Bài 3: Sông ngòi và cảnh quan châu Á

(trang 10 sgk Địa Lí 8): – Dựa vào hình 1.2, em hãy cho biết:

– Các sông lớn của Bắc Á và Đông Á bắt nguồn từ khu vực nào, đổ vào biển và đại dương nào?

– Sông Mê Công (Cửu Long) chảy qua nước ta bắt nguồn từ sơn nguyên nào?

Trả lời:

– Các sông lớn của Bắc Á và Đông Á:

+ Sông Ô–bi bắt nguồn từ dãy An–tai, đổ vào biển Ca–ra.

+ Sông I-ê–nit–xây bắt nguồn từ dãy Xai–an, đổ vào biển Ca–ra.

+ Sông Lê–na bắt nguồn từ khu vực núi phía nam, đổ vào biểu Lap–tep.

+ Sông A–mua bắt nguồn từ dãy La–blo–vôi, đổ vào biển Ô–khôt.

+ Sông Hoàng Hà bắt nguồn từ sơn nguyên Tây Tạng.

(trang 10 sgk Địa Lí 8): – Dựa vào hình 1.2 và 2.1 em hãy cho biết sông Ô–bi chảy hướng nào và qua các đới khí hậu nào. Tại sao về mùa xuân vùng trung và hạ lưu sông Ô–bi lại có lũ băng lớn?

Trả lời:

– Sông Ô – bi chảy theo hướng từ nam lên bắc, qua các đới khí hậu: cực và cận cực, ôn đới.

– Về mùa xuân vùng trung và hạ lưu sông Ô–bi có lũ băng lớn là do mùa này có băng tuyến tan.

(trang 11 sgk Địa Lí 8): – Dựa vào hình 2.1 và 3.1, em hãy cho biết:

– Tên các đới cảnh quan của châu Á theo thứ tự từ bắc xuống nam dọc theo kinh tuyến 80o0Đ.

– Tên các cảnh quan phân bố ở khu vực khí hậu gió mùa và các cảnh quan ở khu vực khí hậu lục địa khô hạn.

Trả lời:

– Các đới cảnh quan của châu Á theo thứ tự từ bắc xuống nam dọc theo kinh tuyến 80o0Đ. Đài nguyên, rừng lá kim, thảo nguyên, hoang mạc và bán hoang mạc, cảnh quan, cảnh quan núi cao, xavan và cây bụi, rừng nhiệt đới ẩm.

– Các cảnh quan phân bố ở khu vực khí hậu gió mùa: rừng hỗn hợp và rừng lá rộng, thảo nguyên (ôn đới gió mùa), rừng cận nhiệt đới ẩm (rừng nhiệt đới gió mùa), nhiệt đới ẩm, xavan và cây bụi (nhiệt đới gió mùa).

– Các cảnh quan ở khu vực khí hậu lục địa khô hạn: rừng lá kim, thảo nguyên, hoang mạc và bán hoang mạc, cảnh quan núi cao.

Bài 1 (trang 13 sgk Địa Lí 8) Dựa vào hình 1.2 và kiến thức đã học, em hãy kể các sông lớn ở Bắc Á, nêu hướng chảy và đặc điểm thủy chế của chúng.

Lời giải:

– Các sông lớn ở Bắc Á: Ô–bi, I–ê–nit–xây, Lê–na.

– Hướng chảy: từ nam lên bắc.

– Đặc điểm thủy chế: về mùa đông các sông bị đóng bang kéo dài. Mùa xuân, bang tuyết tan, mực nước sông lên nhanh và thường gây ra lũ băng lớn.

Bài 2 (trang 13 sgk Địa Lí 8) Dựa vào hình 3.1, em hãy cho biết sự thay đổi các cảnh quan tự nhiên từ tây sang đông theo vĩ tuyến 40oB và giải thích tại sao có sự thay đổi như vậy?

Lời giải:

Sự thay đổi của các cảnh quan tự nhiên dọc theo vĩ tuyến 40oB là do sự thay đổi khí hậu từ duyên hải vào nội địa. Cụ thể:

– Vùng gần bờ biển phía đông, do khí hậu ẩm. Phát triển rừng hỗn hợp và rừng lá rộng.

– Vào sâu trong nội địa, khí hậu khô hạn hơn, ta gặp cảnh quan thảo nguyên.

– Ở vùng trung tâm khô hạn là cảnh quan hoang mạc và bán hoang mạc và bán hoang mạc cảnh quan núi cao, cảnh quan thảo nguyện, cảnh quan rừng và cây bụi lá cứng địa trung hải.