Soạn bài: Tập đọc: Ca dao về lao động sản xuất

Nội dung chính

Những bài ca dao về nội khổ cực của người dân lao động, dạy cách trồng cấy. Dù trồng cấy phụ thuộc vào thiên nhiên, vất vả lao động nhưng con người vẫn luôn vui vẻ, tận hưởng thành quả.

Câu 1 (trang 169 sgk Tiếng Việt 5):

Tìm những hình ảnh nói lên nỗi vất vả, lo lắng của người nông dân trong lao động sản xuất.

Trả lời:

Những hình ảnh nói lên:

– Nỗi vất vả: cày đồng buổi ban trưa, mồ hôi như mưa; mỗi một hạt gạo làm ra “dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần”.

– Sự lo lắng: trông nhiều bề; trông trời, trông đất, trông mây, trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm, trông cho chân cứng đá mềm, trông trời yên, biển lặng.

Câu 2 (trang 169 sgk Tiếng Việt 5):

Những câu nào thể hiện tinh thần lạc quan của người nông dân?

Trả lời:

Công lênh chẳng quản bao lâu,

Ngày nay nước bạc, ngày sau cơm vàng,

Câu 3 (trang 169 sgk Tiếng Việt 5):

Tìm những câu ứng với mỗi nội dung dưới đây:

a. Khuyên nông dân chăm chỉ cấy cày

b. Thể hiện quyết tâm lao động, sản xuất

c. Nhắc người ta nhớ ơn người làm ra hạt gạo

Trả lời:

Ai ơi, đừng bỏ ruộng hoang,

Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu.

Trông cho chân cứng đá mềm,

Trời yên, bể lặng mới yên tấm lòng.

Ai ơi, bưng bát cơm đầy,

Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần!

Câu 4 (trang 169 sgk Tiếng Việt 5):

Học thuộc lòng các bài ca dao trên.

Trả lời:

Học sinh tự học.