Soạn bài Hướng dẫn tự học 57 – Cánh diều

Soạn bài Hướng dẫn tự học 57 – Cánh diều

Câu 1 (trang 58 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Ghi hoặc lưu lại một số thông tin mà em cho là hữu ích để hiểu hơn về các tác giả, tác phẩm đã học ở Bài 2 từ nhiều nguồn khác nhau (Internet, sách, báo,…).

Trả lời: 

Tác giả Tác phẩm
Đỗ Trung Lai

Soạn bài Hướng dẫn tự học 57 | Hay nhất Soạn văn 7 Cánh diều

Đỗ Trung Lai (7/4/1950-) quê ở Hà Tây, nay là Hà Nội. Ông là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1991.

Ngoài làm thơ, làm báo, Đỗ Trung Lai còn vẽ tranh, có phòng thơ, làm báo, Đỗ Trung Lai còn vẽ tranh, có phòng tranh riêng đã được Hội nghệ sĩ tạo hình Việt Nam trưng bày.

– Tác phẩm đã xuất bản: Đêm sông Cầu (thơ, 1990), Anh em và những người khác (thơ, 1990),Đắng chát và ngọt ngào (thơ, in chung, 1991), Thơ và tranh (1998),Người chơi đàn nguyệt ở Hàng Châu (truyện và ký, 2000)

– Văn bản Mẹ: Nỗi lòng đau đớn xót xa của người con khi thấy hình ảnh mẹ ngày càng hao mòn, lưng còng đi, thấp dần đi và mái đầu bạc mà bất lực.

Vũ Đình Liên

Soạn bài Hướng dẫn tự học 57 | Hay nhất Soạn văn 7 Cánh diều

– Vũ Đình Liên (1913-1996), quê ở tỉnh Hải Dương.

– Vũ Đình Liên là một trong những nhà thơ lớp đầu tiên của phong trào Thơ mới. Ngoài thơ ông còn hoạt động trong lĩnh vực lý luận, phê bình văn học và dịch thuật. Ông là hội viên sáng lập Hội nhà văn VN.

– Một số bài thơ: Ông đồ, Lòng ta là những hàng thành quách cũ, Luỹ tre xanh, Người đàn bà điên ga Lưu xá… Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam (cùng Nhóm Lê Quý Đôn – 1957), Nguyễn Đình Chiểu (1957)…

– Văn bản Ông đồ: Tác phẩm khắc họa thành công hình cảnh đáng thương của ông đồ thời vắng bóng, đồng thời gửi gắm niềm thương cảm chân thành của nhà thơ trước một lớp người dần đi vào quá khứ, khơi gợi được niềm xúc động tự vấn của nhiều độc giả.

Xuân Quỳnh

Soạn bài Hướng dẫn tự học 57 | Hay nhất Soạn văn 7 Cánh diều

– Xuân Quỳnh (1942-1988) , tên đầy đủ là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh, quê ở Hà Tây (nay là Hà Nội).

– Xuân Quỳnh mất ngày 29/8/1988 trong một vụ tai nạn giao thông tại đầu cầu Phú Lương, Hải Dương. Bà được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2001.

– Các tác phẩm chính:

Tơ tằm – Chồi biếc (thơ-1963),

Hoa dọc chiến hào (thơ-1968),

Gió Lào cát trắng (thơ-1974),

Lời ru trên mặt đất (thơ-1978),

Mùa xuân trên cánh đồng (truyện thiếu nhi, 1981),

Bầu trời trong quả trứng (thơ văn thiếu nhi, 1982),

Truyện Lưu Nguyễn (truyện thơ, 1985), Bến tàu trong thành phố (truyện thiếu nhi, 1984), Vẫn có ông trăng khác (truyện thiếu nhi)….

– Văn bản Tiếng gà trưa đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm gia đình đã làm sâu sắc thêm tình quê hương đất nước.

Đỗ Bạch Mai

Soạn bài Hướng dẫn tự học 57 | Hay nhất Soạn văn 7 Cánh diều

– Đỗ Bạch Mai (1951) sinh tại Nghệ An, quê gốc Nam Định, sống tại Hà Nội.

– Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam năm 1997, lớn lên tại Hải Phòng trong một gia đình cán bộ, sau khi tốt nghiệp khoa Văn Đại học Sư phạm Hà Nội về dạy học tại Hải Phòng. Tiếp tục chương trình sau đại học và năm 1981 về công tác tại tuần báo Văn nghệ thuộc Hội Nhà văn Việt Nam.

– Các tác phẩm chính: Một lời yêu (thơ, 1992), Năm bông hồng trắng (thơ, 1996)

– Một mình trong mưa: Xuyên suốt bài thơ là hình ảnh cò vất vả, chịu thương chịu khó, thương con, hi sinh vì con. Hình ảnh cò hay chính là hình ảnh người mẹ, qua đó thể hiện niềm đồng cảm thương xót của tác giả.

Câu 2 (trang 58 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Đọc thêm một số bài thơ bốn chữ, năm chữ có cùng đề tài hoặc chủ đề với các bài thơ đã học ở Bài 2. Với mỗi bài thơ đó, hãy ghi lại ngắn gọn điều mà em thích hoặc ấn tượng nhất.

Trả lời: 

Một số bài thơ bốn chữ, năm chữ có cùng đề tài hoặc chủ đề với các bài thơ đã học ở Bài 2:

Bài thơ Thể thơ Nội dung
Thăm lại trường xưa (Huỳnh Minh Nhật) 5 chữ Một lần trở lại trường cũ và các kỉ niệm thời áo trắng ùa về.
Thao thức (Hoàng Mai) 5 chữ Tâm trạng của nhân vật “em” thao thức bâng khuâng khi nhớ về người “anh” khi thời tiết giao mùa.
Tình mẹ 4 chữ Tình cảm của người con trước sự hi sinh của người mẹ
Bảo Lộc quê tôi 4 chữ Ca ngợi vẻ đẹp quê hương Bảo Lộc

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn khác: