- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ LỊCH SỬ 6 – BÀI 1: Sơ lược về môn lịch sử
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ LỊCH SỬ 6 – BÀI 2: Cách tính thời gian trong lịch sử
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ LỊCH SỬ 6 – BÀI 3: Xã hội nguyên thủy
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ LỊCH SỬ 6 – BÀI 4: Các quốc gia cổ đại phương Đông
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ LỊCH SỬ 6 – BÀI 5: Các quốc gia cổ đại phương Tây
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ LỊCH SỬ 6 – BÀI 6: Văn hóa cổ đại
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ LỊCH SỬ 6 – BÀI 8: Thời nguyên thủy trên đất nươc ta
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ LỊCH SỬ 6 – BÀI 9: Đời sống của người nguyên thủy trên đất nước ta
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ LỊCH SỬ 6 – BÀI 10: Những chuyển biến trong đời sống kinh tế
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ LỊCH SỬ 6 – BÀI 11: Những chuyển biến về xã hội
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ LỊCH SỬ 6 – BÀI 12: Nước Văn Lang
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ LỊCH SỬ 6 – BÀI 13: Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ LỊCH SỬ 6 – BÀI 14: Nước Âu Lạc
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ LỊCH SỬ 6 – BÀI 15: Nươc Âu Lạc (tiếp theo)
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ LỊCH SỬ 6 – BÀI 17: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40)
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ LỊCH SỬ 6 – BÀI 18: Trưng Vương và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ LỊCH SỬ 6 – BÀI 19: Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế (Giữa thế kỉ I – Giữa thế kỉ VI)
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ LỊCH SỬ 6 – BÀI 20: Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế (Giữa thế kỉ I – Giữa thế kỉ VI) (tiếp theo)
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ LỊCH SỬ 6 – BÀI 21: Khởi nghĩa Lý Bí. Nước Vạn Xuân
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ LỊCH SỬ 6 – BÀI 22: Khởi nghĩa Lý Bí. Nước Vạn Xuân (tiếp theo)
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ LỊCH SỬ 6 – BÀI 23: Những cuộc khởi nghĩa lớn trong các thế kỉ VII – IX
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ LỊCH SỬ 6 – BÀI 24: Nước Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ IX
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ LỊCH SỬ 6 – BÀI 26: Cuộc đấu tranh giành quyền tự chủ của họ Khúc, họ Dương
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ LỊCH SỬ 6 – BÀI 27: Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938
Bài 13: Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang
Bài 1 trang 24 Tập bản đồ Lịch Sử 6:Quan sát ảnh chụp trống đồng Ngọc Lũ (Hà Nam) và đọc kĩ đoạn tư liệu dưới đây em hãy:
a. Điền tiếp vào chỗ chấm (…) tên các bộ phận của trống.
Lời giải:
1. Mặt trống
2. Thân trống
3. Tang trống
4. Phần giữa thân trống
5. Chân trống
6. Quai trống
b. Em có nhận xét gì về nghề luyện kim của nước ta lúc bấy giờ?
Lời giải:
Nghề luyện kim ở nước ta lúc bấy giờ rất phát triển, có trình độ kĩ thuật và tính chuyên môn hóa cao.
Bài 2 trang 25 Tập bản đồ Lịch Sử 6: Quan sát hình 38 – Hình trang trí trên trống đồng trong SGK và dựa vào nội dung bài học em hãy:
a. Trình bày ngắn gọn những hiểu biết về cách trang trí trên trống đồng (Hoặc sưu tầm một đoạn tư liệu nói về những hình trang trí đó) và chép vào chỗ chấm (…) dưới đây.
Lời giải:
Mặt trống hình tròn được trang trí bằng nhiều lớp hoa văn khác nhau.
– Ngoài cùng là hình những con chim mỏ dài, đuôi dài, chân duỗi ra phía sau, cánh xòe rộng vươn mình nối đuôi nhau bay về phía trước, xen kẽ là những con chim đứng, mình tròn, đuôi ngắn, mỏ ngắn.
– Lớp hoa văn tiếp theo là từng cặp hươu, nai rừng, sừng uốn cong, dài, đi thong thả về phía trước.
– Vòng trong là cảnh những người hóa trang thành chim, cầm giáo đang đi nhịp nhàng hay đang múa. Tiếp theo là người cầm chày giã gạo, người rung chuông, đánh trống. Bên cạnh người là những con chim đậu trên mái nhà. Lông chim được trang trí trên cái chày.
-Chính giữa mặt trống là mặt trời với 14 tia trên biểu hoa văn hình rang cưa, hình tròn và hình chữ s.
b. Theo em, những họa tiết trang trí trên trống đồng cho ta biết điều gì?
Lời giải:
– Những họa tiết trên trống đồng thể hiện gần như toàn cảnh những sinh hoạt vật chất và tinh thần phong phú của người Việt Cổ.
– Các hoa văn đa dạng trên mặt trống phản ánh cuộc sống lao động, chiến đấu, những hình thức tín ngưỡng và vui chơi của người xưa.
Bài 3 trang 25 Tập bản đồ Lịch Sử 6: Dựa vào nội dung bài học, em hãy trình bày ngắn gọn những nội dung về đời sống vật chất và đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang vào chỗ chấm (…) trong bảng dưới đây.
Lời giải:
Đời sống vật chất | Đời sống tinh thần |
---|---|
– Nhà ở: nhà sàn mái cong hình thuyền hay mái tròn hình mui thuyền, làm bằng gỗ, tre nứa, lá, có cầu thang lên xuống.
– Địa bàn cư trú: ven đồi hoặc vùng đất cáo ven sông, suối. – Đi lại: Chủ yếu bằng thuyền. – Ăn: thức ăn chính là cơm nếp, cơm tẻ, rau, cà, thịt, cá. Họ biết dùng mâm, bát, đũa, làm mắm cá, muối, dùng gừng. – Trang phục : + Ngày thường: nam đóng khố, mình trần, đi chân đất. Nữ mặc váy, áo xẻ giữa, có yếm che ngực. Tóc có nhiều kiểu. + Ngày lễ: đeo đồ trang sức. Phụ nữ mặc váy xòe kết bằng lông chim, đội mũ cắm lông chim hay bông lau. |
– Hình thành nhiều tầng lớp: những người quyền quý, dân tự do, nô tì, nhưng chưa phân hóa sâu sắc.
– Tổ chức nhiều lễ hội, vui chơi. – Tín ngưỡng: thờ cúng các lực lượng tự nhiên. – Người chết được chôn trong thạp, bình, mộ thuyền, mộ cây kèm đồ trang sức. |