Đề bài: Phân tích bức tranh mùa thu qua bài Câu cá mùa thu

Bài làm

I. Mở bài

– Câu cá mùa thu là một bài thơ thu tiêu biểu trong chùm ba bài thơ thu được viết bằng chữ Nôm của Nguyễn Khuyến – một nhà thơ “nổi tiếng nhấy trong văn học Việt Nam là về thơ Nôm

– Trong bài thơ, bức tranh mùa thu đã được khắc họa rõ nét

II. Thân bài

1. Bức tranh mùa thu được khắc họa từ sự thay đổi điểm nhìn

– Bức tranh mùa thu được thu vào tầm mắt theo điểm nhìn thay đổi từ gần đến cao xa: từ “thuyền câu bé tẻo teo” trong “ao thu” đến “tầng mây lơ lửng”

– Điểm nhìn tiếp tục từ cao xa trở lại gần: Từ “trời xanh ngắt” quay trở về với thuyền câu, ao thu

⇒ Cách thay đổi điểm nhìn như vậy làm bức tranh mùa thu toàn diện: từ một khoảng ao, cảnh sắc mùa thu mở ra sinh động theo nhiều hướng

2. Bức tranh mùa thu trong bài là bức tranh mùa thu tiêu biểu nhất, đặc trưng nhất cho “mùa thu của làng cảnh Việt Nam”

Những nét đặc trưng nhất của mùa thu Bắc bộ được phác họa trong bức tranh mùa thu với đầy đủ màu sắc và đường nét:

– Màu sắc:

+ “trong veo”: sự dịu nhẹ, thanh sơ của mùa thu

+ Sóng biếc: Gợi hình ảnh nhưng đồng thời gợi được cả màu sắc, đó là sắc xanh dịu nhẹ và mát mẻ, phải chăng là sự phản chiếu màu trời thu trong xanh

+ Lá vàng trước gió: Hình ảnh và màu sắc đặc trưng của mùa thu Việt Nam

+ Hình ảnh trời xanh ngắt: sắc xanh của mùa thu lại được tiếp tục sử dụng, nhưng không phải là màu xanh dịu nhẹ, mát mẻ mà xanh thuần một màu trên diện rộng ⇒ đặc trưng của mùa thu.

– Đường nét, chuyển động:

+ hơi gợn tí ⇒ chuyển động rất nhẹ ⇒sự chăm chú quan sát của tác giả

+ “khẽ đưa vèo” ⇒ chuyển động rất nhẹ rất khẽ ⇒ Sự cảm nhận sâu sắc và tinh tế

+ Tiếng cá “đớp động dưới chân bèo” ⇒ “cái tĩnh tạo nên từ một cái động rất nhỏ”

– Sự hòa hợp trong hòa phối màu sắc:

+ Màu sắc thanh nhã đặc trưng cho mùa thu không phải chỉ được cảm nhận riêng lẻ, nhìn tổng thể, vẫn nhận thấy sự hòa hợp

+ Các sắc thái xanh khác nhau tăng dần về độ đậm: xanh màu “trong veo” của ao, xanh biếc của sóng, “xanh ngắt” của trời

+ Hòa với sắc xanh là “lá vàng”: Sắc thu nổi bật hòa hợp, nổi bật với màu xanh của đất trời tạo vật càng làm tăng thêm sự hài hòa thanh dịu

⇒ Nét đặc sắc rất riêng của mùa thu làng quê được gợi lên từ những hình ảnh bình dị, đó chính là “cái hồn dân dã”, “đọc lên, như thấy trước mắt làng cảnh ao chuôm nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, trong tiết thu ; rất là đất nước mình, có thật, rất sống, chứ không theo ước lệ như ở văn chương sách vở” (Xuân Diệu)

3. Bức tranh mùa thu được khắc họa đẹp nhưng tình lặng và đượm buồn

– Không gian của bức tranh thu được mở rộng cả về chiều cao và chiều sâu nhưng tĩnh vắng:

+ Hình ảnh làng quê được gợi lên với “ngõ trúc quanh co”: hình ảnh quen thuộc

+ Khách vắng teo: Gieo vần “eo” gợi sự thanh vắng, yên ả, tĩnh lặng, làng quê ngõ xóm không có hoạt động nào của con người

+ Chuyển động nhưng là chuyển động rất khẽ: sóng “hơi gợn tí”, mây “lơ lửng”, lá “khẽ đưa” ⇒ không đủ sức tạo nên âm thanh

– Toàn bài thơ mang vẻ tĩnh lặng đến câu cuối mới xuất hiện tiếng động:

+ Tiếng cá “đớp động dưới chân bèo” → sự chăm chú quan sát của nhà thơ trong không gian yên tĩnh của mùa thu, nghệ thuật “lấy động tả tĩnh”

⇒ Tiếng động rất khẽ, rất nhẹ trong không gian rộng lớn càng làm tăng vẻ tĩnh vắng , “cái tĩnh tạo nên từ một cái động rất nhỏ”

⇒ Không gian của mùa thu làng cảnh Việt Nam được mở rộng lên cao rồi lại hướng trực tiếp vào chiều sâu, không gian tĩnh lặng và thanh vắng

III. Kết bài

– Khái quát lại những nét tiêu biểu về mặt nghệ thuật góp phần thể hiện thành công bức tranh mùa thu trong tác phẩm

– Nhấn mạnh bức tranh mùa thu trong bài thơ được khắc họa là bức tranh mùa thu đẹp nhất, tiêu biểu nhất cho mùa thu của làng cảnh Việt Nam