- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ LỊCH SỬ 6 – BÀI 1: Sơ lược về môn lịch sử
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ LỊCH SỬ 6 – BÀI 2: Cách tính thời gian trong lịch sử
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ LỊCH SỬ 6 – BÀI 3: Xã hội nguyên thủy
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ LỊCH SỬ 6 – BÀI 4: Các quốc gia cổ đại phương Đông
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ LỊCH SỬ 6 – BÀI 5: Các quốc gia cổ đại phương Tây
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ LỊCH SỬ 6 – BÀI 6: Văn hóa cổ đại
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ LỊCH SỬ 6 – BÀI 8: Thời nguyên thủy trên đất nươc ta
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ LỊCH SỬ 6 – BÀI 9: Đời sống của người nguyên thủy trên đất nước ta
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ LỊCH SỬ 6 – BÀI 10: Những chuyển biến trong đời sống kinh tế
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ LỊCH SỬ 6 – BÀI 11: Những chuyển biến về xã hội
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ LỊCH SỬ 6 – BÀI 12: Nước Văn Lang
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ LỊCH SỬ 6 – BÀI 13: Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ LỊCH SỬ 6 – BÀI 14: Nước Âu Lạc
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ LỊCH SỬ 6 – BÀI 15: Nươc Âu Lạc (tiếp theo)
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ LỊCH SỬ 6 – BÀI 17: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40)
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ LỊCH SỬ 6 – BÀI 18: Trưng Vương và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ LỊCH SỬ 6 – BÀI 19: Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế (Giữa thế kỉ I – Giữa thế kỉ VI)
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ LỊCH SỬ 6 – BÀI 20: Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế (Giữa thế kỉ I – Giữa thế kỉ VI) (tiếp theo)
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ LỊCH SỬ 6 – BÀI 21: Khởi nghĩa Lý Bí. Nước Vạn Xuân
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ LỊCH SỬ 6 – BÀI 22: Khởi nghĩa Lý Bí. Nước Vạn Xuân (tiếp theo)
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ LỊCH SỬ 6 – BÀI 23: Những cuộc khởi nghĩa lớn trong các thế kỉ VII – IX
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ LỊCH SỬ 6 – BÀI 24: Nước Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ IX
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ LỊCH SỬ 6 – BÀI 26: Cuộc đấu tranh giành quyền tự chủ của họ Khúc, họ Dương
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ LỊCH SỬ 6 – BÀI 27: Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938
Bài 9: Đời sống của người nguyên thủy trên đất nước ta:
Bài 1 trang 17 Tập bản đồ Lịch Sử 6 Dựa vào nội dung SGK, em hãy nêu những nét khái quát về đời sống vật chất và tổ chức xã hội của người nguyên thủy ở thời Hòa Bình – Bắc Sơn – Hạ Long trên đất nước ta vào chỗ chấm (…) trong bảng dưới đây.
Lời giải:
Đời sống vật chất | Tổ chức xã hội |
– Công cụ chủ yếu bằng đá.
– Họ đã biết mài đá, dùng nhiều loại đá khác nhau để làm công cụ các loại như rìu,bôn, chày. – Biết dùng tre, gõ, xương làm công cụ và đồ dùng cần thiết. – Biết làm gốm. – Biết trồng trọt, chăn nuôi. |
-Sống thành từng nhóm và định cu lâu dài ở những vùng thuận tiện.
– Số người tăng lên. – Quan hệ xã hội hình thành. – Những người cùng huyết thống chung sống với nhau theo chế độ mẫu hệ. |
Bài 2 trang 17 Tập bản đồ Lịch Sử 6 Quan sát hình 26 – Vòng tay, khuyên đá, hình 27 – Hình mặt người khắc trên vách hang Đồng Nội ( Hòa Bình) trong SGK và dựa vào nội dung bài học, em hãy:
a. Kể tên các hiện vật có trong hình 26 và công dụng của chúng.
Lời giải:
– Hình 26 có:
+ Vòng tay.
+ Những vòng đá có khoan lỗ ở giữa để kết thành chuỗi làm vòng đeo cổ, đeo tay.
+ Khuyên tai đá.
=> Công dụng: Làm đồ trang sức. Những vòng tay, khuyên đá này làm phong phú thêm đời sống tinh thần của người nguyên thủy.
b. Miêu tả các hình có trong hình 27.
Lời giải:
– Hình 27 là các hình mặt người được khắc trên vách hang động. Ta thấy có 3 mặt người, hai mặt người nhìn thẳng, một mặt nghiêng. Trên ba mặt đều có khắc chữ Y, có thể là thể hiện cái sừng. Người nguyên thủy đã biết vẽ trên vách hang động những hình mô tả cuộc sống tinh thần của mình.
c. Theo em, nội dung hình 26 và hình 27 cho ta biết điều gì?
Lời giải:
– Nội dung hình 26, 27 cho ta biết:
+ Đời sống tinh thần của người nguyên thủy ngày càng phong phú.
+ Người nguyên thủy đã có nhu cầu làm đẹp, biết chế tạo trang sức bằng đá, đất nung.
+ Biết vẽ trên vách hang động những hình mô tả cuộc sống tinh thần của mình. Qua đó cũng thể hiện người nguyên thủy đã có tín ngưỡng thờ cúng vật tổ, là một động vật ăn cỏ, trâu hoặc hươu vì trên hình vẽ có sừng.