Mẹ – Tác giả tác phẩm (mới 2022) – Ngữ văn lớp 7 Cánh diều

Tác giả – tác phẩm: Mẹ – Ngữ văn lớp 7 Cánh diều

I. Tác giả văn bản Mẹ

Mẹ - Tác giả tác phẩm (mới 2022) - Ngữ văn lớp 7 Cánh diều

– Đỗ Trung Lai sinh ngày 7/4/1950. Quê quán: Thôn Hạ, Phùng Xá (làng Bùng), Mỹ Đức, Hà Đông cũ (nay thuộc Hà Nội).

– Tốt nghiệp khoa Vật lý, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, khóa 1968-1972. Nhập ngũ: 5/1972. Nguyên trưởng phòng Quân đội nhân dân cuối tuần, báo Quân đội nhân dân. Đại tá Quân đội nhân dân Việt Nam. Nguyên Phó tổng biên tập thường trực báo Tiếng nói Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam. Hội viên Hội Nhà văn, Hội Nhà báo Việt Nam.

– Các tác phẩm tiêu biểu:

Đêm sông Cầu – Thơ- NXB Quân đội Nhân dân, 1990

Anh, em và những người khác– Thơ- NXB Văn học, 1990.

+ Đỗ Trung Lai, Thơ và tranh – NXB Quân đội Nhân dân, 1998.

+ Người chơi đàn nguyệt ở Hàng Châu – Truyện ngắn và ký- NXB Quân đội Nhân dân, 2000.

II. Tìm hiểu tác phẩm Mẹ

1. Thể loại: Thể thơ 4 chữ

2. Xuất xứ:

Mẹ - Tác giả tác phẩm (mới 2022) - Ngữ văn lớp 7 Cánh diều

Bài thơ Mẹ được trích từ tập thơ Đêm sông Cầu (NXB Quân đội nhân dân, 2003), đoạt Giải thưởng Văn học Bộ Quốc phòng (1994).

3. Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp biểu cảm

4.Nội dung chính: Bài thơ là cảm xúc yêu thương, tiếc nuối của tác giả khi thấy mẹ ngày một già đi.

5. Bố cục:

Chia bài thơ 2 đoạn:

– Đoạn 1: 3 khổ thơ đầu: Hình ảnh đối lập giữa mẹ và cây cau

– Đoạn 2: 2 khổ thơ cuối: Cảm xúc, tâm trạng của con khi nghĩ về mẹ.

6. Giá trị nội dung:

Bài thơ thể hiện sự xót thương, buồn bã của con khi nghĩ đến mẹ. Qua đó ca ngợi sự hiếu thảo, yêu thương mẹ của con.

7. Giá trị nghệ thuật:

– Giọng điệu thơ tâm tình, sâu sắc, nhẹ nhàng thể hiện tình cảm của con dành cho mẹ

– Thể thơ 4 chữ kết hợp với ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu.

– Biện pháp tu từ so sánh “cau” và “mẹ” xuyên suốt bài thơ.

Mẹ Tác giả tác phẩm (mới 2022) Ngữ văn lớp 7 Cánh diều

III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Mẹ

1. Hình ảnh đối lập giữa mẹ và cây cau

– Các cặp từ trái nghĩa, đối lập: còng -thẳng, xanh rờn -bạc trắng, cao – thấp, giời – đất

→ Thực tế khắc nghiệt của thời gian mẹ thì ngày một già nua, yếu đuối, còn tre thì ngày càng cao lớn, vững chãi.

– “Lưng mẹ còng rồi – Cau thì vẫn thẳng” và: “Cau – Ngọn xanh rờn, Mẹ – Đầu bạc trắng”. Hai sắc màu trái ngược nhau, hai hình dáng tương phản nhau tạo ra một ám ảnh lập tứ cho tiếng thơ tiếng lòng quạn bao nỗi thắt khi: “Cau gần với trời – Mẹ thì gần đất”.

– “Ngày con còn bé…Mẹ còn ngại to” à Miếng cau bổ ra ngày càng nhỏ cũng đủ gợi cho ta tuổi già món mém của mẹ. Cau bổ tư rồi cau bổ tám như những chia sẻ, san sẻ hút dần sức lực của mẹ.

– Nhịp thơ bốn chữ cứ có cảm giác cứ như lập cập, thổn thức, gieo gieo từng giọt nước mắt lặn vào trong buốt nhói với bao chiêm nghiệm.

2. Cảm xúc, tâm trạng của con khi nghĩ về mẹ.

– Hình ảnh miếng cau: “Một miếng cau khô – Khô gần như mẹ” cũng đủ bao cảm thông khi: “Con nâng trên tay – Không cầm được lệ”. Hai chữ “nâng” và “cầm” đều chỉ động thái của tình cảm. Nếu “nâng” trang trọng kính trọng biết bao thì “cầm” lại nén bao đắng cay, tiếc xót.

– Câu hỏi tu từ “Ngẩng trời hỏi vậy – sao mẹ ta già” à Câu hỏi tự vấn đất trời cũng chính là tự vấn lòng mình. Một sự cô đơn ngỡ như vô vọng: “Không một lời đáp – Mây bay về xa”.

Học tốt bài Mẹ

Các bài học giúp bạn để học tốt bài Mẹ Ngữ văn lớp 7 hay khác:

Mẹ Tác giả tác phẩm (mới 2022) Ngữ văn lớp 7 Cánh diều