- VĂN MẪU LỚP 4 – VĂN TẢ ĐỒ VẬT: Tả đồ vật em thích
- VĂN MẪU LỚP 4 – VĂN TẢ ĐỒ VẬT: Tả cái thước kẻ của em
- VĂN MẪU LỚP 4 – VĂN TẢ ĐỒ VẬT: Tả cái bàn học ở lớp hoặc ở nhà của em
- VĂN MẪU LỚP 4 – VĂN TẢ ĐỒ VẬT: Tả cái trống trường em
- VĂN MẪU LỚP 4 – VĂN TẢ ĐỒ VẬT: Tả cây bút chì
- VĂN MẪU LỚP 4 – VĂN TẢ ĐỒ VẬT: Tả một món đồ chơi mà em yêu thích
- VĂN MẪU LỚP 4 – VĂN TẢ ĐỒ VẬT: Tả chiếc cặp sách của em
- VĂN MẪU LỚP 4 – VĂN TẢ ĐỒ VẬT: Tả ngôi nhà em ở
- VĂN MẪU LỚP 4 – VĂN TẢ ĐỒ VẬT: Tả một đồ vật trong nhà của em
- VĂN MẪU LỚP 4 – VĂN TẢ CÂY CỐI: Tả cây bóng mát em yêu thích
- VĂN MẪU LỚP 4 – VĂN TẢ CÂY CỐI: Tả cây hoa em yêu thích
- VĂN MẪU LỚP 4 – VĂN TẢ CÂY CỐI: Tả cây bàng
- VĂN MẪU LỚP 4 – VĂN TẢ ĐỒ VẬT: Tả cái bút máy em đang dùng
- VĂN MẪU LỚP 4 – VĂN TẢ CÂY CỐI: Tả cây phượng vĩ
- VĂN MẪU LỚP 4 – VĂN TẢ CÂY CỐI: Tả cây hoa hồng
- VĂN MẪU LỚP 4 – VĂN TẢ CÂY CỐI: Tả cây hoa đào ngày Tết
- VĂN MẪU LỚP 4 – VĂN TẢ CÂY CỐI: Tả cây chuối
- VĂN MẪU LỚP 4 – VĂN TẢ CÂY CỐI: Tả cây hoa gạo
- VĂN MẪU LỚP 4 – VĂN TẢ CÂY CỐI: Tả cây hoa mai
- VĂN MẪU LỚP 4 – VĂN TẢ CÂY CỐI: Tả cây cổ thụ
- VĂN MẪU LỚP 4 – VĂN TẢ CON VẬT: Ta con lợn
- VĂN MẪU LỚP 4 – VĂN TẢ CON VẬT: Tả con gà trống
- VĂN MẪU LỚP 4 – VĂN TẢ CON VẬT: Tả con mèo
- VĂN MẪU LỚP 4 – VĂN TẢ CON VẬT: Tả con chó
- VĂN MẪU LỚP 4 – VĂN TẢ CON VẬT: Tả con vật nuôi mà em yêu thích
- VĂN MẪU LỚP 4 – VĂN TẢ CON VẬT: Tả con vật trong vườn bách thú
- VĂN MẪU LỚP 4 – VĂN TẢ NGƯỜI: Tả bà của em
- VĂN MẪU LỚP 4 – VĂN TẢ NGƯỜI: Tả ông của em
- VĂN MẪU LỚP 4 – VĂN TẢ NGƯỜI: Tả mẹ của em
- VĂN MẪU LỚP 4 – VĂN TẢ NGƯỜI: Tả người thân em yêu quý nhất
- VĂN MẪU LỚP 4 – VĂN TẢ NGƯỜI: Tả em bé đang tập nói, tập đi
- VĂN MẪU LỚP 4 – VĂN TẢ NGƯỜI: Tả bạn thân của em
- VĂN MẪU LỚP 4 – VĂN TẢ NGƯỜI: Tả người bạn em mới quen:
- VĂN MẪU LỚP 4 – VĂN KỂ CHUYỆN: Viết thư kể về tình hình học tập của lớp em
- VĂN MẪU LỚP 4 – VĂN TẢ NGƯỜI: Tả bố của em
- VĂN MẪU LỚP 4 – VĂN TẢ NGƯỜI: Tả thầy cô giáo mà em yêu quý
- VĂN MẪU LỚP 4 – VĂN KỂ CHUYỆN: Kể lại câu chuyện Vua tàu thủy
- VĂN MẪU LỚP 4 – VĂN KỂ CHUYỆN: Kể câu chuyện Nỗi dằn vặt của An-drây-ca
- VĂN MẪU LỚP 4 – VĂN KỂ CHUYỆN: Kể câu chuyện về người có tấm lòng nhân hậu
- VĂN MẪU LỚP 4 – VĂN KỂ CHUYỆN: Kể câu chuyện về tính trung thực
- VĂN MẪU LỚP 4 – VĂN KỂ CHUYỆN: Kể một câu chuyện về sự đoàn kết, thương yêu bạn bè
Đề bài: Tả ông của em
Bài làm
Ngày lớp hai, khi đọc bài thơ “Ông và cháu”, tôi vẫn thắc mắc tại sao nhà thơ lại viết “Ông là buổi trời chiều/ Cháu là ngày rạng sáng”. Tôi về hỏi ông tôi thì ông chỉ vuốt tóc tôi rồi mỉm cười bảo tôi nhớ ăn nhiều, học ngoan rồi chẳng mấy nữa sẽ hiểu. Suốt bao năm qua, ông tôi vẫn hiền từ như vậy.
Năm nay, ông đã gần bảy mươi. Nhìn ông, tôi cứ nghĩ tới hình ảnh mấy ông Bụt trong chuyện cổ tích. Dáng người có chút mập mạp, mái tóc bạc phơ cùng bộ râu dài. Nhưng tóc ông tôi mới điểm hoa râm chứ chưa bạc trắng như Bụt. Trên gương mặt dài cùng vầng trán cao, đôi mắt ông đã ngả màu nâu vàng. Mỗi lúc ông bị ho, đôi mắt chớp chớp rồi ứa nước. Bà tôi bảo ông già thật rồi. Ông tôi tuy đã có tuổi, nhưng ông đi lại vẫn nhanh nhẹn. Mỗi ngày, ông đều dậy sớm để đi tập thể dục và chăm sóc mấy chậu cây cảnh. Ông thường đeo chiếc kính lão màu ghi để cặm cụi đọc báo hay xem thời sự. Những lúc như thế, ông cười nụ cười khoái chí. Mấy nếp nhăn trên má khẽ xô lại.
Ông rất yêu thương và chiều chuộng chúng tôi. Cuối tuần, ông thường chống gậy dẫn chúng tôi ra công viên gần nhà, ăn kem và chơi nhưng trò chơi thú vị. Không ít lần, tôi giận dỗi khi bị bố mẹ mắng. Ông vào phòng, ôm tôi vào lòng thủ thỉ những lời trầm ấp. Tôi sà vào lòng ông mà quên giận.
Tôi yêu quý ông lắm. Bây giờ, tôi đã hiểu, “Ông là buổi trời chiều” bởi ông đã đi quá nửa cuộc đời, trải qua không biết bao thăng trầm, gian khó. Tôi sẽ cố gắng vâng lời, chăm ngoan để có thể là “buổi rạng sáng” rực rỡ nhất của ông.