- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ LỊCH SỬ 6 – BÀI 1: Sơ lược về môn lịch sử
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ LỊCH SỬ 6 – BÀI 2: Cách tính thời gian trong lịch sử
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ LỊCH SỬ 6 – BÀI 3: Xã hội nguyên thủy
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ LỊCH SỬ 6 – BÀI 4: Các quốc gia cổ đại phương Đông
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ LỊCH SỬ 6 – BÀI 5: Các quốc gia cổ đại phương Tây
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ LỊCH SỬ 6 – BÀI 6: Văn hóa cổ đại
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ LỊCH SỬ 6 – BÀI 8: Thời nguyên thủy trên đất nươc ta
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ LỊCH SỬ 6 – BÀI 9: Đời sống của người nguyên thủy trên đất nước ta
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ LỊCH SỬ 6 – BÀI 10: Những chuyển biến trong đời sống kinh tế
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ LỊCH SỬ 6 – BÀI 11: Những chuyển biến về xã hội
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ LỊCH SỬ 6 – BÀI 12: Nước Văn Lang
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ LỊCH SỬ 6 – BÀI 13: Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ LỊCH SỬ 6 – BÀI 14: Nước Âu Lạc
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ LỊCH SỬ 6 – BÀI 15: Nươc Âu Lạc (tiếp theo)
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ LỊCH SỬ 6 – BÀI 17: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40)
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ LỊCH SỬ 6 – BÀI 18: Trưng Vương và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ LỊCH SỬ 6 – BÀI 19: Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế (Giữa thế kỉ I – Giữa thế kỉ VI)
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ LỊCH SỬ 6 – BÀI 20: Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế (Giữa thế kỉ I – Giữa thế kỉ VI) (tiếp theo)
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ LỊCH SỬ 6 – BÀI 21: Khởi nghĩa Lý Bí. Nước Vạn Xuân
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ LỊCH SỬ 6 – BÀI 22: Khởi nghĩa Lý Bí. Nước Vạn Xuân (tiếp theo)
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ LỊCH SỬ 6 – BÀI 23: Những cuộc khởi nghĩa lớn trong các thế kỉ VII – IX
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ LỊCH SỬ 6 – BÀI 24: Nước Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ IX
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ LỊCH SỬ 6 – BÀI 26: Cuộc đấu tranh giành quyền tự chủ của họ Khúc, họ Dương
- GIẢI TẬP BẢN ĐỒ LỊCH SỬ 6 – BÀI 27: Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938
Bài 3: Xã hội nguyên thủy
Bài 1 trang 7 Tập bản đồ Lịch Sử 6: Quan sát hình 3 – Cuộc sống của người nguyên thủy và hình 4 – Săn ngựa rừng trong SGK, em hãy đánh dấu X ứng với những câu em cho là đúng.
+) Bức tranh “Cuộc sống của người nguyên thủy” miêu tả những nội dung gì?
Lời giải:
Cuộc sống của người nguyên thủy trong hang đá. Họ có khoảng gần chục người, gồm cả đàn ông, phụ nữ và trẻ em. | |
Người nguyên thủy đang chuẩn bị giết một con voi mà họ săn được | |
X | Có người đang ghè đẽo đá để làm công cụ sản xuất, có người đang cắt miếng da thú, có người đang gom lượm những ngọn cây, có người đang đốt lửa |
+) Bức tranh “Săn ngựa rừng” miêu tả hoạt động gì của người nguyên thủy?
Lời giải:
Người nguyên thủy đang huấn luyện đàn ngựa | |
Người nguyên thủy đang xua đuổi đàn ngựa rừng vào trang trại | |
X | Người nguyên thủy đang cầm lao săn đuổi, dồn đàn ngựa rừng lao xuống vực |
+) Qua hai bức tranh chúng ta biết được điều gì?
Lời giải:
X | Người nguyên thủy sống theo bầy, gồm khoảng vài chục người |
X | Họ biết hái lượm hoa quả và săn bắt thú để làm thức ăn, biết ghè đẽo đá để làm công cụ và thường sống trong các hang đá hoặc mái đá |
Người nguyên thủy sống riêng lẻ theo từng nhóm hai hoặc ba người |
Bài 2 trang 7 Tập bản đồ Lịch Sử 6: Quan sát hình 5 – Người tối cổ và Người tinh khôn trong SGK và dựa vào nội dung bài học, em hãy đánh dấu x vào ô trống tương ứng với những ý em cho là đúng.
+) Những điểm khác nhau về hình dáng giữa Người tối cổ và Người tinh khôn là gì?
Lời giải:
X | Người tinh không có dáng đi thẳng, còn Người tối cổ có dáng đi lao về phía trước |
Người tối cổ có hình dáng giống người hiện đại ngày nay hơn Người tinh khôn | |
X | Thể tích hộp sọ của người tinh khôn lớn hơn Người tối cổ |
+) Cuộc sống của Người tinh khôn có bước phát triển hơn Người tối cổ như thế nào?
Lời giải:
X | Người tinh khôn sống theo từng nhóm nhỏ, gồm vài chục gia đình có họ hàng gần gũi với nhau gọi là thị tộc |
Người tinh khôn đã biết phân phối sản phẩm cho mọi người trong thị tộc theo công sức đóng góp của mỗi người | |
X | Người tinh khôn đã biết trồng rau, trồng lúa, chăn nuôi gia súc, làm đồ gốm |
Bài 3 trang 8 Tập bản đồ Lịch Sử 6: Quan sát hình 7 – Công cụ, dồ dùng và đồ trang sức bằng đồng trong SGK, em hãy:
a. Nêu tên các hiện vật có trong ảnh và công dụng của chúng.
Lời giải:
Hình 7 là bức ảnh chụp:
– Dao đồng , búa, lưỡi liềm đồng,…dùng làm công cụ lao động, sản xuất.
– Bát đồng,…là đò dùng phục vụ sinh hoạt hàng ngày.
– Mũi lao đồng, mũi tên đồng,…dùng làm vũ khí để săn bắn, tự vệ, chiến đấu.
– Vòng đeo cổ, đeo tay bằng đồng…dùng làm trang sức. cho thấy việc SD đồ đồng đã rất phổ biến.
b. Đánh dấu x vào ô trống ứng với những ý em cho là đúng.
Lời giải:
* Các công cụ, đồ dùng và trang sức trong hình 7 được làm từ chất liệu nào?
Đá | |
Gốm | |
X | Kim loại |
* Các công cụ bằng kim loại có tác dụng như thế nào đối với sản xuất?
X | Làm tăng nhanh năng suất lao động và xuất hiện của cải dư thừa |
Làm giảm năng suất lao động | |
Không có tác dụng trong việc tăng hoặc giảm năng suất lao động |
c. Dựa vào công dụng của mỗi hiện vật, em hãy cho biết người nguyên thủy đã biết làm những nghề gì? Nêu vài nét về đời sống xã hội của họ.
Lời giải:
– Dựa vào công dụng của mỗi hiện vật ta thấy rằng:
+ Ngoài săn bắt, hái lượm con người đã biết trồng lúa, sản xuất nông nghiệp, săn bắn thú rừng.
+ Biết xẻ gỗ đóng thuyền, làm nhà.
+ Nghề đúc đồng đã rất phát triển.
+ Biết làm đồ trang sức.
– Vài nét về đời sống xã hội của người nguyên thủy:
+ Tổ chức “bầy người nguyên thủy” đã được thay thế bằng thị tộc, có sự phân công lao động rõ ràng.
+ Thời kì này con người đã sống định cư lâu dài.