Bài 24: Nước Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ IX

Bài 1 trang 42 Tập bản đồ Lịch Sử 6: Dựa vào nội dung SGK, em hãy:

a. Đánh dấu x vào ô trống ứng với những ý em cho là đúng.

Lời giải:

+) Nước Cham-pa độc lập ra đời vào thời gian nào?

Thế kỉ I
X Thế kỉ II
Thế kỉ III

+) Ai đã lãnh đạo nhân dân Cham-pa nổi dậy giành độc lập?

Mai Thúc Loan
Phùng Hưng
X Khu Liên

b. Trình bày ngắn gọn tình hình kinh tế và văn hóa của nước Cham-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X vào chỗ chấm (…) trong bảng dưới đây.

Lời giải:

Tình hình kinh tế Tình hình văn hóa
– Người Chăm biết dùng công cụ bằng sắt và dùng trâu bò kéo cày.

– Nông nghiệp trồng lúa nước là chủ yếu. Ngoài ra, họ trồng cây ăn quả và các loại cây khác.

– Nghề khai thác lâm thổ sản, làm đồ gốm khá phát triển.

– Cư dân ven biển làm nghề đánh cá.

– Người Chăm trao đổi, buôn bán với thương nhân các quận ở Giao Châu, Trung Quốc, Ấn Độ.

– Từ thế kỉ VI, người Chăm đã có chữ viết riêng.

– Người Chăm theo đạo Bà la môn và đạo Phật.

– Có tục hỏa táng.

– Ở nhà sàn và có thói quen ăn trầu.

– Nghệ thuật đặc sắc, tiêu biểu là các tháp Chăm, đền, tượng,…

Bài 2 trang 42 Tập bản đồ Lịch Sử 6:Quan sát hình 52 – Khu thánh địa Mĩ Sơn (Quảng Nam) và hình 53 – Tháp Chăm (Phan Rang) trong SGK, em có nhận xét gì về nghệ thuật kiến trúc của người Chăm?

Lời giải:

– Nghệ thuật kiến trúc của người của người Chăm rất phát triển, đặc sắc.

– Tập chung chủ yếu vào việc xây dựng đền, tháp.

– Chịu ảnh hưởng của nghệ thuật kiến trúc Ấn Độ, nhưng vẫn có nét riêng.