Bài 12: Sự phát triển và phân bố công nghiệp

(trang 42 sgk Địa Lí 9): – Dựa vào hình 12.1 (SGK trang 42), hãy xếp thứ tự các ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta theo tỉ trọng từ lớn đến nhỏ.

Trả lời:

Thứ tự các ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta theo tỷ trọng từ lớn đến nhỏ là:

Chế biến lương thực, thực phẩm; các ngành công nghiệp khác; cơ khí, điện tử; khai thác nhiên liệu; vật liệu xây dựng; hóa chất; dệt may; điện.

(trang 44 sgk Địa Lí 9): – Hãy xác định trên hình 12.2 (SGK trang 43) các mỏ than và dầu khí đang được khai thác.

Để học tốt Địa Lý 9 | Giải bài tập Địa Lý 9

Trả lời:

Dựa vào kí hiệu và kênh chữ trên lược đồ để xác định:

– Các Mỏ than đang được khai thác: Đông Triều, Cẩm Phả, Hòn Gai.

– Các Mỏ dầu đang được khai thác: Hồng Ngọc, Rạng Đông, Bạch Hổ, Rồng, Đại Hùng.

– Mỏ khí: Tiền Hải, Lan Đỏ, Lan Tây.

(trang 46 sgk Địa Lí 9): – Tại sao các thành phố: TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Nam Định là những trung tâm dệt may lớn nhất nước ta?

Trả lời:

TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Nam Định là những trung tâm dệt may lớn nhất nước là do có nguồn lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ rộng lớn.

(trang 46 sgk Địa Lí 9): – Dựa vào hình 12.3 (SGK trang 45), hãy xác định hai khu vực tập trung công nghiệp cao nhất cả nước. Kể tên một số trung tâm công nghiệp tiêu biểu cho hai khu vực trên.

Để học tốt Địa Lý 9 | Giải bài tập Địa Lý 9

Trả lời:

– Hai khu vực tập trung công nghiệp cao nhất cả nước: Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận, Đông Nam Bộ.

– Một số trung tâm công nghiệp tiêu biểu:

+ Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận: Hà Nội, Hải Phòng, Hạ Long,…

+ Đông Nam Bộ: TP. Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu, Thủ Dầu Một…

Bài 1: Hãy chứng minh rằng cơ cấu công nghiệp nước ta khá đa dạng.

Lời giải:

– Hệ thống công nghiệp nước ta gồm có các cơ sở nhà nước, ngoài nhà nước và các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài.

– Có các ngành công nghiệp thuộc các lĩnh vực.

– Đã hình thành một số ngành công nghiệp trọng điểm: khai thác nhiên liệu, điện; cơ khí, điện tử; hoá chất; vật liệu xây dựng; chế biến lương thực, thực phẩm; …

Bài 2: Dựa vào hình 12.3 (SGK trang 45) và hình 6.2 (SGK trang 21), hãy xác định các trung tâm công nghiệp tiêu biểu cho các vùng kinh tế ở nước ta.

Lời giải:

– Trung du và miền núi Bắc Bộ: Hạ Long, Thái Nguyên, Việt Trì.

– Đồng bằng sông Hồng: Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên, Hải Dương, Vĩnh Yên, Hà Đông,…

– Bắc Trung Bộ: Thanh Hoá, Vinh, Huế.

– Duyên hải Nam Trung Bộ: Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang.

– Đông Nam Bộ: TP. Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu, Thủ Dầu Một

– Đồng bằng sông Cửu Long: Cần Thơ.