thông tin thuật lại một sự kiện theo trật tự thời gian:

+ Thời điểm xuất hiện của văn bản: 6-5-2019

Nơi xuất hiện của văn bản: Trang tin đồ họa – Thông tấn xã Việt Nam infographics.vn

Thời điểm đó có ý nghĩa: Chuẩn bị cho ngày kỉ niệm 65 năm Chiến thắng Điện Biện Phủ (7-5-1954 – 7-5-2019)

+ Thông tin chính mà văn bản cung cấp cho người đọc là diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ.

Thông tin ấy được nêu ở nhan đề văn bản.

+ Những mốc thời gian được nhắc đến trong văn bản. Tương ứng với mỗi mốc thời gian đó là sự việc:

Ÿ Đợt 1 (13 đến 17/3): Tiêu diệt 2 cứ điểm của địch là Him Lam và Độc Lập, mở cửa phía Bắc và Đông Bắc cho quân ta tiến vào trung tâm.

Ÿ Đợt 2 (30/3 đến 30/4): Đợt tấn công quyết liệt nhất, kiểm soát được tình thế khiến địch rơi vào thế bị động.

Ÿ Đợt 3 (1 đến 7/5): Tiêu diệt toàn bộ cứ điểm của giặc – chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng.

+ Các yếu tố nhan đề, sa pô, đề mục, chữ đậm, số thứ tự, dấu đầu dòng, hình ảnh, âm thanh,… trong văn bản có tác dụng thuật lại các sự kiện theo trật tự thời gian, trình bày một cách khoa học, dễ hiểu, sinh động thu hút người đọc và giúp họ ghi nhớ, nắm bắt những sự kiện chính.

+ Sự kiện được thuật lại là 3 đợt tiến công tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Ý nghĩa của việc thuật lại sự kiện là giúp người đọc hình dung cụ thể, rõ ràng, đầy đủ cả một quá trình dẫn đến chiến thắng Điện Biên Phủ.

– Đồ họa thông tin (infographic) thường dùng trong văn bản thông tin, là hình thức đồ họa trực quan sử dụng hình ảnh để trình bày thông tin (dữ liệu, kiến thức,…) một cách ngắn gọn và rõ ràng.

– Ngoài cách trình bày thông tin như văn bản Hồ Chí Minh và “Tuyên ngôn Độc lập” và tờ lịch ngày 2-9, còn có những cách trình bày hoặc sắp xếp thông tin như đồ họa thông tin,…

Sưu tầm các văn bản thuyết minh về một sự kiện lịch sử theo trật tự thời gian:

Soạn văn lớp 6 Bài 5 Văn bản thông tin - Hay nhất Ngữ văn 6 Cánh diều

2. Đọc hiểu

a. Trong khi đọc

Câu hỏi trang 95 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Từ “diễn biến” trong nhan đề cho thấy thông tin trong bài viết sẽ được triển khai theo trình tự nào?

Trả lời: 

Từ “diễn biến” trong nhan đề cho thấy thông tin trong bài viết sẽ được triển khai theo trình tự thời gian, từ mở đầu đến diễn biến và cuối cùng là kết thúc.

Câu hỏi trang 95 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Chú ý các từ ngữ chỉ thời gian, địa điểm, tương quan lực lượng giữa ta và địch.

Trả lời: 

– Đợt 1 (13 đến 17/3):

+ Tiêu diệt 2 cứ điểm có tổ chức phòng ngự tốt nhất của địch là Him Lam và Độc Lập.

+ Mở cửa phía Bắc và Đông Bắc cho quân ta tiến vào trung tâm.

– Đợt 2 (30/3 đến 30/4):

+ Đợt tấn công quyết liệt nhất, gay go nhất.

+ Kiểm soát được điểm cao, khu trung tâm Điện Biên Phủ nằm trong tầm bắn của quân ta.

+ Quân địch rơi vào thế bị động, mất tinh thần cao độ.

– Đợt 3 (1 đến 7/5):

+ Quân ta tổng tấn công tiêu diệt toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.

+ Quân địch thua trận – chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng.

b. Sau khi đọc

Câu 1 trang 96 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Thông tin chính mà văn bản Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ cung cấp cho người đọc là gì? Dựa vào đâu mà người đọc dễ dàng nhận ra thông tin chính ấy?

Trả lời: 

– Thông tin chính mà văn bản Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ cung cấp cho người đọc là 3 đợt tiến công tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.

– Người đọc dễ dàng nhận ra thông tin chính ấy dựa vào dòng chữ màu đỏ in hoa 3 đợt tiến công tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ dưới sa pô của tờ đồ họa thông tin.

Câu 2 trang 96 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Nội dung sa pô có liên quan gì đến nhan đề của văn bản?

Trả lời: 

Nội dung sa pô nêu ý nghĩa, nhấn mạnh kết quả của quá trình diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ – nhan đề của văn bản.