Thiên nhiên và con người trong truyện Đất rừng phương Nam – Tác giả tác phẩm (mới 2022) – Ngữ văn lớp 7 Cánh diều

Tác giả – tác phẩm: Thiên nhiên và con người trong truyện “Đất rừng phương Nam” – Ngữ văn lớp 7 Cánh diều

I. Tác giả văn bản Thiên nhiên và con người trong truyện “Đất rừng phương Nam”

Thiên nhiên và con người trong truyện Đất rừng phương Nam - Tác giả tác phẩm (mới 2022) - Ngữ văn lớp 7 Cánh diều

– Tên khai sinh: Bùi Văn Hồng, sinh ngày 5/12/1931. Quê quán: Phù Việt, Thạch Hà, Hà Tĩnh. Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng. Vào Hội nhà văn Việt Nam năm 1984.

– Quá trình học tập, công tác, sáng tác: Tham gia công tác Đoàn từ tháng 8/1945; công tác tuyên huấn, tổ chức Đảng ở quê từ 1948. Bắt đầu viết và in các truyện ký, phê bình sách từ 1951. Sau khi tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Văn, năm 1962 đến 1992 làm biên tập rồi Trưởng ban và Tổng biên tập NXB Kim Đồng.

+ Tác phẩm chính:Trên đất Cẩm Bình (truyện ký, 1968); Cá rô ron không vâng lời mẹ (truyện đồng thoại, 1969); Hoa trái đầu mùa (phê bình tiểu luận, 1987). Mười năm ghi nhận (phê bình tiểu luận,1997); Cô gái bướng bỉnh (truyện ký, 2001); Hương cây – mối tình đầu của tôi (truyện ngắn – 2002); Từ mục đồng đến Kim Đồng (tức Mười năm ghi nhận, có bổ sung, 2002); Mai đây đi hết con đường… (chân dung và hồi ức, 2007)

– Giải thưởng văn học: Tặng thưởng của Ủy ban Thiếu niên nhi đồng và Hội Nhà văn Việt Nam cho tập Trên đất Cẩm Bình (truyện ký, 1968).

II. Tìm hiểu tác phẩm Thiên nhiên và con người trong truyện “Đất rừng phương Nam”

1. Thể loại: Văn bản nghị luận

2. Phương thức biểu đạt: Nghị luận

4. Tóm tắt: Văn bản “Thiên nhiên và con người trong truyện Đất rừng phương Nam” trình bày những nhận xét của tác giả về con người và thiên nhiên nơi đây mà cụ thể là trong tiểu thuyết Đất rừng phương Nam.

Thiên nhiên và con người trong truyện Đất rừng phương Nam - Tác giả tác phẩm (mới 2022) - Ngữ văn lớp 7 Cánh diều

5. Bố cục:

Chia văn bản thành 3 đoạn:

– Đoạn 1: Từ đầu đến “hợp với đại chúng trẻ em”: Giới thiệu chung về con người và thiên nhiên trong tiểu thuyết Đất rừng phương Nam.

– Đoạn 2: Tiếp theo đến “hai dãy trường thành vô tận”: Khung cảnh thiên nhiên trong tiểu thuyết Đất rừng phương Nam.

– Đoạn 3: Còn lại: Tính cách, phẩm chất của những con người Nam Bộ trong tiểu thuyết Đất rừng phương Nam.

6. Giá trị nội dung:

– Văn bản ca ngợi thiên nhiên trù phú, đa dạng và những con người chất phác, mạnh mẽ trong cuốn tiểu thuyết Đất rừng phương Nam.

– Ca ngợi sự cảm nhận tinh tế, tỉ mỉ, sâu sắc của nhà văn Bùi Hồng.

7. Giá trị nghệ thuật:

– Tác giả đã thành công khi liệt kê những chi tiết đắt giá trong tác phẩm.

– Nghệ thuật phân tích, đánh giá, bình luận cụ thể về thiên nhiên, con người trong cuốn tiểu thuyết Đất rừng phương Nam.

Thiên nhiên và con người trong truyện Đất rừng phương Nam - Tác giả tác phẩm (mới 2022) - Ngữ văn lớp 7 Cánh diều

III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Thiên nhiên và con người trong truyện “Đất rừng phương Nam”

1. Khung cảnh thiên nhiên trong tiểu thuyết Đất rừng phương Nam.

– Với vốn sống phong phú tác giả đã đưa người đọc hết từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác trong Đất rừng phương Nam.

+ Ba ba to bằng cái nìa.

+ Kì đà lớn hơn chiếc thuyền tam bản.

+ Cá sấu phải 12 trai tráng lực lưỡng mới khiêng nổi

– Ngây ngất trước vẻ đẹp rừng U Minh dưới ánh mặt trời vàng óng

Những thân cây tràm vỏ trắng vươn thẳng lên trời, chẳng khác gì những cây nến khổng lồ, đầu lá rủ phất phơ như những đầu lá liễu bạt ngàn. Từ trong biển lá xanh rờn đã bắt đầu ngã sang màu úa, ngát dậy một mùi hương lá tràm bị hun nóng dưới mặt trời, tiếng chim không ngớt vang ra, vọng mãi lên trời xanh cao thẳm không cùng

– Nỗi rợn ngợp trước dòng sông Năm Căn

“Nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như tháccá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng… con sông rộng ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận…”

2. Tính cách, phẩm chất của những con người Nam Bộ trong tiểu thuyết Đất rừng phương Nam.

a. Nhân vật Võ Tòng và ông Hai bán rắn

– Giống nhau

+ Đều không có đất, quanh năm ở đợ làm thuê cho địa chủ, bị chúng cướp công, cướp người yêu, cướp vợ, đánh trả và đi tù

+ Cả hai đều có phẩm chất gan dạ, dũng cảm, mạnh mẽ.

+ Đều có tinh thần yêu nước, căm thù giặc sâu sắc

– Khác nhau:

+ Chú Võ Tòng: Chú Võ Tòng gây án , tự đến nhà việc nộp mình, mãn hạn tù trở về con chết, vợ đi làm lẽ cho chủ đất. Chú vào rừng làm nghề sẵn bẫy thú

+ Ông Hai bán rắn: Ông Hai bán rắn trốn tù, đón vợ và bỏ vào rừng U Minh, cả gia đình trên con thuyền nhỏ lang thang kiếm sống bằng đủ thứ nghề.

→ Cả hai nhân vật là đại diện cho những con người ở Nam Bộ, mạnh mẽ, gan dạ, phóng khoáng sống hòa mình với thiên nhiên, sông nước.

b. Các nhân vật khác

– Dì Tư Béo: Lời nói ngọt nhạt, cái túi tiền thâm đen, căng phồng.

– Lão Ba Ngù: Cái áo vắt vai, những câu đối thoại ngật ngưỡng, hài hước, dở tỉnh, dở say.

Học tốt bài Thiên nhiên và con người trong truyện “Đất rừng phương Nam”

Các bài học giúp bạn để học tốt bài Thiên nhiên và con người trong truyện “Đất rừng phương Nam” Ngữ văn lớp 7 hay khác: