- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Phân tích trích đoạn “Vào phủ chúa Trịnh” trong “Thượng Kinh kí sự” của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Phân tích giá trị hiện thực đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh”
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách của Lê Hữu Trác trong đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh”
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Phân tích đoạn trích vào phủ chúa Trịnh
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Phân tích giá trị hiện thực đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh”
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách của Lê Hữu Trác trong đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh”
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Cảm nghĩ của em khi đọc đoạn “Vào phủ chúa Trịnh” trong tác phẩm “Thượng kinh kí sự” của Lê Hữu Trác.
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Giới thiệu một vài nét về Lê Hữu Trác và tác phẩm “Thượng kinh kí sự”.
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Phân tích bài thơ Tự tình của Hồ Xuân Hương
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Phân tích bài “Tự tình 2” của Hồ Xuân Hương
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Phân tích hình ảnh người phụ nữ trong bài thơ Tự tình II
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Dàn ý Phân tích bài thơ Tự tình (II) của Hồ Xuân Hương
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Dàn ý phân tích hình tượng người phụ nữ trong bài thơ Tự tình II
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Bình giảng bài thơ “Tự tình II” (Hổ Xuân Hương)
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Phân tích bài thơ “Tự tình 1” của nữ sĩ Hồ Xuân Hương
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Phân tích bài thơ câu cá mùa thu
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Phân tích bức tranh mùa thu qua bài Câu cá mùa thu
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Phân tích cảnh thu và tình thu trong bài Câu cá mùa thu
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Dàn ý Phân tích bài thơ Câu cá mùa thu
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Dàn ý Phân tích bức tranh mùa thu qua bài Câu cá mùa thu
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Dàn ý Phân tích cảnh thu và tình thu trong bài Câu cá mùa thu
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Cảm nhận về bài thơ Thu điếu
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Nghệ thuật sử dụng từ ngữ trong Câu cá mùa thu
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Cảm nhận bài thơ “Thương vợ” của nhà thơ Tú Xương
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Phân tích bài thơ “Thương vợ” của Tú Xương
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Phân tích hình ảnh bà Tú trong bài Thương vợ của Tế Xương
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Phân tích hình ảnh ông Tú trong bài Thương vợ
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Dàn ý Phân tích bài thơ Thương vợ của Tế Xương
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Dàn ý Phân tích hình ảnh bà Tú trong bài Thương vợ của Tế Xương
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Dàn ý Phân tích hình ảnh ông Tú trong bài Thương vợ
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Phân tích bài thơ “Khóc Dương Khuê” của Nguyễn Khuyến
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Cảm nhận về bài thơ “Khóc Dương Khuê” của nhà thơ Nguyễn Khuyến.
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Phân tích bài thơ “Vịnh khoa thi Hương” của Tú Xương
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Cảm nhận bài thơ “Vịnh khoa thi Hương”
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Phân tích bài thơ “Bài ca ngất ngưởng” của Nguyễn Công Trứ
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Phân tích cái tôi ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ trong bài thơ Ngất ngưởng
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Dàn ý phân tích Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Phân tích cái tôi ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ trong bài thơ Ngất ngưởng
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Cảm nhận của em về bài thơ hát nói “Bài ca ngất ngưởng” của Nguyễn Công Trứ.
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Vẻ đẹp của “Bài ca ngất ngưởng” (Nguyễn Công Trứ)
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Phân tích bài thơ “Bài ca ngắn đi trên cát” của Cao Bá Quát.
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Cảm nhận của em về Bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Dàn ý Phân tích Bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Dàn ý Cảm nhận của em về Bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Cảm nhận “Bài ca ngắn đi trên bãi cát” (Sa hành đoản ca – Cao Bá Quát).
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Lẽ ghét thương – những lời thơ tâm huyết về nỗi ghét, tình thương nhân bản của Nguyễn Đình Chiểu
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Phân tích Lẽ ghét thương trong truyện Lục vân tiên
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Cảm nhận về đoạn trích Lẽ ghét thương
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Dàn ý Phân tích Lẽ ghét thương trong truyện Lục Vân Tiên
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Dàn ý Cảm nhận về đoạn trích Lẽ ghét thương
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Cảm nhận bài thơ “Chạy giặc”của Nguyễn Đình Chiểu
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Phân tích bài thơ “Chạy giặc” của Nguyễn Đình Chiểu.
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Phân tích bài thơ phong cảnh Hương Sơn
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Dàn ý phân tích Bài ca phong cảnh Hương Sơn
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Bình giảng Bài ca phong cảnh Hương Sơn
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Cảm nhận “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” – Nguyễn Đình Chiểu.
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Phân tích hình tượng người nghĩa sĩ Cần Giuộc
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Phân tích vẻ đẹp của người nghĩa sĩ Cần Giuộc
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Phân tích Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Phân tích hình tượng người nông dân nghĩa sĩ trong văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Dàn ý Phân tích Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Dàn ý Phân tích hình tượng người nông dân nghĩa sĩ trong văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Phân tích bức tượng đài người nông dân nghĩa sĩ Cần Giuộc
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Cảm nhận về hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Tinh thần nhân đạo của Nguyễn Đình Chiểu trong Văn tế Nghĩa sĩ Cần Giuộc
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Phân tích bài Chiếu cầu hiền
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Dàn ý Phân tích bài Chiếu cầu hiền
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Giới thiệu một vài nét về Nguyễn Trường Tộ và tác phẩm “Xin lập khóa luận
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Phân tích tác phẩm Xin lập khoa luật
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Phân tích truyện “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam.
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Phân tích bức tranh phố huyện lúc chiều tàn trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Phân tích tâm trạng nhân vật Liên khi chờ tàu
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Phân tích cảnh đợi tàu của hai chị em Liên trong tác phẩm Hai đứa trẻ
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Liên
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Cảm nhận về tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Dàn ý Phân tích truyện ngắn Hai đứa trẻ
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Dàn ý Phân tích bức tranh phố huyện lúc chiều tàn trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Dàn ý Phân tích tâm trạng nhân vật Liên khi chờ tàu
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Dàn ý Phân tích cảnh đợi tàu của hai chị em Liên trong tác phẩm Hai đứa trẻ
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Dàn ý Cảm nhận về tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Dàn ý Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Liên
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Thông điệp và ý nghĩa cảnh đợi tàu trong truyện Hai đứa trẻ
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Cảm nhận về nhân vật Liên trong tác phẩm Hai đứa trẻ
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Cảm nhận về truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam.
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Chất thơ trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam.
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Dàn ý phân tích bức tranh phố huyện lúc chiều tàn
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Sức hấp dẫn của truyện Hai đứa trẻ
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Nét đặc sắc nghệ thuật trong Hai đứa trẻ
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Phân tích “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân.
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Phân tích thái độ của Huấn Cao đối với viên quản ngục
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Phân tích hình tượng Huấn Cao trong truyện Chữ người tử tù
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Cảm nhận về cảnh cho chữ trong truyện Chữ người tử tù
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Phân tích nhân vật viên quản ngục trong truyện Chữ người tử tù / Cảm nhận về nhân vật viên quản ngục
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Dàn ý Phân tích tác phẩm Chữ người tử tù
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Dàn ý Phân tích hình tượng Huấn Cao trong truyện Chữ người tử tù
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Dàn ý Cảm nhận về cảnh cho chữ trong truyện Chữ người tử tù
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Dàn ý Phân tích nhân vật viên quản ngục trong truyện Chữ người tử tù / Cảm nhận về nhân vật viên quản ngục
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Phân tích nhân vật Huấn Cao
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Phân tích nhân vật viên quản ngục
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Phân tích cảnh cho chữ (cảnh xưa nay chưa từng có) trong truyện Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân.
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Phân tích Hạnh phúc của một tang gia
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Phân tích nghệ thuật trào phúng qua đoạn trích Hạnh phúc một tang gia
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Phân tích tâm trạng các nhân vật trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Phân tích giá trị hiện thực và giá trị tố cáo của Hạnh phúc một tang gia
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Dàn ý Phân tích đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Dàn ý Phân tích nghệ thuật trào phúng qua đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Dàn ý Phân tích tâm trạng các nhân vật trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Dàn ý Phân tích giá trị hiện thực và giá trị tố cáo của Hạnh phúc của một tang gia
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Tóm tắt “Hạnh phúc của một tang gia”
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Ý nghĩa nghệ thuật cách đặt nhan đề Hạnh phúc của một tang gia (Trích Số đỏ – Vũ Trọng Phụng).
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Cảnh đám ma gương mẫu qua ngòi bút châm biến của tác giả.
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng trong đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” (Trích Số đỏ).
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Cảm nhận nghệ thuật trào phúng trong Hạnh phúc của một tang gia
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Lời văn trào phúng trong Hạnh phúc của một tang gia
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Hạnh phúc của một tang gia là một màn kịch
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Thế giới nhân vật trong Số đỏ
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Cái chết kia đã làm cho nhiều người sung sướng lắm
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Phân tích Chí Phèo bị cự tuyệt quyền làm người
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo trong truyện Chí Phèo
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Tâm trạng của Chí Phèo khi bị Thị Nở từ chối
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Phân tích nhân vật Chí Phèo qua truyện “Chí Phèo’’ của Nam Cao.
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Phân tích truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Cảm nhận về nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Phân tích diễn biến tâm trạng Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Phân tích nhân vật Thị Nở
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Cảm nhận về chi tiết bát cháo hành trong truyện ngắn Chí Phèo
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: So sánh bát cháo hành trong “Chí Phèo” và bát cháo cám trong “Vợ nhặt”
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Phân tích nhân vật Bá Kiến trong truyện ngắn Chí Phèo
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Phân tích bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Phân tích quá trình bị tha hóa và thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Dàn ý Phân tích truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Dàn ý Phân tích nhân vật Chí Phèo
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Dàn ý Cảm nhận về nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Phân tích diễn biến tâm trạng Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Dàn ý phân tích nhân vật Thị Nở
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Dàn ý Cảm nhận về chi tiết bát cháo hành trong truyện ngắn Chí Phèo
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Dàn ý So sánh bát cháo hành trong “Chí Phèo” và bát cháo cám trong “Vợ nhặt”
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Dàn ý Phân tích nhân vật Bá Kiến trong truyện ngắn Chí Phèo
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Dàn ý Phân tích bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Dàn ý Phân tích quá trình bị tha hóa và thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Hình ảnh Làng Vũ Đại trong truyện Chí Phèo
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Tóm tắt truyện Chí Phèo
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Giá trị của tác phẩm Chí Phèo
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Ý nghĩa cái chết của Chí Phèo và Bá Kiến
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Suy nghĩ về hình tượng nhân vật Bá Kiến
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Tóm tắt “Cha con nghĩa nặng”
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Phân tích và nêu cảm nghĩ đoạn trích Cha con nghĩa nặng
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Phân tích tình cha con trong Cha con nghĩa nặng
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Phân tích truyện ngắn Vi hành của Nguyễn Ái Quốc
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Cảm nhận về tác phẩm Vi Hành của Nguyễn Ái Quốc
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Nghệ thuật châm biếm đả kích trong Vi Hành
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Cảm nhận truyện ngắn Tinh thần thể dục
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Phân tích truyện ngắn Tinh thần thể dục của Nguyễn Công Hoan
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Phân tích “Vĩnh biệt cửu trùng đài” – Nguyễn Huy Tưởng.
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Phân tích bài Vĩnh biệt cửu trùng đài của Lưu Quang Vũ
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Phân tích tấn bi kịch của Vũ Như Tô trong đoạn trích Vĩnh biệt cửu trùng đài
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Phân tích hình tượng Đan Thiềm trong Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Phân tích hình tượng Đan Thiềm trong Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Phân tích nhân vật Vũ Như Tô trong đoạn trích Vĩnh biệt cửu trùng đài
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Dàn ý Phân tích bài Vĩnh biệt cửu trùng đài của Lưu Quang Vũ
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Dàn ý Phân tích tấn bi kịch của Vũ Như Tô trong đoạn trích Vĩnh biệt cửu trùng đài
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Dàn ý Phân tích hình tượng Đan Thiềm trong Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Dàn ý Phân tích nhân vật Vũ Như Tô trong đoạn trích Vĩnh biệt cửu trùng đài
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Phân tích những mâu thuẫn trong Vĩnh biệt cửu trùng đài
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Cảm nhận vể nhân vật Đan Thiềm qua Hồi V kịch “Vũ Như Tô”.
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Phân tích tâm trạng và diễn biến tính cách của Vũ Như Tô và Đan Thiềm trong đoạn trích hổi 5 của vở kịch Vũ Như Tô.
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Phân tích đoạn kịch Vũ Như Tô – của Nguyễn Huy Tưởng.
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Giải thích lời đề tựa vở kịch Vũ Tố Như
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Tóm tắt tác phẩm “Rô-mê-ô và Giu-li-ét”
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Bình giảng đoạn trích “Tình yêu và thù hận”
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Phân tích đoạn trích “Tình yêu và thù hận”
- Văn mẫu lớp 11 Tập 1: Phân tích diễn biến tâm trạng của Rô-mê-ô và Giu-li-ét
- Văn mẫu lớp 11 Tập 2: Phân tích bài Lưu biệt khi xuất dương của Phan Bội Châu
- Văn mẫu lớp 11 Tập 2: Cảm nhận về bài thơ Lưu biệt khi xuất dương của Phan Bội Châu
- Văn mẫu lớp 11 Tập 2: Phân tích bài Lưu biệt khi xuất dương của Phan Bội Châu
- Văn mẫu lớp 11 Tập 2: Dàn ý Phân tích bài thơ Lưu biệt khi xuất dương của Phan Bội Châu
- Văn mẫu lớp 11 Tập 2: Phân tích bài thơ Lưu biệt khi xuất dương của Phan Bội Châu
- Văn mẫu lớp 11 Tập 2: Phân tích hình tượng người chí sĩ yêu nước trong bài thơ Lưu biệt khi xuất dương của Phan Bội Châu
- Văn mẫu lớp 11 Tập 2: Lập dàn ý phân tích bài thơ Lưu biệt khi xuất dương của Phan Bội Châu
- Văn mẫu lớp 11 Tập 2: Phân tích bài thơ Hầu Trời của Tản Đà
- Văn mẫu lớp 11 Tập 2: Phân tích cái “tôi” ngông của Tản Đà trong bài thơ Hầu Trời.
- Văn mẫu lớp 11 Tập 2: Giới thiệu một vài nét về Tản Đà và bài thơ “Hầu Trời”
- Văn mẫu lớp 11 Tập 2: Trí tưởng tượng phóng túng và tấm lòng ưu ái của Tản Đà qua bài thơ “Hầu Trời”.
- Văn mẫu lớp 11 Tập 2: Phân tích bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu
- Văn mẫu lớp 11 Tập 2: Phân tích quan niệm sống “vội vàng” của Xuân Diệu trong tác phẩm cùng tên
- Văn mẫu lớp 11 Tập 2: Triết lý nhân sinh trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu
- Văn mẫu lớp 11 Tập 2: Phân tích vẻ đẹp thiên nhiên trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu
- Văn mẫu lớp 11 Tập 2: Dàn ý phân tích bài thơ Vội vàng
- Văn mẫu lớp 11 Tập 2: Phân tích bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu
- Văn mẫu lớp 11 Tập 2: Phân tích cái tôi trữ tình trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu.
- Văn mẫu lớp 11 Tập 2: Phân tích vẻ đẹp thiên nhiên trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu.
- Văn mẫu lớp 11 Tập 2: Phân tích quan niệm sống “vội vàng” của Xuân Diệu trong tác phẩm cùng tên.
- Văn mẫu lớp 11 Tập 2: Triết lý nhân sinh trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu.
- Văn mẫu lớp 11 Tập 2: Phân tích vẻ đẹp thiên nhiên trong đoạn thơ sau
- Văn mẫu lớp 11 Tập 2:
- Văn mẫu lớp 11 Tập 2: Phân tích vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài Tràng giang của Huy Cận.
- Văn mẫu lớp 11 Tập 2: Phân tích cái tôi trữ tình trong bài Tràng giang của Huy Cận.
- Văn mẫu lớp 11 Tập 2: Cảm nhận bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Tràng giang của Huy Cận.
- Văn mẫu lớp 11 Tập 2: Dàn ý vẻ đẹp vừa cổ điển vừa hiện đại trong Tràng giang
- Văn mẫu lớp 11 Tập 2: Giới thiệu một vài nét về Huy Cận và bài thơ “Tràng giang”
- Văn mẫu lớp 11 Tập 2: Phân tích khổ thơ thứ 2 trong bài Tràng giang
- Văn mẫu lớp 11 Tập 2: Phân tích bài Đây thôn Vĩ Dạ
- Văn mẫu lớp 11 Tập 2: Phân tích bức tranh thiên nhiên trong bài Đây thôn Vĩ Dạ
- Văn mẫu lớp 11 Tập 2: Phân tích cái tôi trữ tình của Hàn Mạc Tử trong bài Đây thôn Vĩ Dạ
- Văn mẫu lớp 11 Tập 2: Giới thiệu về tác giả Hàn Mặc Tử
- Văn mẫu lớp 11 Tập 2: Dàn ý phân tích Đây thôn Vĩ Dạ
- Văn mẫu lớp 11 Tập 2: Dàn ý cảm nhận bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ
- Văn mẫu lớp 11 Tập 2: Phân tích bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử.
- Văn mẫu lớp 11 Tập 2: Bình luận ý kiến: bài Đây thôn Vĩ Dạ chỉ thể hiện tình yêu đối với một người con gái xứ Huế
- Văn mẫu lớp 11 Tập 2: Cảm nhận bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ
- Văn mẫu lớp 11 Tập 2: Bình giảng khổ 1 trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ
- Văn mẫu lớp 11 Tập 2: Bình giảng bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ
- Văn mẫu lớp 11 Tập 2: Bình giảng khổ hai trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ
- Văn mẫu lớp 11 Tập 2: Ấn tượng về bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ
- Văn mẫu lớp 11 Tập 2: Hình ảnh thiên nhiên và con người xứ Huế qua bài Đây thôn Vĩ Dạ
- Văn mẫu lớp 11 Tập 2: Khung cảnh thôn Vĩ Dạ trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ
- Văn mẫu lớp 11 Tập 2: Phân tích bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh
- Văn mẫu lớp 11 Tập 2: Dàn ý phân tích bài thơ Chiều tối
- Văn mẫu lớp 11 Tập 2: Phân tích vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài Chiều tối của Hồ Chí Minh
- Văn mẫu lớp 11 Tập 2: Dàn ý phân tích bài thơ Chiều tối
- Văn mẫu lớp 11 Tập 2: Phân tích vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài thơ “Chiều tối”
- Văn mẫu lớp 11 Tập 2: Cảm nhận bài thơ Chiều tối (Mộ – Nhật kí trong tù – Hồ Chí Minh)
- Văn mẫu lớp 11 Tập 2: Bình giảng bài thơ “Mộ” trích “Nhật kí trong tù” của Hồ Chí Minh.
- Văn mẫu lớp 11 Tập 2: Phân tích bài thơ Từ ấy của Tố Hữu
- Văn mẫu lớp 11 Tập 2: Phân tích hình tượng người chiến sĩ trong bài thơ Từ ấy và Chiều tối
- Văn mẫu lớp 11 Tập 2: Giới thiệu một vài nét về tác giả Tố Hữu và bài thơ “Từ ấy”
- Văn mẫu lớp 11 Tập 2: Dàn ý phân tích bài thơ Từ ấy
- Văn mẫu lớp 11 Tập 2: Phân tích bài thơ “Từ ấy” của Tố Hữu
- Văn mẫu lớp 11 Tập 2: Phân tích khổ một bài Từ ấy
- Văn mẫu lớp 11 Tập 2: Lý tưởng sống của thanh niên ngày nay qua bài Từ ấy
- Văn mẫu lớp 11 Tập 2: Bình giảng bài thơ Từ ấy của nhà thơ Tố Hữu.
- Văn mẫu lớp 11 Tập 2: Cảm nhận bài Từ ấy của Tố Hữu.
- Văn mẫu lớp 11 Tập 2: Bình giảng đoạn thơ trong bài Từ ấy
- Văn mẫu lớp 11 Tập 2: Hoàn cảnh và tâm trạng của Tố Hữu khí viết bài thơ Từ ấy
- Văn mẫu lớp 11 Tập 2: Ý nghĩa các từ chỉ số lượng nhiều trong Từ ấy
- Văn mẫu lớp 11 Tập 2: Phân tích bài Lai Tân
- Văn mẫu lớp 11 Tập 2: Cảm nhận bài thơ Lai Tân trong Nhật kí trong tù của Hổ Chí Minh
- Văn mẫu lớp 11 Tập 2: Bình giảng bài thơ Lai Tân của Hồ Chí Minh.
- Văn mẫu lớp 11 Tập 2: Phân tích bài thơ “Nhớ đồng” của Tố Hữu.
- Văn mẫu lớp 11 Tập 2: Bình giảng bài thơ Nhớ đồng của Tố Hữu
- Văn mẫu lớp 11 Tập 2: Bình giảng đoạn thơ trong bài thơ Nhớ đồng
- Văn mẫu lớp 11 Tập 2: Giới thiệu một vài nét về tác giả Nguyễn Bính
- Văn mẫu lớp 11 Tập 2: Bình giảng bài thơ Tương Tư của Nguyễn Bính
- Văn mẫu lớp 11 Tập 2: Bình giảng khổ cuối bài “Tương tư” của Nguyễn Bính
- Văn mẫu lớp 11 Tập 2: Bình giảng 4 câu cuối bài thơ “Tương tư” của thi sĩ Nguyễn Bính
- Văn mẫu lớp 11 Tập 2: Cảm nhận về bài thơ “Tương tư” của Nguyễn Bính.
- Văn mẫu lớp 11 Tập 2: Phân tích bài thơ Tương tư của Nguyễn Bính.
- Văn mẫu lớp 11 Tập 2: Tình yêu trong thơ Nguyễn Bính chân thật và mộc mạc
- Văn mẫu lớp 11 Tập 2: Bình bài thơ “Chiều xuân” của nữ sĩ Anh Thơ.
- Văn mẫu lớp 11 Tập 2: Bình giảng bài thơ “Chiều xuân” của Anh Thơ.
- Văn mẫu lớp 11 Tập 2: Phân tích bài Chiều xuân của Anh Thơ
- Văn mẫu lớp 11 Tập 2: Phân tích bài thơ Tôi yêu em của Puskin
- Văn mẫu lớp 11 Tập 2: Phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình trong bài tôi yêu em
- Văn mẫu lớp 11 Tập 2: Phân tích bài thơ “Tôi yêu em”
- Văn mẫu lớp 11 Tập 2: Bình giảng bài thơ “Tôi yêu em” của Pu-skin
- Văn mẫu lớp 11 Tập 2: Cảm nghĩ của em về bài thơ “Tôi yêu em” của nhà thơ Puskin
- Văn mẫu lớp 11 Tập 2: Vẻ đẹp tình yêu trong sáng trong bài thơ Tôi yêu em
- Văn mẫu lớp 11 Tập 2: Giới thiệu một vài nét về Ta-go và Bài thơ số 28
- Văn mẫu lớp 11 Tập 2: Cảm nhận về Bài thơ số 28
- Văn mẫu lớp 11 Tập 2: Phân tích bài thơ số 28 của Ta-go.
- Văn mẫu lớp 11 Tập 2: Phân tích tình yêu đôi lứa trong Bài thơ số 28
- Văn mẫu lớp 11 Tập 2: Phân tích truyện ngắn Người trong bao của Sê- khốp
- Văn mẫu lớp 11 Tập 2: Phân tích hình tượng Bê-li-cốp của Sê- khốp
- Văn mẫu lớp 11 Tập 2: Tóm tắt tác phẩm “Người trong bao”
- Văn mẫu lớp 11 Tập 2: Phân tích và nêu cảm nghĩ về truyện “Người trong bao” của Sê-khốp.
- Văn mẫu lớp 11 Tập 2: Em hãy viết bài văn phân tích truyện ngắn Người trong bao của A.P.Sê-khốp
- Văn mẫu lớp 11 Tập 2: Phân tích chân dung và tính cách của nhân vật người trong bao của Bê li cốp
- Văn mẫu lớp 11 Tập 2: Phân tích Người cầm quyền khôi phục uy quyền
- Văn mẫu lớp 11 Tập 2: Phân tích nhân vật Giăng-văn-giăng trong đoạn trích “Người cầm quyền khôi phục uy quyền”
- Văn mẫu lớp 11 Tập 2: Phân tích nhân vật Phăng- tin trong đoạn trích “Người cầm quyền khôi phục uy quyền”
- Văn mẫu lớp 11 Tập 2: Tóm tắt trích đoạn “Người cầm quyền khôi phục uy quyền”
- Văn mẫu lớp 11 Tập 2: Cảm nhận về Người cầm quyền khôi phục uy quyền
- Văn mẫu lớp 11 Tập 2: Phân tích đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền
- Văn mẫu lớp 11 Tập 2: Phân tích phần kết của đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền
- Văn mẫu lớp 11 Tập 2: Bình luận bài Về luân lí xã hội ở nước ta
- Văn mẫu lớp 11 Tập 2: Cảm nhận bài Về luân lí xã hội ở nước ta
- Văn mẫu lớp 11 Tập 2: Phân tích bài Về luận lí xã hội ở nước ta
- Văn mẫu lớp 11 Tập 2: Phân tích tác phẩm Tiếng mẹ đẻ – Nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức
- Văn mẫu lớp 11 Tập 2: Cảm nhận tác phẩm Tiếng mẹ đẻ – Nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức
- Văn mẫu lớp 11 Tập 2: Phân tích bài Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác
- Văn mẫu lớp 11 Tập 2: Cảm nhận của anh (chị) khi đọc văn bản Ba cống hiến vĩ đại của Mác
- Văn mẫu lớp 11 Tập 2: Cảm nhận của anh (chị) khi đọc văn bản Một thời đại trong thi ca của Hoài Thanh
- Văn mẫu lớp 11 Tập 2: Phân tích bài Một thời đại trong thi ca
Đề bài: Phân tích hình tượng người nông dân nghĩa sĩ trong văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
Bài làm
Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu là bức tượng đài bi tráng về người anh hùng nông dân nghĩa sĩ. Lần đầu tiên trong lịch sử văn học, hình tượng người nông dân mới được dựng lên hoàn chỉnh và đẹp đẽ đến vậy. Với tác phẩm này, Nguyễn Đình Chiểu đã hoàn chỉnh bức tranh về vẻ đẹp anh hùng, dũng cảm của người nông dân.
Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta. Đến tháng 2/1859 thực dân Pháp chiếm được Gia Định và tấn công các vùng phụ cận (Gò Công, Cần Giuộc). Ngày 14/12/1861, cuộc khởi nghĩa của nghĩa quân Cần Giuộc giành được thắng lợi ban đầu: chém đầu được 1 tên quan hai của Pháp và khá nhiều lính thuộc địa, chiếm đóng được đồn giặc. Ngày 16/12/1862, giặc phản công, 20 nghĩa quân bị giết chết. Bởi vậy, tuần phủ Gia Định lúc bấy giờ là Đỗ Quang đã yêu cầu Nguyễn Đình Chiểu viết 1 bài văn tế để đọc trong lễ truy điệu của các nghĩa sĩ Cần Giuộc.
Hình ảnh người nông dân, không phải là chưa bao giờ xuất hiện trong văn học Trung đại, tác phẩm Bình ngô đại cáo của Nguyễn Trãi đã từng nhắc đến họ: “Yết can vi kì, manh lệ chi đồ tứ tập” (Dựng gậy làm cờ, manh lệ bốn phương tụ hội). Đây là lần đầu người nông dân được nhắc đến trong văn chương, song vì tính chất của một bản tuyên ngôn nên Nguyễn Trãi không có điều kiện để khắc họa rõ nét chân dung người nông dân mà mới chỉ dừng lại ở việc khẳng định vị trí, vai trò của họ trong cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược.
Còn đến Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu, lần đầu tiên trong văn học Việt Nam, bức tranh chân dung và tinh thần người nông dân được dựng lên hoàn chỉnh đến vậy. Họ được khắc họa từ cuộc sống sinh hoạt đời thường cho đến đời sống tinh thần, từ vẻ ngoài chất phác, hồn hậu cho đến lòng dũng, cảm kiên cường sẵn sàng đứng lên bảo vệ đất nước. Đây chính là phát hiện mới mẻ của Nguyễn Đình Chiểu đối với người nông dân – lực lượng nòng cốt trong mọi cuộc kháng chiến, song lại ít khi được nhận thức đúng đắn về vai trò lịch sử.
Mở đầu, phần Lung khởi tác giả đã khái quát được bối cảnh thời đại và khẳng định vị trí , ý nghĩa của người nghĩa sĩ nông dân: “Súng giặc đất rền; lòng dân trời tỏ/ Mười năm công vỡ ruộng, chưa ắt còn danh nổi như phao; một trận nghĩa đánh Tây, tuy là mất tiếng vang như mõ”. Đây là một thời đại bi tráng, khổ nhục như vĩ đại, thời đại đó đã sản sinh ra những người nông dân nghĩa sĩ với lòng yêu nước nồng nàn. Câu văn ngắn, chỉ có tám chữ: súng giặc/ lòng dân, đất rền/ trời tỏ gợi lên không khí thời đại sục sôi, căng thẳng, quyết liệt của nhân dân ta trong quá trình chiến đấu với kẻ thù. Hai câu văn tuy ngắn những lại có ý nghĩa quan trọng, tạo thành bệ đỡ để thấy được vẻ đẹp của tượng đài nghĩa sĩ nông dân phía sau.
Những người nghĩa sĩ nông dân khi chưa có quân giặc xâm lược họ sống và làm việc với cuộc đời đầy lam lũ, cực nhọc: “Cui cút làm ăn, toan lo nghèo đói”. Cuộc đời họ quanh quẩn sau lũy tre làng, cùng với công việc đồng áng vất vả: “chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ” , “việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm” họ hoàn toàn xa lạ với việc đao binh: “tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ mắt chưa từng ngó”. Cuộc đời họ gắn bó với làng ruộng, gắn bó với quê hương, bởi vậy, khi nghe tin giặc tới xâm lược, họ đặt trọn niềm tin vào triều đình: “Trông tin quan như trời hạn trông mưa” và họ mang trong mình lòng căm thù giặc sâu sắc: “Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan; ngày xem ống khói chạy đen sì, muốn ra cắn cổ”. Không chỉ vậy, họ còn là người có ý thức trách nhiệm với quê hương, đất nước khi tổ quốc lâm nguy, dù không được học binh pháp nhưng họ sẵn sàng hi sinh bản thân vì sự bình yên của quê hương, đất nước.
Người nông dân vốn chỉ tay cuốc, tay cày “trong trận nghĩa đánh Tây vụt đứng lên thành những anh hùng hiên ngang, lẫm liệt”. Đâu còn hình bóng của những con người chỉ biết trong làng bộ, tầm nhìn hạn hẹp, chỉ trong phút chốc họ đã lớn dậy trưởng thành với tinh thần chiến đấu sục sôi. Vũ khi được trang bị thô sơ, hầu hết là những vật dụng sinh hoạt hàng ngày: ngọn tầm vông, rơm con cúi, lưỡi dao phay,… Nhưng tinh thần của họ lại bừng bừng khí thế và sự nhiệt huyết xông tới chiến đấu với kẻ thù: “đạp rào lướt tới, coi giặc cũng như không”, “xô cửa xông vào, liều mình như chẳng có”,… Hành động hết sức mạnh mẽ, quyết liệt: “kẻ đâm ngang, người chém ngược làm cho mã tà, ma ní hồn kính; bọn hè trước, lũ ó sau, trối kệ tàu sắt, tàu đồng súng nổ”. Đoạn thơ đã miêu tả được không khí hào hùng của trận đấu, tác giả sử dụng liên tiếp các động từ: đạp, lướt, xô, xông, đâm,… giúp cực tả không khí hào hùng, hành động dứt khoát, dũng mãnh của những con người vì nghĩa lớn mà quên thân mình.
Khi khắc họa hình tượng người nông dân nghĩa sĩ, người viết hoàn toàn sử dụng bút pháp hiện thực, chân dung của họ được tái hiện chân thực nhất từ dáng vẻ về ngoài, cho đến cuộc sống lao động vất vả hàng ngày,… Nguyễn Đình Chiểu đã vận dụng nhiều biện pháp nghệ thuật như so sánh (ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ,…) Đặc biệt là thủ pháp đối lập được sử dụng nhiều: lướt tới/xông vào, đâm ngang/ chém ngược, manh áo vải, ngọn tầm vông/ đạn to, đạn nhỏ,… Các thủ pháp nghệ thuật trên đã góp phần khắc họa vẻ đẹp anh dũng, bi tráng của người nông dân nghĩa sĩ.
Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là bản anh hùng ca ngợi ca những người nông dân nghĩa sĩ anh dũng, bất khuất, kiên cường. Hình ảnh, sự hi sinh của họ là minh chứng cho lòng yêu nước nồng nàn, cho triết lí sống ngàn đời của ông cha ta: “Chết vinh còn hơn sống nhục”.
Đề bài: Cảm nhận hình tượng người nông dân nghĩa sĩ Cần Giuộc trong tác phẩm “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” của Nguyễn Đình Chiểu.
Bài làm
Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ mù yêu nước có tấm lòng thương dân thương đời sâu sắc. Ông để lại nhiều tác phẩm văn học có giá trị bên cạnh truyện thơ “Lục Vân Tiên” nổi tiếng thì “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” là đỉnh cao trong sáng tác biểu hiện cao độ nhất tư tưởng yêu nước thương dân của tác giả. Với lòng khâm phục và cảm thương chân thành, nhà văn đã xây dựng tượng đài bất hủ về người nông dân_những con người chân chất mộc mạc lại mang trong mình nét đẹp của người hùng dân tộc tự nguyện đánh giặc và xả thân vì sự sống còn của đất nước.
Trước tiên họ là những người nông dân thuần phác nhà quê nông thôn. Những con người ấy chỉ “Cui cút làm ăn toan lo nghèo khó”, cuộc sống của họ chỉ bó hẹp ở trong làng bộ với công việc của người nhà nông với ruộng trâu, với “việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy tay vốn quen làm”. Họ đầu tắt mặt tối lo làm lụng mưu sinh. Họ chỉ là những người dân ấp dân lân “Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung”, họ cũng chẳng hay việc “tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ”, không hề biết gì về việc quân, việc lính, việc binh đao chinh chiến. Người nông dân nghĩa sĩ Cần Giuộc thật thuần phác với chất thôn quê, mộc mạc sống trong cái nghèo cái đói của người nhà nông.
Tuy nhiên họ lại mang trong mình vẻ đẹp của con người có tinh thần tự nguyện đánh giặc. Bởi khi giặc loạn nhũng nhiễu, triều đình chống cự yếu ớt, “tấc đất ngọn rau, miếng cơm manh áo” của họ bị cướp, lãnh thổ đất nước bị giặc xâm lăng. Vốn là con người của dân tộc có truyền thống yêu quê hương đất nước, đánh giặc ngoại xâm bao đời nay họ tự nguyện đánh giặc mà không cần đợi “Nào đợi ai đòi ai bắt, phen này xin ra sức đoạn kình; chẳng thèm trốn ngược trốn xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ”. Tinh thần hăng hái, khí thế hào hùng tiếp nối hào khí Đông A của thời đại nhà Trần. Họ xung phong đánh giặc dù cho có khó khăn, gian lao và nguy hiểm là đoạn kình, bộ hổ tức chém cá kình, bắt hổ lớn. Giặc lúc này vô cùng hung hãn, số lượng lớn, vũ khí hiện đại hơn ta gấp trăm lần nhưng những người nông dân áo vải ấy không hề run sợ.
Người nông dân nghĩa sĩ anh dũng chiến đấu, quyết tâm xả thân vì nước. Dù cho giặc mạnh và hiện đại, dù cho biết trước sẽ hi sinh, dù cho ra trận chỉ với tinh thần yêu nước và lòng căm thù giặc nhưng họ không hề nao núng. Tinh thần ấy đẹp biết bao, đáng phục, đáng nể biết bao khi chỉ là những người dân nghèo khó lam lũ lại dám xông pha trận mạc như những người lính thực thụ nhưng ra trận chỉ với “manh áo vải” chẳng có bao tấu, bầu ngòi, dao tu hay nón gõ họ chiến đấu với vũ khí thô sơ, là công cụ lao động của nhà nông “trong tay cầm một ngọn tầm vông” rồi rơm con cúi và lưỡi dao phay…đem đối chọi với vũ khí hiện đại của quân thù.
Họ chiến đấu bằng trái tim đến hơi thở cuối cùng, họ trở thành bức tượng đài lí tưởng sừng sững trong lòng người dân Việt Nam với một khí thế đánh giặc mãnh liệt làm chủ trận chiến cam go. Bức tranh chân thực và sinh động đặc tả hình ảnh anh dũng của người nông dân trong phút công đồn được Đồ Chiểu khắc họa qua đoạn văn: “Chi nhọc quan quản gióng trống kì trống giục, đạp rào lướt tới coi giặc cũng như không; nào sợ thằng Tây bắn đạn nhỏ đạn to, xô cửa xông vào liều mình như chẳng có. Kẻ đam ngang, người chém ngược, làm cho mã tà ma ní hồn kinh; bọn hè trươc lũ ó sau, trối kệ tàu sắt tàu đồng súng nổ”. Hàng loạt các động từ mạnh, giới từ, nhịp điệu dồn dập, mạnh mẽ, câu văn như bị ngắt ra thành vụn nhỏ khắc họa hình tượng người nghĩa sĩ anh dũng liều mình xông vào xả thân vì nền độc lập dân tộc, tinh thần ấy làm cho lũ giặc phải kinh hồn bạt vía hoảng sợ. Có thể nói hình tượng người nông dân nghĩa sừng sững nổi bật trên nền trời đầy khói lửa làm nên bức tượng đài kì vĩ để lại dấu ấn khó quên trong lòng người dân Việt.
Hình tượng người nông dân bấy lâu đã xuất hiện trong văn chương như: “Dụ chư tì tướng hịch văn”, “Bình Ngô đại cáo”…nhưng phải đến “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” lần đầu tiên người nông dân Việt Nam đi vào trong tác phẩm văn học với đầy đủ từ dáng vóc, tính cách, suy nghĩ, cảm xúc và hành động chân thực đến thế. Bài tế ra đời trong hoàn cảnh cam go trong những ngày đầu kháng chiến chống Pháp. Một mặt vừa để tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với những người nghĩa sĩ đã nằm xuống với đất mẹ và ca ngợi lòng dũng cảm, bất khuất của họ, một mặt tố cáo tội ác của thực dân Pháp và phê phán thái độ chiến đấu của vua quan nhà Nguyễn, một mặt để khích lệ, động viên tinh thần tinh thần đánh giặc của nhân dân.
Như vậy, bằng lối dùng các từ ngữ sinh động, giọng điệu linh hoạt, gần gũi với đời sống nông dân, đậm chất Nam Bộ. Nguyễn Đình Chiểu đã xây dựng nên hình tượng người nông dân nghĩa chân chất, mộc mạc, lam lũ nghèo khó mà cao đẹp vĩ đại với tấm lòng yêu nước sâu sắc. Đây là hình tượng đẹp nhất về người nông dân trong lịch sử văn học dân tộc.