Bài 24: Đa dạng và vai trò của lớp giác xác

Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 24 trang 80: Thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:

– Trong số các đại diện giáp xác ở trên, loài nào có kích thước lớn, loài nào có kích thước nhỏ? Loài nào có hại, có lợi và có lợi như thế nào?

– Ở địa phương em thường gặp giáp xác nào và chúng sống ở đâu?

Lời giải:

STT Đại diện Kích thước Có hại Có lợi
1 Mọt ẩm Nhỏ
2 Con sun Nhỏ
3 Rận nước Rất nhỏ √ : là thức ăn chủ yếu của cá
4 Chân kiếm Rất nhỏ √: chân kiếm kí sinh √: chân kiếm tự dolà thức ăn chủ yếu của cá
5 Cua đồng đực Lớn √: thức ăn cho con người
6 Cua nhện Rất lớn √: thức ăn cho con người
7 Tôm ở nhờ Lớn √: thức ăn cho con người

– Ở đồng ruộng: cua

– Ở nơi ẩm ướt: mọt

– Nước ngọt: rận nước

Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 24 trang 81: Ghi tên các loài em biết vào ô trống ở bảng sau:

Lời giải:

Bảng. Ý nghĩa thực tiễn của lớp Giáp xác

STT Các mặt có ý nghĩa thực tiễn Tên các loài ví dụ Tên các loài có ở địa phương
1 Thực phẩm đông lạnh Tôm sú, tôm càng xanh, cua bể, tôm bạc biển
2 Thực phẩm khô Tôm he, tôm bạc, tôm đỏ
3 Nguyên liệu để làm mắm Cáy
4 Thực phẩm tươi sống Cua đồng
5 Có hại cho giao thông thủy Con sun
6 Kí sinh gây hại cá Chân kiếm kí sinh

 

Bài 1 (trang 81 sgk Sinh học 7): Sự phong phú, đa dạng của động vật giáp xác ở địa phương em ?

Lời giải:

– Nói chung, ở các địa phương Việt Nam thường có các loại giáp xác sau : tôm, tép, cua, giận nước, chân kiến…

– Tuy nhiên, ở các địa hình khác nhau (vùng biển, đồng bằng và miền núi) thì các loài có khác nhau chút ít. Ví dụ, người ta có thể phân biệt được : cua biển, cua đồng và cua núi.

Bài 2 (trang 81 sgk Sinh học 7): Vai trò của giáp xác nhỏ (có kích thước hiển vi) trong ao, hồ, sông, biển ?

Lời giải:

Ở trong ao, hồ, sông, biển, các loài giáp xác nhỏ có một vai trò khá quan trọng:

– Là thức ăn của cá con, cá lớn và sinh vật lớn hơn.

– Làm sạch môi trường nước.

Bài 3 (trang 81 sgk Sinh học 7): Vai trò của nghề nuôi tôm ở nước ta và địa phương em ?

Lời giải:

Nghề nuôi tôm ở nước ta khá phát triển, có vai trò trong nền kinh tế quốc dân. Ở vùng biển, nhân dân thường nuôi tôm sú, tôm hùm. Ở vùng đồng bằng thường nuôi tôm càng xanh. Tôm là thực phẩm quý có nhiều chất dinh dưỡng và là mặt hàng xuất khẩu quan trọng của nước ta.