Soạn bài Hướng dẫn tự học trang 82 – Cánh diều

Soạn bài Hướng dẫn tự học trang 82 – Cánh diều

Soạn bài Hướng dẫn tự học trang 82 - Cánh diều

Câu 1 (trang 82 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Tìm đọc các truyện Hai vạn dặm dưới đáy biển, Cuộc du hành vào lòng đất của Véc-nơ và các truyện khoa học viễn tưởng khác để có thể giới thiệu (viết hoặc nói) trước lớp.

Trả lời: HS tự tìm đọc những truyện này trên Web hocmai.vn để giới thiệu trước lớp về các truyện này.

Gợi ý: Giới thiệu Hai Vạn Dặm Dưới Đáy Biển

Hai vạn dặm dưới đáy biển là một tiểu thuyết khoa học viễn tưởng kinh điển của nhà văn người Pháp – Jules Verne xuất bản vào năm 1870. Câu chuyện kể về Thuyền trưởng Nê-mô – một người thù ghét đất liền và con tàu ngầm No-ti-lớt có một không hai của ông ta, từ quan điểm của giáo sư A-rô-nắc. Trong một chuyến đi khảo sát sinh vật biển bí ẩn trên chiếc tàu Lin-côn, giáo sư A-rô-nắc – một giáo sư giàu kiến thức ham mê tìm tòi; trợ lý Công-xây – anh phụ tá điềm tĩnh đến lạ thường, chung thành tuyệt đối, ham thích phân loại giống vật; và chàng thợ đánh bắt cá voi cừ khôi, nóng tính nhưng cũng trượng nghĩa – Nét Len, tất cả bị rơi khỏi tàu và vô tình bị bắt vào tàu ngầm No-ti-lớt của thuyền trưởng Nê-mô. Từ đây họ bắt đầu một hành trình khám phá thế giới đại dương huyền ảo với thuyền trưởng Nê-Mô và các thủy thủ trên tàu No-ti-lớt. Chiếc tàu Nau-ti-lux được xây dựng bí mật và đi lang thang khắp vùng biển không có bất kỳ chính phủ nào. Động lực của thuyền trưởng Nê-mô ngụ ý là sự khát khao về tri thức khoa học và là mong muốn nền văn minh vượt bậc. Nê-mô giải thích rằng tàu ngầm của ông được cung cấp điện và có thể thực hiện nghiên cứu sinh học biển tiên tiến; ông cũng nói với hành khách mới của mình rằng mặc dù ông đánh giá cao cuộc trò chuyện với một chuyên gia như A-rô-nắc, duy trì sự bí mật của sự tồn tại của ông và con tàu nên ông không bao giờ để chúng để lại. Ở Hai vạn dặm dưới đáy biển, người đọc hoàn toàn đắm chìm vào cuộc phiêu lưu vòng quanh thế trong chiếc tàu ngầm No-ti-lớt khổng lồ với sức mạnh phi thường mà cho đến giờ vẫn chưa có loại tàu ngầm nào sánh bằng. Khi đã đắm chìm vào cuộc phiêu lưu ấy, không có gì là bí ẩn ở đáy biển nữa. Mọi thứ đều tường minh: Các rạn san hô thực sự của Biển Đỏ, những vụ va chạm của trận Vigo Bay, các kệ băng ở Nam Cực, cáp điện báo Transatlantic và vùng đất ngập nước huyền thoại của Atlantis…

Câu 2 (trang 82 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Tìm hiểu xem các vấn đề khoa học viễn tưởng được nêu trong những văn bản đọc hiểu ở Bài 3 đến nay đã trở thành hiện thực chưa. Hãy viết bài văn với nhan đề: “Khoa học đã biến những điều không thể thành có thể”.

Trả lời:

– Các vấn đề khoa học viễn tưởng được nêu trong những văn bản đọc hiểu ở Bài 3 đến nay đã trở thành hiện thực: đó là tàu ngầm hiện đại; con người đã tìm ra nguyên nhân làm gỉ sắt/thép và nghiên cứu các sản phẩm chống gỉ và con người chinh phục thành công các vì Sao trên Trái Đất.

– Bài viết ngắn: “Khoa học đã biến những điều không thể thành có thể

Khoa học là hệ thống kiến thức về những định luật, cấu trúc và cách vận hành của thế giới tự nhiên được đúc kết thông qua việc quan sát, mô tả, đo đạc, thực nghiệm, phát triển lí thuyết bằng các phương pháp khoa học. Các thành tựu khoa học mà chúng ta sử dụng hiện nay phải trải qua một quá trình và khoa học minh chứng một chân lí “khoa học đã biến những điều không thể thành có thể“. Tại sao lại khẳng định như vậy thì mời các bạn theo dõi bài viết về sự phát triển của máy tính – một vật dụng gắn bó mật thiết với đời sống con người thời đại 4.0.

Ngọn nguồn từ thực tế.

Những năm cuối thế kỉ XIX, dân số ở Hoa Kì đã tăng vọt nhanh chóng, để điều tra dân số Hoa Kì phải mất 7 năm để hoàn thành. Vậy bài toán đặt ra cho Hoa Kì trong các cuộc điều tra dân số làm thế nào để điều tra nhanh, gọn và có hiệu quả. Từ vấn đề bức thiết đó, Chính phủ Hoa Kì đã tạo ra các máy tính dựa trên thẻ gỗ đục lỗ để tự động dệt các thiết kế vải. Có nghĩa là máy tính ra đời dựa trên những vấn đề bức thiết của cuộc sống.

Động lực phát triển

Cỗ máy đầu tiên ra đời đã có sự thuận lợi hơn nhưng vẫn còn những hạn chế, nó cồng kềnh chiếm diện tích cả căn phòng. Mơ ước một cỗ máy hoạt động nhỏ gọn, tính toán nhanh đã thúc thẩy các nhà khoa học nghiên cứu không ngừng nghỉ trên toàn thế giới. Năm 1936: Alan Turing trình bày khái niệm về một cỗ máy vạn năng, sau này được gọi là máy Turing, có khả năng tính toán bất cứ thứ gì có thể tính toán được. Khái niệm cốt lõi của máy tính hiện đại dựa trên ý tưởng này của ông. Sau đó 1 năm J.V. Atanasoff, giáo sư vật lý và toán học tại Đại học bang Iowa, cố gắng chế tạo chiếc máy tính đầu tiên không có bánh răng, dây đai hoặc trục. Và đến năm 1941: Atanasoff và sinh viên của ông, đã thiết kế một máy tính có thể giải quyết 29 phương trình đồng thời. Điều này đánh dấu sự kiện lần đầu tiên một máy tính có thể lưu trữ thông tin trên bộ nhớ chính của nó. Năm 1943 – 1944: Hai giáo sư John Mauchly và J. Presper Eckert, đã xây dựng máy tính Electronic Numerical Integrator and Calculator (ENIAC). Được coi là “ông nội” của máy tính kỹ thuật số hiện đại, thân hình đồ sộ của nó chiếm hết một căn phòng với diện tích 6x12m, gồm 40 kệ cao 2,4m và có 18.000 ống chân không. Nó có khả năng xử lý 5.000 phép tính/một giây và hoạt động nhanh hơn bất cứ thiết bị nào trước đó. Năm 1958: Jack Kilby và Robert Noyce công khai mạch tích hợp, được gọi là chip máy tính. Kilby đã được trao giải thưởng Nobel Vật lý năm 2000 cho công trình của mình.

Như vậy xuất phát từ thực tế và nhu cầu của con người, từ những cỗ máy cồng kềnh khổng lồ sử dụng thẻ gỗ, con người đã sáng chế ra chiếc máy tính cơ sử dụng tính toán linh hoạt tạo nên bước nhảy vọt của ngành khoa học máy tính, tạo nền tảng cho phát triển máy cảm ứng về sau.

Động lực và nền tảng để phát triển bền vững

Nhu cầu của con người không chỉ dừng lại ở tính toán mà còn để vui chơi, giải trí; nhu cầu về một chiếc máy nhỏ gọn, thông minh và đa chức năng là động lực cho ngành khoa học máy tính phát triển. Năm 1983: Hewlett-Packard 150 ra đời, đại diện cho bước đi đầu tiên trong việc mở rộng công nghệ hiện nay. HP 150 là chiếc máy tính đầu tiên được thương mại hóa với công nghệ màn hình cảm ứng. Màn hình cảm ứng 9-inch của sản phẩm được trang bị các bộ thu và phát hồng ngoại ở xunh quanh để phát hiện vị trí ngón tay của người dùng. Nhận thức đúng đã thúc đẩy sự hình thành và triển khai các công trình nghiên cứu khoa học, đổi mới công nghệ, gắn kết nghiên cứu với ứng dụng thực tiễn trong hoạt động sản xuất máy tính, hàng loạt các thương hiệu ra đời đáp ứng nhu cầu của người dùng: HP, DELL, APPLE…

Sự ra đời của máy tính đã góp phần quan trọng vào sự phát triển của xã hội. Không thể phủ nhận rằng, chính nhờ máy tính mà công việc, cuộc sống của con người ngày càng dễ dàng hơn. Lĩnh vực sản xuất máy tính vẫn còn rất phát triển. Tương lai chắc chắn sẽ còn nhiều sản phẩm với nhiều tính năng ưu việt hơn nữa ra đời. Sự ra đời và phát triển của máy tính alf một minh chứng tiêu biểu cho khẳng định “khoa học đã biến những điều không thể thành có thể“.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn khác: