Bài 39: Đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam

(trang 136 sgk Địa Lí 8): – Tính chất nhiệt đới gió mùa ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống như thế nào? Cho ví dụ. Theo em, ở vùng nào và vào mùa nào tính chất nóng ẩm bị xáo trộn nhiều nhất?

Trả lời:

– Khí hậu nhiệt đới gió mùa Việt Nam có ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông, lâm nghiệp. Điều kiện nóng ẩm cho phép cây trồng phát triển quanh năm, có thể cấy cày và xen cạnh để tận dụng ánh sáng dồi dào, có thể kết hợp nông lâm theo hình thức VAC hay VACR (Vườn – ao –chuồng – rừng). Song do chế độ mưa theo mùa nên cần bố trí mùa vụ hợp lí. Thời gian có mưa và sự phân bố lượng mưa chi phối sự bố trí mùa vụ và lựa chọn các loại cây trồng trên các địa phương nước ta.

– Miền Bắc nước ta vào mùa đông, tính chất nóng ẩm bị xáo trộn nhiều nhất.

(trang 136 sgk Địa Lí 8): – Hãy tính xem ở nước ta 1km2 đất liền tương ứng với bao nhiêu km2 mặt biển?

Trả lời:

– Diện tích đất liền (S1) = 33000km2 (làm tròn).

– Diện tích biển Việt Nam (S2) = 100000 km2.

– Tỉ lệ S2 : S1 = 3,03.

Như vậy 1km2 đất liền ứng với trên 3km2 mặt biển.

(trang 136 sgk Địa Lí 8): – Là một nước ven biển, Việt Nam có thuận lợi gì trong phát triển kinh tế?

Trả lời:

Biển nước ta giàu hải sản (cá, tôm…), khoáng sản (dầu khí, ti-tan…), có nhiều vũng vịnh sâu, nhiều bãi biển đẹp… thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển như khai thác than hải sản, khoáng sản, giao thông vận tải biển, dụ lịch…

(trang 136 sgk Địa Lí 8): – Miền núi có những thuận lợi và khó khăn gì trong việc phát triền kinh tế – xã hội?

Trả lời:

– Thuận lợi:

+ Đất đai rộng lớn.

+ Tài nguyên đa dạng (khoáng sản, gỗ, đồng cỏ, thủy điện).

– Khó khăn:

+ Địa hình chia cắt mạnh: núi cao, sông sâu, vực thẳm.

+ Khí hậu, thời tiết khắc nghiệt.

+ Đường sá khó xây dựng, bảo dưỡng.

+ Dân cư ít và phân tán.

(trang 137 sgk Địa Lí 8): – Em hãy nêu một số dẫn chứng (lấy từ các bài học trước) chứng minh cho nhận xét trên?

Trả lời:

– Lịch sử phát triển tự nhiên: Lãnh thổ Việt Nam đã trải qua hàng triệu năm biến đổi, chia thành ba giai đoạn chính: giai đoạn Tiền Cambi tạo lập nền móng sơ khai của lãnh thổ; giai đoạn Cổ kiến tạo phát triển, mở rộng và ổn định lãnh thổ, giai đoạn Tân kiến tạo nâng cao địa hình, hoàn thiện giới sinh vật và còn đang tiếp diễn.

– Địa hình rất đa dạng, nhiều kiểu loại địa hình (đồi núi, đồng bằng, bờ biển, thềm lục địa…), trong đó đồi núi là bộ phận quan trọng nhất (chiếm ¾ diện tích lãnh thổ đất liền); địa hình nước ta được Tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau, có hai hướng chủ yếu là tây bắc – đông nam và vòng cung; địa hình luôn biến đổi do tác động mạnh mẽ của môi trường nhiệt đới gió mùa và do sự khái phá của con người. Địa hình nước ta chia thành các khu vực: đồi núi, đồng bằng, thềm lục địa.

– Khí hậu: nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều, diễn biến phức tạp; khí hậu thay đổi theo mùa và theo vùng (từ thấp lên cao từ bắc vào nam, từ đông sang tây) rất rõ rệt.

– Sông: có mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều nước, nhiều phù sa, chảu theo hai hướng chính là tây bắc – đông nam và vòng cung, có chế độ nước theo mùa và được chia thành ba sông ngòi: Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ.

– Đất: có ba nhóm đây chính (nhóm đất feralit miền đồi núi thấp, nhóm đất muàn núi cao và nhóm đất phù sa), trong mỗi nhóm lại có nhiều loại đất khác nhau.

– Sinh vật: rất da dạng và phong phú. Trước hết là sự đa dạng về thành phần loài, sự đa dạng về gen di truyền, sự đa dạng về kiểu hệ sinh thái…

Bài 1 (trang 137 sgk Địa Lí 8): Thiên nhiên nước ta có những đặc điểm chung nào?

Lời giải:

Thiên nhiên nước ta có bốn tính chất chung nổi bật, đó là:

– Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm.

– Tính chất ven biển hay tính chất bán đảo.

– Tính chất đồi núi.

– Tính chất đa dạng và phức tạp.

Bài 2 (trang 137 sgk Địa Lí 8): Tính chất nhiệt đới ẩm được thể hiện như thế nào trong các thành phần tự nhiên Việt Nam?

Lời giải:

– Khí hậu: nhiệt đới ẩm, nóng ẩm, mưa nhiều.

– Địa hình: có vỏ phong hóa dày và quá trình phong hóa mạnh mẽ.

– Đất: feralit là loại đất chính ở vùng đồi núi nước ta.

– Sông ngòi: mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều nước chế độ phù sa, nước theo mùa mưa.

Bài 3 (trang 137 sgk Địa Lí 8): Sự phân hóa đa dạng của cảnh quan thiên nhiên tạo ra những thuận lợi, khó khăn gì cho sự phát triển kinh tế – xã hội ở nước ta?

Lời giải:

– Thuận lợi:

+ Thiên nhiên nước ta đa dạng, tươi đẹp hấp dẫn, là tài nguyên để phát triển du lịch sinh thái.

+ Tài nguyên thiên nhiên đa dạng hóa là nguồn lực để phát triển kinh tế toàn diện. Nên nông nghiệp nhiệt đới đa canh, thâm canh và chuyên canh (lúa, cây công nghiệp, cây ăn quả, thủy sản, hải sản). Nền công nghiệp tiên tiến hiện đại nhiều ngành (nhiều liệu, năng lượng, khai khoáng, luyện kim, chế biến nông sản).

– Khó khăn: Việt Nam là vùng có nhiều thiên tai. Môi trường sinh thái dễ biến đổi, mất cân bằng. Nhiều tài nguyên có nguy cơ bị cạn kiệt và hủy hoại (rừng cây, đất đai, nông sản quý hiếm).