- VĂN MẪU LỚP 4 – VĂN TẢ ĐỒ VẬT: Tả đồ vật em thích
- VĂN MẪU LỚP 4 – VĂN TẢ ĐỒ VẬT: Tả cái thước kẻ của em
- VĂN MẪU LỚP 4 – VĂN TẢ ĐỒ VẬT: Tả cái bàn học ở lớp hoặc ở nhà của em
- VĂN MẪU LỚP 4 – VĂN TẢ ĐỒ VẬT: Tả cái trống trường em
- VĂN MẪU LỚP 4 – VĂN TẢ ĐỒ VẬT: Tả cây bút chì
- VĂN MẪU LỚP 4 – VĂN TẢ ĐỒ VẬT: Tả một món đồ chơi mà em yêu thích
- VĂN MẪU LỚP 4 – VĂN TẢ ĐỒ VẬT: Tả chiếc cặp sách của em
- VĂN MẪU LỚP 4 – VĂN TẢ ĐỒ VẬT: Tả ngôi nhà em ở
- VĂN MẪU LỚP 4 – VĂN TẢ ĐỒ VẬT: Tả một đồ vật trong nhà của em
- VĂN MẪU LỚP 4 – VĂN TẢ CÂY CỐI: Tả cây bóng mát em yêu thích
- VĂN MẪU LỚP 4 – VĂN TẢ CÂY CỐI: Tả cây hoa em yêu thích
- VĂN MẪU LỚP 4 – VĂN TẢ CÂY CỐI: Tả cây bàng
- VĂN MẪU LỚP 4 – VĂN TẢ ĐỒ VẬT: Tả cái bút máy em đang dùng
- VĂN MẪU LỚP 4 – VĂN TẢ CÂY CỐI: Tả cây phượng vĩ
- VĂN MẪU LỚP 4 – VĂN TẢ CÂY CỐI: Tả cây hoa hồng
- VĂN MẪU LỚP 4 – VĂN TẢ CÂY CỐI: Tả cây hoa đào ngày Tết
- VĂN MẪU LỚP 4 – VĂN TẢ CÂY CỐI: Tả cây chuối
- VĂN MẪU LỚP 4 – VĂN TẢ CÂY CỐI: Tả cây hoa gạo
- VĂN MẪU LỚP 4 – VĂN TẢ CÂY CỐI: Tả cây hoa mai
- VĂN MẪU LỚP 4 – VĂN TẢ CÂY CỐI: Tả cây cổ thụ
- VĂN MẪU LỚP 4 – VĂN TẢ CON VẬT: Ta con lợn
- VĂN MẪU LỚP 4 – VĂN TẢ CON VẬT: Tả con gà trống
- VĂN MẪU LỚP 4 – VĂN TẢ CON VẬT: Tả con mèo
- VĂN MẪU LỚP 4 – VĂN TẢ CON VẬT: Tả con chó
- VĂN MẪU LỚP 4 – VĂN TẢ CON VẬT: Tả con vật nuôi mà em yêu thích
- VĂN MẪU LỚP 4 – VĂN TẢ CON VẬT: Tả con vật trong vườn bách thú
- VĂN MẪU LỚP 4 – VĂN TẢ NGƯỜI: Tả bà của em
- VĂN MẪU LỚP 4 – VĂN TẢ NGƯỜI: Tả ông của em
- VĂN MẪU LỚP 4 – VĂN TẢ NGƯỜI: Tả mẹ của em
- VĂN MẪU LỚP 4 – VĂN TẢ NGƯỜI: Tả người thân em yêu quý nhất
- VĂN MẪU LỚP 4 – VĂN TẢ NGƯỜI: Tả em bé đang tập nói, tập đi
- VĂN MẪU LỚP 4 – VĂN TẢ NGƯỜI: Tả bạn thân của em
- VĂN MẪU LỚP 4 – VĂN TẢ NGƯỜI: Tả người bạn em mới quen:
- VĂN MẪU LỚP 4 – VĂN KỂ CHUYỆN: Viết thư kể về tình hình học tập của lớp em
- VĂN MẪU LỚP 4 – VĂN TẢ NGƯỜI: Tả bố của em
- VĂN MẪU LỚP 4 – VĂN TẢ NGƯỜI: Tả thầy cô giáo mà em yêu quý
- VĂN MẪU LỚP 4 – VĂN KỂ CHUYỆN: Kể lại câu chuyện Vua tàu thủy
- VĂN MẪU LỚP 4 – VĂN KỂ CHUYỆN: Kể câu chuyện Nỗi dằn vặt của An-drây-ca
- VĂN MẪU LỚP 4 – VĂN KỂ CHUYỆN: Kể câu chuyện về người có tấm lòng nhân hậu
- VĂN MẪU LỚP 4 – VĂN KỂ CHUYỆN: Kể câu chuyện về tính trung thực
- VĂN MẪU LỚP 4 – VĂN KỂ CHUYỆN: Kể một câu chuyện về sự đoàn kết, thương yêu bạn bè
Đề bài: Tả cái trống trường em
Bài làm
“Cái trống trường em
Mùa hè cũng nghỉ
Suốt ba tháng liền
Trống nằm ngẫm nghĩ…”
Chắc hẳn, cho tới bây giờ, ai ai cũng vẫn nhớ những vần thơ này về bác trống trường. Bác trống trường tôi ngày nào cũng cất vang những tiếng “tùng…tùng…tùng” giục giã học sinh vào lớp.
Bác trống cao chừng tới bụng tôi, khum khum hình bầu dục, thon ở hai đầu. Thân trống to như một quả trứng khổng lồ, sặc sỡ sắc màu. Thân trống được ghép từ những mảnh gỗ chắc chắn, phủ một lớp sơn màu đỏ mận. Chính giữa thân trống phình to, mọi người vẫn gọi đó là cái bụng của bác. Chắc hẳn vì ngày nào cũng cất tiếng kêu vang nên bụng bác mới to tròn đến vậy. Bao quanh bụng có một chiếc thắt lưng đặc biệt, ấy là một vành đai tròn tròn. Chiếc vành này bện từ hai cây mây mềm mại. Xung quanh chiếc đai được in hình hai chú rồng vàng uốn lượn như đang tung bay giữa không trung. Hai đầu trống căng phẳng nhờ tấm da trâu đã nhuộm màu vàng tươi. Mặt trống tròn trịa, in hình một chiếc mặt trời đỏ với muôn tia nắng vàng tỏa ra khắp phía. Nối liền mặt trống với thân trống là hai chiếc cạp trắng ngà. Người anh em ruột thịt của bác trống chính là cậu dùi. Dùi trống cùng bằng gỗ, to chừng bắp tay em. Dùi được gọt dũa cẩn thận. Mỗi ngày, bác trống nằm ưỡn bụng trên một chiếc kệ gỗ ở hành lang dãy nhà lớp học. Dù nằm, bác vẫn không hề lười biếng đâu nhé! Chỉ cần tới giờ, bác bảo vệ giơ cao chiếc dùi, gõ mạnh cái đầu tron tròn vào mặt trống thì trống cất ngay những tiếng “tùng… tùng… tùng…” rộn vang. Thanh âm vang văng vẳng đi khắp khu trường, học sinh chạy vội vào lớp để bắt đầu một ngày học tập hứng thú. Bác cũng chằng quên kêu như vậy khi giờ ra chơi đến. Bác còn cất “tùng…tùng…tùng…cắc” đều đặn để chúng tôi đều đặn tập thể dục giữa giờ.
Mỗi hè, tôi lại nhớ tiếng trống rộn vang kia đến lạ. Dường như, thanh âm “tùng…tùng…tùng…” của trống đã trở thành bản nhạc chẳng thể thiếu trong đời mỗi học sinh. Tôi hi vọng, bác trống trường lúc nào cũng khỏe mạnh để ca những hồi trống vang lừng.