Soạn bài: Luyện tập thao tác lập luận so sánh

Câu 1 (trang 116 sgk ngữ văn 11 tập 1)

Giống nhau: hoàn cảnh hai tác giả đều xa quê khi còn nhỏ và trở về khi đã già

+ Khi đi trẻ, lúc về già (Hạ Tri Chương)

+ Trở lại An Nhơn, tuổi lớn rồi (Chế Lan Viên)

– Khi trở về đều trở thành người lạ trên chính quê hương:

+ Đau xót, tủi hờn khi không còn ai nhận ra mình là người cùng quê ( Hỏi rằng: Khách ở nơi nào lại chơi? – Hạ Tri Chương)

+ Người đã biến đổi sau chiến tranh, thời gian, người xưa cảnh cũ không còn (Chế Lan Viên)

– Cả hai tác giả đều có sự đồng điệu, thể hiện tình cảm sâu sắc với quê hương dù hai tác giả cách nhau cả nghìn năm

Câu 2 (trang 116 sgk ngữ văn 11 tập 1)

Học cũng có ích như trồng cây, mùa xuân được hoa, mùa thu được quả”

+ Mùa xuân, mùa thu là hình ảnh ẩn dụ

+ Hai mùa chỉ những gia đoạn khác nhau: ban đầu đơm hoa, sau đó sẽ thu được nhiều quả ngọt

+ Tương tự như chuyện học: tích lũy kiến thức thường xuyên dẫn tới thành công ( kiểu so sánh tạo động lực)

Câu 3 (trang 116 sgk ngữ văn 11 tập 1)

Phong cách ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương và Bà Huyện Thanh Quan

– Giống nhau: Viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật

– Khác:

+ Bài thơ Hồ Xuân Hương dùng từ ngữ ngôn ngữ bình dị hàng ngày (tiếng gà, chuông sầu, mõ thảm, tiếng rền rĩ, khắp mọi chòm…)

+ Sử dụng những chữ có âm khó dùng : duyên mõm mòm, già tom

+ Ngược lại, thơ bà Huyện Thanh Quan mang màu sắc trang trọng khi sử dụng nhiều từ Hán Việt (hoàng hôn, ngư ông viễn phố, mục tử cô thôn lữ…)

+ Sử dụng từ ngữ mang tính ước lệ, hình ảnh trong thơ cổ

⇒ Thơ Hồ Xuân Hương gần gũi với đám đông, có nét tinh nghịch phá cách. Thơ của bà Huyện Thanh Quan mang phong cách trang trọng, đài các.

Câu 4 (trang 117 sgk ngữ văn 11 tập 1)

Câu tục ngữ :Một mặt người bằng mười mặt của

– Con người là tài sản quý giá nhất trên đời, cha ông nhắc nhở thế hệ sau quý trọng con người hơn mọi của cải vật chất trên đời

– Bằng việc sử dụng phương pháp so sánh đối lập để nhấn mạnh giá trị, tầm quan trọng của con người (một = mười)

– Tiền bạc, của cải có thể làm ra được, còn con người thì không

– Câu tục ngữ cũng phê phán những kẻ xem trọng của cải vật chất, đánh mất đi những giá trị tốt đẹp của con người