Bài 13: Việt Nam thời kì nguyên thủy

Bài 1 trang 20 Tập bản đồ Lịch Sử 10: Dựa vào bài học và quan sát lược đồ dưới đây, em hãy:

a. Điền các di tích khảo cổ: Núi Đọ, Thẩm Khuyên, Thẩm Hai, Hòa Bình, Bắc Sơn, Sơn Vi, Phùng Nguyên, Hoa Lộc, Sa Huỳnh, Đồng Nai, ứng với những địa danh (tỉnh) mà em cho là có các di tích khảo cổ đó vào những chỗ có dấu chấm (…).

Lời giải:

Giải tập bản đồ tranh ảnh Lịch Sử lớp 10

b. Điền vào ô trống trong bảng thống kê sau những thông tin cần thiết để thấy được cuộc sống của cư dân thời Công xã thị tộc ở nước ta.

Lời giải:

Cư dân Công cụ lao động Hoạt động kinh tế Tổ chức xã hội
Sơn Vi Đá ghè đẽo thô sơ Săn bắt, hái lượm Sống thành thị tộc
Hòa Bình – Bắc Sơn Ghè đẽo một bên mặt rìu đá, biết mài lưỡi rìu, làm một sô cong cụ bằng xương, tre, gỗ Săn bắt, hái lượm, làm nông nghiệp sơ khai Hợp thành các thị tộc, bộ lạc
Phùng Nguyên Công cụ lao động chủ yếu vẫn bằng đá, bước đầu xuất hiện đồ đồng Làm nông nghiệp trồng lúa nước, làm gốm, dệt vải, chăn nuôi Sống định cư lâu dài trong các công xã thị tộc mẫu hệ
Sa Huỳnh Biết chế tác và sử dụng đồ sắt Nông nghiệp trồng lúa và các cây trồng khác Sống thành bộ lạc
Đồng Nai Công cụ bằng đá là chủ yếu, còn có một số cong cụ bằng đồng Làm nông nghiệp trồng lúa nước, và các cây lương thực khác, khai tác sản vật, làm nghề thủ công Sống thành bộ lạc

Bài 2 trang 21 Tập bản đồ Lịch Sử 10: Đánh dấu x vào ô trống ứng với ý em cho là đúng.

Lời giải:

+) Cư dân nào cách ngày nay 3000 – 4000 năm đã tiến đến thời đại sơ kì kim khí.

Cư dân Sơn Vi
Cư dân Hòa Bình – Bắc Sơn
X Cư dân Phùng Nguyên
X Cư dân Phùng Nguyên
X Cư dân Đồng Nai

+) Địa bàn sinh sống của cư dân nước ta thời Nguyên thủy.

Ở Miền Bắc
Ở vùng đồng bằng
X Khắp cả nước

+) Việc các nhà khảo cổ học tìm thấy trên đất nước ta có nhiều cục đồng, xỉ đồng, khuôn đúc đồng, theo em có ý nghĩa gì?

X Cư dân bấy giờ đã tiến đến thời đại kim khí
Chứng tỏ nghề luyện kim thời đó được thực hiện trên đất nước ta
X Cư dân thời đó đã sử dụng công cụ bằng kim khí nhưng chưa phổ biến