Bài 22: Tình hình kinh tế ở các thế kỉ XVI-XVIII

Bài 1 trang 36 Tập bản đồ Lịch Sử 10: Đánh dấu x vào ô trống ứng với ý em cho là đúng.

Lời giải:

+) Điểm tích cực của nông nghiệp từ nửa sau thế kỉ XVII trở đi là gì?

X Nhân dân tiếp tục khai hoang mở rộng diện tích
X Nghề trồng vườn ở Nam Bộ phát triển
Nhân dân ra sức tăng gia sản xuất, bồi đắp đê đập, san lấp kênh rạch
X Tích cực nhân giống lúa, trồng thêm khoai, sắn

+) Mặt hạn chế của nông nghiệp đến đầu thế kỉ XVI là gì?

X Ruộng đất tập trung trong tay tầng lớp quan lại, địa chủ
X Nhà nước không quan tâm đến sản xuất
X Chiến tranh liên miên, đất nước bị chia cắt
Nông dân được nhà nước phong kiến chia ruộng đất

+) Những biểu hiện nào dưới đây thể hiện sự phát triển của ngoại thương?

X Chính quyền Trịnh – Nguyễn mở cửa ngoại thương
X Thuyền buôn nhiều nước, kể cả châu Âu đến Việt Nam
X Nhiều thương nhân đến nước ta xin lập phố xá, mở cửa hàng
Nguồn hàng hóa dồi dào của nước ngoài đến nước ta

+) Nguyên nhân nào dẫn đến sự hưng khởi của các đô thị?

X Nhà nước có chính sách phát triển các đô thị
X Sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa tạo điều kiện cho đô thị phát triển
Nhân dân tập chung buôn bán, xây dựng các đô thị
Thương nhân nước ngoài đến buôn bán hình thành các đô thị

Bài 2 trang 36 Tập bản đồ Lịch Sử 10: Dựa vào những kiến thức đã học kết hợp việc quan sát hình 44 trang 112 trong SGK, em hãy cho biết:

a. Hình ảnh đó phản ánh điều gì của nghề thủ công ở các thế kỉ XVI – XVIII?

Lời giải:

– Hình ảnh cặp chân đèn gốm hoa lam phản ánh các nghề thủ công cổ truyền ở nước ta thời kì này ngày càng phát triển và đạt trình độ cao.

b. Sự phát triển của nghề thủ công ở các thế kỉ XVI – XVIII có ý nghĩa tích cực gì đến ngày nay?

Lời giải:

– Sự phát triển của nghề thủ công ở các thế kỉ XVI – XVIII có ý nghĩa to lớn:

+ Một số làng nghề thủ công truyền thống được hình thành trong giai đoạn này vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay.

+ Giúp bảo tồn các nghề thủ công truyền thống.