Soạn bài: Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ

Câu 1:

a. Đưa ra nhận định về cuộc sống “không biết gì hết ở bên kia ngưỡng cửa nhà mình”, đó là cuộc sống “nghèo nàn”.

Tiếp đó, tác giả dùng các hình ảnh so sánh để phân tích làm rõ cuộc sống bé nhỏ, tầm thường ấy sẽ nhanh chóng bị cuốn phăng đi. Khẳng định con người không thể ấm êm với thứ hạnh phúc mỏng manh mà cần bước đến đại dương sự sống. Đoạn trích kết luận bằng ý bác bỏ lối sống khép kín, cá nhân “cái tuyệt đối cá nhân” “chẳng có gì đáng thèm muốn”.

b. Đưa ra những giả thiết về lí do tại sao người hiền tài chưa ra giúp nước: tại nhà vua, tại thời thế?

Đưa ra tình cảnh đất nước thủa khai triều chưa thể yên ổn, no ấm mà còn nhiều khó khăn. Bày tỏ niềm tin tưởng vào người hiền tài trong nước và đặt ra câu hỏi tu từ khích tướng người tài “há trong đó lại không có nấy một người tài danh …”.

Câu 2: Bố cục viết:

– Nêu ý kiến cần bác bỏ.

– Phân tích nguyên nhân (cả hai quan niệm trên đều bắt nguồn từ những suy nghĩ phiến diện, từ thái độ học tập, từ ý thức, động cơ, … rèn luyện, phấn đấu hạn chế, …)

– Chỉ ra những tác hại của những nhận thức sai lệch đó (ảnh hưởng xấu tới kết quả học tập, rèn luyện phẩm chất đạo đức của thanh niên, học sinh, …)

– Đề xuất một vài suy nghĩ, hành động đúng đắn về vấn đề bàn luận.

Câu 3:

a. Mở bài

– Giới thiệu 2 quan niệm sống (quan niệm 1 SGK, quan niệm 2 cách sống của tuổi trẻ thời hội nhập là phải có trí tuệ, có khát vọng làm giàu.

b. Thân bài

– Thừa nhận đây cũng là một trong những quan niệm sống đang tồi tại. Phân tích ngắn gọn nguyên nhân phát sinh quan niệm sống ấy.

– Bác bỏ quan niệm về cách sống ấy.

– Vấn đề cần bác bỏ: bản chất của quan niệm sống ấy thực ra là lối sống buông thả, hưởng thụ và vô trách nhiệm.

– Cách bác bỏ: dùng lí lẽ và dẫn chứng thực tế.

– Khẳng định một quan niệm về cách sống đúng đắn.

c. Kết bài

– Phê phán, nêu tác hại của quan niệm về cách sống sai trái.