Bài 32: Vùng Đông Nam Bộ (tiếp theo)

(trang 117 sgk Địa Lí 9): – Căn cứ vào bảng 32.1 (SGK trang 117), nhận xét tỉ trọng công nghiệp – xây dựng trong cơ cấu kinh tế của vùng Đông Nam Bộ và của cả nước.

Trả lời:

– Trong cơ cấu kinh tế của vùng Đông Nam Bộ (Năm 2002), công nghiệp — xây dựng chiếm tỉ trọng cao nhất (59,3%).

– So với tỉ trọng công nghiệp – xây dựng của cả nước, tỉ trọng công nghiệp — xây dựng của Đông Nam Bộ cao hơn nhiều (59,3% so với 38,5%).

(trang 117 sgk Địa Lí 9): – Dựa vào hình 32.2 (SGK trang 119), hãy nhận xét sự phân bố sản xuất công nghiệp ở Đông Nam Bộ

Trả lời:

Các trung tâm công nghiệp lớn: TP. Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu.

(trang 119 sgk Địa Lí 9): – Dựa vào bảng 32.2 (SGK trang 119) , nhận xét tình hình phân bố cây công nghiệp lâu năm ở Đông Nam Bộ. Vì sao cây cao su lại dược trồng chủ yếu ở Đông Nam Bộ?

Cây công nghiệp Diện tích Địa bàn phân bố chủ yếu
Cao su 281,3 Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai
Cà phê 53,6 Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu
Hồ tiêu 27,8 Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai
Điều 158,2 Bình Phước, Đồng Nai, Bình Dương

Trả lời:

– Tình hình phân bố cây công nghiệp lâu năm ở Đông Nam Bộ:

+ Cao su: Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai

+ Cà phê: Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu.

+ Hồ tiêu: : Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu.

+ Điều: Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai

– Cây cao su được trồng nhiều nhất ở vùng Đông Nam Bộ , vì Đông Nam Bộ có một số lợi thế đặc biệt:

+ Đất xám, đất đỏ badan có diện tích rộng, địa hình đồi lượn sóng

+ Khí hậu nóng ẩm quanh năm. Với chế độ gió ôn hòa rất phù hợp với trồng cây cao su (cây cao su không ưa gió mạnh).

– Cây cao su được trồng ở Đông Nam Bộ từ đầu thế kỉ trước; người dân có kinh nghiệm trồng và lấy mủ cao su đúng kĩ thuật

– Có nhiều cơ sở chế biến

– Thị trường tiêu thụ cao su rộng lớn và ổn định, đặc biệt thị trường Trung Quốc, Bắc Mĩ, EU.

(trang 120 sgk Địa Lí 9): – Quan sát hình 32.2 (SGK trang 118), xác định vị trí hồ Dầu Tiêng, hồ thuỷ điện Trị An. Nêu vai trò của hai hồ chứa nước này đôi với sự phát triển nông nghiệp của vùng Đông Nam Bộ.

Trả lời:

Dựa vào kí hiệu và kênh chữ trên lược đồ để xác định vị trí hồ Dầu Tiếng , hồ thủy điện Trị An.

Vai trò của hai hồ chứa nước này đối với sự phát triển nông nghiệp của vùng Đông Nam Bộ.

– Hồ Dầu Tiếng: là công trình thuỷ lợi lớn nhất nước ta hiện nay, rộng 270km2, chứa 1,5 tỉ m3nước, đảm bảo tưới tiêu cho hơn 170 nghìn ha đất thường xuyên thiếu nước về mùa khô của tỉnh Tây Ninh và huyện Củ Chi (thuộc TP. Hồ Chí Minh).

– Hồ thuỷ điện Trị An: bên cạnh chức năng chính là điều tiết nước cho nhà máy thuỷ điện Trị An (công suất 400 MW), hồ góp phần cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp , trồng cây công nghiệp , các khu công nghiệp và đô thị tỉnh Đồng Nai.

Bài 1: Tình hình sản xuất công nghiệp ở Đông Nam Bộ thay đổi như thế nào từ sau khi đất nước thông nhất?

Lời giải:

– Trước ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng:

+ Công nghiệp chỉ phụ thuộc nước ngoài.

+ Chỉ có một số ngành sản xuất hàng tiêu dùng và chế biến lương thực, thực phẩm phân bố chủ yếu ở Sài Gòn – Chợ Lớn.

– Ngày nay:

+ Khu vực công nghiệp — xây dựng phát triển nhanh, chiếm tỉ trọng lớn nhất trong GDP của vùng. (59,3% năm 2002).

+ Cơ cấu sản xuất cân đối: bao gồm công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ và chế biến lương thực, thực phẩm. Một số ngành công nghiệp hiện đại đã hình thành và phát triển nhanh như: dầu khí, điện tử, công nghệ cao.

+ Các trung tâm công nghiệp lớn nhất: TP. Hồ Chí Minh (chiếm khoảng 50% giá trị sản xuất công nghiệp toàn vùng), Biên Hoà, Vũng Tàu.

+ Tuy nhiên , trong sản xuất công nghiệp cũng gặp không ít khó khăn: cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất, chất lượng môi trường đang bị suy giảm.

Bài 2: Nhờ những điều kiện thuận lợi nào mà Đông Nam Bộ trở thành vùng sản xuất cây công nghiệp lớn của cả nước?

Lời giải:

+ Đất bazan khá màu mỡ và đất xám bạc trên phù sa cổ, thuận lợi phát triển cây công nghiệp quy mô lớn.

+ Khí hậu cận xích đạo, nóng quanh năm, thuận lợi cho việc trồng nhiều loại cây công nghiệp nhiệt đới cho năng suất cao và ổn định

+ Tài nguyên nước khá phong phú, đặc biệt là hệ thống sông Đồng Nai

+ Nguồn nhân lực khá dồi dào, Người dân có tập quán và kinh nghiệm sản xuất công nghiệp.

+ Nhiều cơ sở chế biến sản phẩm cây công nghiệp

+ Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất – kĩ thuật phục vụ nông nghiệp tương đối hoàn thiện. Đã xây dựng được nhiều công trình thủy lợi, phục vụ nông nghiệp (Công trình thủy lợi Dầu Tiếng trên thượng nguồn sông Sài Gòn (tỉnh Tây Ninh), dự án thủy lợi Phước Hòa (Bình Dương – Bình Phước); có nhiều trạm, trại nghiên cứu sản xuất giống cây công nghiệp, có các cơ sở sản xuất, tư vấn, và bán các sản phẩm phân bón, thuốc trừ sâu, giao thông vận tải phát triển)

+ Thị trường xuất khẩu lớn.

+ Có các chương trình hợp tác đầu tư với nước ngoài về phát triển cây công nghiệp.

Bài 3: Dựa vào bảng số liệu 32.2 ( trang 121 SGK) vẽ biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu kinh tế của TP. Hồ Chí Minh và nêu nhận xét.

Lời giải:

– Vẽ biểu đồ:

Để học tốt Địa Lý 9 | Giải bài tập Địa Lý 9

Biểu đồ cơ cấu kinh tế của TP. Hồ Chí Minh

– Nhận xét: Trong cơ cấu kinh tế của thành phố Hồ Chí Minh (năm 2000) chiếm tỉ trọng cao nhất là dịch vụ 51,6% , tiếp theo là công nghiệp – xây dựng 46,7% sau đó là nông lâm ngư nghiệp 1,7%