- Văn mẫu lớp 12 Tập 1: Dàn ý Phân tích bản Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh
- Văn mẫu lớp 12 Tập 1: Phân tích bản Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh
- Văn mẫu lớp 12 Tập 1: Dàn ý Phân tích nghệ thuật lập luận trong bản Tuyên ngôn độc lập
- Văn mẫu lớp 12 Tập 1: Phân tích nghệ thuật lập luận trong bản Tuyên ngôn độc lập
- Văn mẫu lớp 12 Tập 1: Phân tích đoạn đầu Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh
- Văn mẫu lớp 12 Tập 1: Phân tích đoạn cuối Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh
- Văn mẫu lớp 12 Tập 1: Phân tích giá trị lịch sử của bản Tuyên ngôn độc lập
- Văn mẫu lớp 12 Tập 1: Quan điểm sáng tác văn học của Hồ Chí Minh.
- Văn mẫu lớp 12 Tập 1: Phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh
- Cảm nhận về phong cách nghệ thuật văn chính luận của Hồ Chí Minh
- Văn mẫu lớp 12 Tập 1: Phân tích và cảm nhận tác phẩm Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc
- Văn mẫu lớp 12 Tập 1: Phân tích tác phẩm Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc của Phạm Văn Đồng.
- Văn mẫu lớp 12 Tập 1: Cảm nhận về bài Mấy ý nghĩ về thơ của Nguyễn Đình Thi
- Văn mẫu lớp 12 Tập 1: Phân tích tác phẩm Mấy ý nghĩ về thơ của Nguyễn Đình Thi.
- Văn mẫu lớp 12 Tập 1: Phân tích và cảm nhận về chân dung Đô-xtôi-ép-ki
- Văn mẫu lớp 12 Tập 1: Phân tích tác phẩm Đô-Xtôi-Ép-Xki của Xvai-Go
- Văn mẫu lớp 12 Tập 1: Phân tích Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS
- Văn mẫu lớp 12 Tập 1: Dàn ý Phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng
- Văn mẫu lớp 12 Tập 1:
- Văn mẫu lớp 12 Tập 1: Dàn ý Phân tích hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng
- Văn mẫu lớp 12 Tập 1: Phân tích hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng
- Văn mẫu lớp 12 Tập 1: Dàn ý Phân tích bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu
- Văn mẫu lớp 12 Tập 1: Dàn ý Phân tích bức tranh thiên nhiên tứ bình trong bài Việt Bắc
- Văn mẫu lớp 12 Tập 1: Phân tích bức tranh thiên nhiên tứ bình trong bài Việt Bắc
- Văn mẫu lớp 12 Tập 1: Giới thiệu và phong cách nghệ thuật thơ của Tố Hữu
- Văn mẫu lớp 12 Tập 1: Phân tích đoạn thơ thứ 15 trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu
- Văn mẫu lớp 12 Tập 1: Bình giảng 3 khổ đầu bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu
- Văn mẫu lớp 12 Tập 1: Bình giảng khổ 3 bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu
- Văn mẫu lớp 12 Tập 1: Bình giảng khổ 7 bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu
- Văn mẫu lớp 12 Tập 1: Vẻ đẹp bức tranh tứ bình trong khổ thơ thứ 7 bài Việt Bắc
- Văn mẫu lớp 12 Tập 1: Dàn ý Phân tích bài Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
- Văn mẫu lớp 12 Tập 1: Phân tích bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
- Văn mẫu lớp 12 Tập 1: Cảm nhận về bài thơ Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm
- Văn mẫu lớp 12 Tập 1: Bình giảng 9 câu thơ đầu bài thơ Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm
- Văn mẫu lớp 12 Tập 1: Bình giảng một đoạn thơ trong bài thơ Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm
- Văn mẫu lớp 12 Tập 1: Phân tích đoạn thơ trong bài thơ Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm
- Văn mẫu lớp 12 Tập 1: Tư tưởng Đất nước của nhân dân trong chương Đất Nước
- Văn mẫu lớp 12 Tập 1: Bình giảng bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi
- Văn mẫu lớp 12 Tập 1: Bình giảng 7 câu đầu bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi
- Văn mẫu lớp 12 Tập 1: Bình giảng khổ 3 bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi
- Văn mẫu lớp 12 Tập 1: Bình giảng 4 khổ thơ đầu bài Đất nước của Nguyễn Đình Thi
- Văn mẫu lớp 12 Tập 1: Bình giảng khổ 5 bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi
- Văn mẫu lớp 12 Tập 1: Bình giảng khổ cuối bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi
- Văn mẫu lớp 12 Tập 1: Phân tích bài thơ Dọn về làng của Nông Quốc Chấn
- Văn mẫu lớp 12 Tập 1: Bình giảng đoạn thơ trong bài Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên
- Văn mẫu lớp 12 Tập 1: Bình giảng đoạn thơ trong bài Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên
- Văn mẫu lớp 12 Tập 1: Nội dung bài thơ Tiếng hát con tàu và ý nghĩa nhan đề
- Văn mẫu lớp 12 Tập 1: Cảm xúc về bài thơ Đèn Lò của Nguyễn Duy
- Văn mẫu lớp 12 Tập 1: Phân tích bài thơ “Đò Lèn” của Nguyễn Duy.
- Văn mẫu lớp 12 Tập 1: Cảm nhận bài thơ Đò Lèn của Nguyễn Duy.
- Văn mẫu lớp 12 Tập 1: Phân tích hình ảnh người bà trong bài thơ Đò Lèn của Nguyễn Duy
- Văn mẫu lớp 12 Tập 1: Dàn ý Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh
- Văn mẫu lớp 12 Tập 1: Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh
- Văn mẫu lớp 12 Tập 1: Dàn ý Phân tích hình tượng sóng trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh
- Văn mẫu lớp 12 Tập 1: Phân tích hình tượng sóng trong bài thơ Sóng
- Văn mẫu lớp 12 Tập 1: Dàn ý Cảm nhận hình tượng sóng và em trong bài Sóng của Xuân Quỳnh
- Văn mẫu lớp 12 Tập 1: Cảm nhận hình tượng sóng và em trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh
- Văn mẫu lớp 12 Tập 1: Phân tích khổ 2, 3 và 4 bài thơ Sóng
- Văn mẫu lớp 12 Tập 1: Bình giảng khổ 5, 6 bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh
- Văn mẫu lớp 12 Tập 1: Bình giảng 2 khổ cuối bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh
- Văn mẫu lớp 12 Tập 1: Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh
- Văn mẫu lớp 12 Tập 1: Dàn ý Phân tích bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca
- Văn mẫu lớp 12 Tập 1: Phân tích bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca của Thanh Thảo
- Văn mẫu lớp 12 Tập 1: Dàn ý Phân tích hình tượng nhân vật Lor-ca trong bài Đàn ghi ta của Lor-ca
- Văn mẫu lớp 12 Tập 1: Phân tích hình tượng nhân vật Lor-ca trong bài đàn ghi ta của Lor-ca
- Văn mẫu lớp 12 Tập 1: Dàn ý Cảm nhận hình tượng tiếng đàn trong Đàn ghi ta của Lor-ca
- Văn mẫu lớp 12 Tập 1: Cảm nhận hình tượng tiếng đàn trong Đàn ghi ta của Lor-ca
- Văn mẫu lớp 12 Tập 1: Cảm nhận bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca của Thanh Thảo
- Văn mẫu lớp 12 Tập 1: Cảm nhận về hình tượng Lor-ca trong bài thơ Tiếng đàn ghi ta của Lor-ca
- Văn mẫu lớp 12 Tập 1: Hình tượng nhân vật Lor-ca
- Văn mẫu lớp 12 Tập 1: Hình tượng Lor-ca trong bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca
- Văn mẫu lớp 12 Tập 1: Phân tích và nêu cảm nghĩ bài thơ Bác ơi
- Văn mẫu lớp 12 Tập 1: Cảm nhận về bài thơ Bác ơi của Tố Hữu
- Văn mẫu lớp 12 Tập 1: Bình giảng khổ 7 bài thơ Bác ơi của Tố Hữu
- Văn mẫu lớp 12 Tập 1: Phân tích nỗi đau xót tiếc thương Bác trong bài Bác ơi
- Văn mẫu lớp 12 Tập 1: Phân tích bài thơ “Tự do” của Ê-luy-a.
- Văn mẫu lớp 12 Tập 1: Bình bài thơ Tự Do của Ê-Luy-a.
- Văn mẫu lớp 12 Tập 1: Dàn ý Phân tích tác phẩm Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân
- Văn mẫu lớp 12 Tập 1: Phân tích tác phẩm Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân
- Văn mẫu lớp 12 Tập 1: Dàn ý Phân tích hình tượng con sông Đà trong Người lái đò sông Đà
- Văn mẫu lớp 12 Tập 1: Phân tích hình tượng con sông Đà trong Người lái đò sông Đà
- Văn mẫu lớp 12 Tập 1: Dàn ý Phân tích hình tượng người lái đò trong tùy bút Người lái đò sông Đà
- Văn mẫu lớp 12 Tập 1: Phân tích hình tượng người lái đò trong Người lái đò sông Đà
- Văn mẫu lớp 12 Tập 1: Giới thiệu nhà văn Nguyễn Tuân và phong cách nghệ thuật của ông
- Văn mẫu lớp 12 Tập 1: Phân tích những đặc sắc nghệ thuật trong Người lái đò Sông Đà
- Văn mẫu lớp 12 Tập 1: Phân tích một đoạn văn trong Người lái đò Sông Đà
- Văn mẫu lớp 12 Tập 1: Dàn ý Phân tích tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường
- Văn mẫu lớp 12 Tập 1: Phân tích tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường
- Văn mẫu lớp 12 Tập 1: Dàn ý Phân tích vẻ đẹp dòng sông Hương trong tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông
- Văn mẫu lớp 12 Tập 1: Phân tích vẻ đẹp dòng sông Hương trong tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông
- Văn mẫu lớp 12 Tập 1: Phân tích tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
- Văn mẫu lớp 12 Tập 1: Phân tích vẻ đẹp của sông Hương trong Ai đã đặt tên cho dòng sông
- Văn mẫu lớp 12 Tập 1: Vẻ đẹp của sông Hương trong Ai đã đặt tên cho dòng sông
- Văn mẫu lớp 12 Tập 1: Bình luận về vẻ đẹp sông Hương trong Ai đã đặt tên cho dòng sông
- Văn mẫu lớp 12 Tập 1: Cảm nhận về tác phẩm Những ngày đầu của nước Việt Nam mới
- Văn mẫu lớp 12 Tập 2: Dàn ý Phân tích tác phẩm Vợ chồng A phủ của Tô Hoài
- Văn mẫu lớp 12 Tập 2: Phân tích tác phẩm Vợ chồng A phủ của Tô Hoài.
- Văn mẫu lớp 12 Tập 2: Dàn ý Phân tích nhân vật Mị trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ
- Văn mẫu lớp 12 Tập 2: Phân tích nhân vật Mị trong truyện “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài.
- Văn mẫu lớp 12 Tập 2: Dàn ý Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân
- Văn mẫu lớp 12 Tập 2: Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân
- Văn mẫu lớp 12 Tập 2: Kể lại truyện “Vợ chồng A Phủ” của nhà văn Tô Hoài.
- Văn mẫu lớp 12 Tập 2: Cách xây dựng nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ
- Văn mẫu lớp 12 Tập 2: Phân tích diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật Mị
- Văn mẫu lớp 12 Tập 2: Sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị trong truyện Vợ chồng A Phủ
- Văn mẫu lớp 12 Tập 2: Dàn ý Phân tích tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân
- Văn mẫu lớp 12 Tập 2: Phân tích tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân
- Văn mẫu lớp 12 Tập 2: Dàn ý Phân tích nhân vật Tràng trong truyện ngắn Vợ nhặt
- Văn mẫu lớp 12 Tập 2: Phân tích nhân vật Tràng trong truyện ngắn Vợ nhặt
- Văn mẫu lớp 12 Tập 2: Dàn ý Phân tích nhân vật người vợ nhặt trong Vợ nhặt
- Văn mẫu lớp 12 Tập 2: Phân tích nhân vật người vợ nhặt trong Vợ nhặt
- Văn mẫu lớp 12 Tập 2: Kể lại truyện Vợ nhặt (Kim Lân)
- Văn mẫu lớp 12 Tập 2: Tình huống nhặt vợ trong Vợ nhặt
- Văn mẫu lớp 12 Tập 2: Phân tích giá trị nhân đạo của “Vợ nhặt” của Kim Lân.
- Văn mẫu lớp 12 Tập 2: Phân tích nhân vật “thị” mà anh cu Tràng đã “nhặt” được.
- Văn mẫu lớp 12 Tập 2: Phân tích tâm trạng bà cụ Tứ trong truyện “Vợ nhặt” của Kim Lân
- Văn mẫu lớp 12 Tập 2: Vai trò của nhân vật vợ Tràng trong Vợ nhặt
- Văn mẫu lớp 12 Tập 2: Dàn ý Phân tích tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung thành
- Văn mẫu lớp 12 Tập 2: Phân tích tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành.
- Văn mẫu lớp 12 Tập 2: Dàn ý Phân tích hình tượng nhân vật Tnú trong truyện ngắn Rừng xà nu
- Văn mẫu lớp 12 Tập 2: Phân tích nhân vật Tnú truyện Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành
- Văn mẫu lớp 12 Tập 2: Dàn ý Phân tích nhân vật cụ Mết trong truyện ngắn Rừng xà nu
- Văn mẫu lớp 12 Tập 2: Phân tích nhân vật cụ Mết trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Thành Trung
- Văn mẫu lớp 12 Tập 2: Tóm tắt truyện “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành.
- Văn mẫu lớp 12 Tập 2: Phân tích hình tượng cây xà nu trong truyện ngắn “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành
- Văn mẫu lớp 12 Tập 2: Phân tích phẩm chất anh hùng của các nhân vật trong Rừng xà nu
- Văn mẫu lớp 12 Tập 2: Tóm tắt truyện Bắt sấu rừng U Minh Hạ
- Văn mẫu lớp 12 Tập 2: Phân tích truyện Bắt sấu rừng U Minh Hạ của Sơn Nam
- Văn mẫu lớp 12 Tập 2: Dàn ý Phân tích tác phẩm Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi
- Văn mẫu lớp 12 Tập 2: Phân tích tác phẩm Những đứa con trong gia đình
- Văn mẫu lớp 12 Tập 2: Dàn ý Phân tích nhân vật Việt và Chiến trong truyện những đứa con trong gia đình
- Văn mẫu lớp 12 Tập 2: Phân tích nhân vật Việt và Chiến trong truyện những đứa con trong gia đình
- Văn mẫu lớp 12 Tập 2: Cảm nhận về tác phẩm Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi
- Văn mẫu lớp 12 Tập 2: Phân tích nhân vật Việt trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Đình Thi
- Văn mẫu lớp 12 Tập 2: Phân tích sự giống và khác nhau giữa nhân vật Việt và Hiến
- Văn mẫu lớp 12 Tập 2: Màu sắc Nam Bộ trong truyện Những đứa con trong gia đình
- Văn mẫu lớp 12 Tập 2: Dàn ý Phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu
- Văn mẫu lớp 12 Tập 2: Phân tích truyện “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu
- Văn mẫu lớp 12 Tập 2: Dàn ý Phân tích nhân vật Phùng trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa
- Văn mẫu lớp 12 Tập 2: Phân tích nhân vật Phùng trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa
- Văn mẫu lớp 12 Tập 2: Dàn ý Phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài trong Chiếc thuyền ngoài xa
- Văn mẫu lớp 12 Tập 2: Phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài trong Chiếc thuyền ngoài xa
- Văn mẫu lớp 12 Tập 2: Kể lại truyện “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu
- Văn mẫu lớp 12 Tập 2: Phân tích hình ảnh người đàn bà trong “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu
- Văn mẫu lớp 12 Tập 2: Phân tích hình tượng chiếc thuyền ngoài xa
- Văn mẫu lớp 12 Tập 2: Hình ảnh chiếc thuyền trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa
- Văn mẫu lớp 12 Tập 2: Cảm nhận của em về người đàn bà hàng chài trong truyện Chiếc thuyền ngoài xa
- Văn mẫu lớp 12 Tập 2: Tóm tắt truyện Mùa lá rụng trong vườn
- Văn mẫu lớp 12 Tập 2: Phân tích truyện Mùa lá rụng trong vườn
- Văn mẫu lớp 12 Tập 2: Cảm nhận về tác phẩm Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng.
- Văn mẫu lớp 12 Tập 2: Phân tích cuộc gặp gỡ của chị Hoài với mọi người trong truyện Mùa lá rụng trong vườn
- Văn mẫu lớp 12 Tập 2: Tóm tắt truyện Một người Hà Nội
- Văn mẫu lớp 12 Tập 2: Phân tích truyện Một người Hà Nội
- Văn mẫu Lớp 12 Tập 2: Phân tích nhân vật cô Hiền trong Một người Hà Nội của Nguyễn Khải
- Văn mẫu lớp 12 Tập 2: Vẻ đẹp của nhân vật Hiền trong Một người Hà Nội
- Văn mẫu lớp 12 Tập 2: Cảm nhận về truyện ngắn Một người Hà Nội của Nguyễn Khải
- Văn mẫu lớp 12 Tập 2: Dàn ý Phân tích tác phẩm Thuốc của Lỗ Tấn
- Văn mẫu lớp 12 Tập 2: Tóm tắt truyện ngắn Thuốc
- Văn mẫu lớp 12 Tập 2: Phân tích truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn
- Văn mẫu lớp 12 Tập 2: Dàn ý Phân tích truyện ngắn Số phận con người của Sô-lô-khốp
- Văn mẫu lớp 12 Tập 2: Phân tích truyện Số phận con người của Sô-lô-khốp
- Văn mẫu lớp 12 Tập 2: Tóm tắt truyện Số phận con người
- Văn mẫu lớp 12 Tập 2: Phân tích nhân vật Xô-cô-lốp trong Số phận con người
- Văn mẫu lớp 12 Tập 2: Dàn ý Phân tích truyện ngắn Ông già và biển cả của Hê–minh–uê
- Văn mẫu lớp 12 Tập 2: Phân tích tác phẩm Ông già và biển cả của Hê-minh-uê
- Văn mẫu lớp 12 Tập 2: Tóm tắt truyện Ông già và biển cả
- Văn mẫu lớp 12 Tập 2: Phân tích hình tượng ông lão trong Ông già và biển cả
- Văn mẫu lớp 12 Tập 2: Cảm nhận về tác phẩm Ông già và biển cả của Hê-minh-uê
- Văn mẫu lớp 12 Tập 2: Nguyên lý tảng băng trôi truyện Ông già và biển cả
- Văn mẫu lớp 12 Tập 2: Ý nghĩa “Nguyên lý tảng băng trôi” qua đoạn trích” Ông già và biển cả” của Hê-minh-uê.
- Văn mẫu lớp 12 Tập 2: Tóm tắt kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ.
- Văn mẫu lớp 12 Tập 2: Phân tích và nêu cảm nghĩ truyện Hồn Trương Ba, da hàng thịt
- Văn mẫu lớp 12 Tập 2: Phân tích truyện Hồn Trương Ba, da hàng thịt
- Văn mẫu lớp 12 Tập 2: Cảm nhận tác phẩm Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ
- Văn mẫu lớp 12 Tập 2: Phân tích bài Nhìn về vốn văn hóa dân tộc của Trần Đình Hượu
- Văn mẫu lớp 12 Tập 2: Cảm nhận bài Nhìn về vốn văn hóa dân tộc của Trần Đình Hượu
Đề bài: Phân tích nhân vật Việt trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Đình Thi
Bài làm
Chiến tranh đã lùi xa thế nhưng trong mỗi người Việt Nam chúng ta dường như không thể quên được những năm tháng hào hùng của cuộc khánh chiến chống Mĩ ác liệt ấy. Nhiều người đã nằm xuống để cho đất nước dân tộc chúng ta được yên bình tươi đẹp như hôm nay, đã có vô số những tác phẩm hay và nổi tiếng của nhiều nhà văn,nhà thơ viết về đề tài chống Mĩ cứu nước ra đời và in sâu trong lòng độc giả, cũng như nhiều người việt nam. Trong số những nhà văn ấy chúng ta không thể không nhắc đến “nhà văn của người nông dân Nam bộ”- Nguyễn thi, một cây bút văn xuôi hàng đầu của văn nghệ giải phóng miền nam những năm chống mĩ.
Tác phẩm “Những đứa con trong gia đình” là một trong những sáng tác xuất sắc của Nguyễn Thi ra đời vào 2/1966 khi nguyễn thi đang công tác ở tạp chí “Văn nghệ quân giải phóng”. Truyện ngợi ca lòng yêu nước, căm thù giặc sâu sắc cũng như lòng chung thủy với cách mạng của nhân dân nam bộ thời kì chống Mĩ lúc bấy giờ. Nhà văn đã xây dựng thành thành công những hình tượng nhân vật một cách chân thật, sống động, có những nét chung thống nhất lại vừa có những nét tính cách độc đáo, riêng biệt khiến chúng ta khó quên được. Nổi trội hơn cả đấy là Việt, một nhân vật được tác giả ưu ái, dành nhiều tình cảm khi anh xuất hiện và được nhắc đến nhiều nhất trong tác phẩm.
Việt là một chiến sĩ giải phóng quân sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân giàu truyền thống cách mạng. Trong anh hội tụ những phẩm chất, tính cách cũng như vẻ đẹp tâm hồn cao đẹp đáng quý của nhân dân miền nam trong thời kì đánh mĩ. Mang mối thù sâu nặng với Mĩ-ngụy: ông nội và bố Việt điều bị giặc giết hại, mẹ Việt vừa phải vất vả nuooit con vừa phải đương đầu với bọn giặc và cuối cùng cũng chết vì bom đạn. Gia đình chỉ còn lại Việt, Chị Chiến, Chú năm, thằng út em và người chị nuôi lấy chồng xa. Việt và chiến hăng hái tòng quân đi giết giặc, vì nhỏ tuổi đồng đội hay gọi thân thiết là “cậu tư”. Anh rất gắn bó với đơn vị đặc biệt là tiểu đội trưởng Tánh, như tình ruột thịt. Ở Việt luôn sôi nổi một tinh thần chiến đấu, tiêu diệt địch quyết lập được nhiều chiến công như chị chiến để trả thù cho ba má.
Được tác giả kể lại trong một hoàn cảnh hết sức đặc biệt khi Việt đang chiến đấu ác liệt trong khi rừng cao su, anh đã hạ được một xe bọc thép của địch nhưng bị thương nặng và lạc đồng đội. Việt ngất đi tỉnh lại nhiều lần, mỗi lần ngất đi tỉnh lại những dòng hồi ức về những kỉ niệm thân thiết đã que của anh về chị chiến, về má, chú năm….lại ùa về. Ngoài ra những ấn tượng khó quên của chúng ta về nhân vật việt đó là tính cách của anh.
Là một cậu bé mới lớn tính tình còn “Trẻ con”, vô tư, ngây thơ có phần nghịch ngợm ta có thể dễ dàng nhận thấy được những điều này qua những dòng hồi tưởng đứt quãng của việt. Như việc anh hay giành với chị chiến chuyện bắn tàu giặc Mĩ trên sông Định thủy hay kể cả việc tưởng như nhỏ nhặt là tranh công bắt ếch với chị. Ngoài ra lúc chị Chiến không cho Việt đi bộ đội anh đã bộc lộ hành động rất “trẻ con” của mình đó là “đá trái dừa rụng xuống mương cái đùng”. Ngay cả khi đang bị thương ở khu rừng cao su nghĩ đến việt đối mặt với những tên giặc dường như không làm Việt cảm thấy sợ hãi mà điều trái ngược khi anh nhớ lại những câu chuyện của các chị kể lúc ở nhà về “Con ma cụt đầu” ngồi trên cây xoài lại khiến anh lạnh gáy, sợ hãi đến nỗi thở dốc. Tính tình “trẻ con”, vô tư ấy còn được thể hiện trong đêm sắp xa nhà đi bộ đội, trong khi chị chiến phải lo toan, phải sắp xếp việc nhà ổn thỏa còn Việt thì cứ “lăn kềnh ra ván cười khì khì”, rồi thì nghịch nghợm “Chụp con đom đóm úp trong lòng bàn tay” rồi “ngủ quên lúc nào không hay”. Cả cách thương chị của Việt cũng thật trẻ con làm sao khi anh “Giấu chị như giấu của riêng” khi bị anh tánh và đồng đội chọc gẹo. Và nổi bật cho cái tính cách trẻ con ấy dường như là lúc nằm lại chiến trường anh tỏ ra rất kiên cường, không hề sợ hãi vậy mà đến khi gặp lại đồng đội thì lại òa khóc một cách ngon lành “Khóc đó rồi lại cười đó”. Nguyễn thi đã thành công trong việc xây dựng nhân vật Việt, một tính cách rất đỗi đời thường, đáng yêu, dễ mến lại vô cùng sinh động mà không hề bị gượng ép. Đó dường như đã trở thành dấu ấn khó quên trong lòng độc giả về nhân vật này.
Không dừng lại ở đấy Việt thật sự là một người chiến sĩ, người anh hùng hội tụ đủ các phẩm chất của một người lính với tính cách gan dạ, kiên cường, bản lĩnh không sợ hãi, khuất phục trước khó khăn. Lúc nhỏ Việt đã dám xông thẳng vào thằng giặc “Luyện đầu ba” mà đá. Lớn lên dù vẫn chưa đủ tuổi nhưng việt vẫn quyết chí đi bộ đội cầm súng giết giặc trả thù cho Ba Má. Đi bộ đội được 2 năm, chiến đấu dũng cảm anh đã dùng thủ pháo tiêu diệt được một xe bọc thép của địch lập lên chiến công mặc dù sao đó anh bị thương nặng ở hai mắt và ngất đi, chính điều này càng làm cho người đọc chúng ta thêm khâm phục trước sự gan dạ, dũng cảm của việt. Chi tiết khi anh bị lạc đơn vị, bị thương nhưng anh vẫn bình tĩnh, kiên cường và luôn ở tư thế chiến đấu “đạn đã lên nòng, ngón tay còn lại sẵng sàng nổ súng” khi phát hiện tên giặc nào tiến đến.Đặc biệt chi tiết chị chiến và Việt khiên bàn thờ ba má sang gởi bên nhà chú năm để ngày mai lên đường nhập ngũ. Khẳng định sự trưởng thành trong con người Việt qua cảm giác “Mối thù giặc Mĩ đang đè nặng trên vai” chứng tỏ Việt đã sẵng sàng và xứng đáng viết tiếp tên mình vào dòng sông truyền thống cách mạng của gia đình mình.
Cuối cùng ngoài những tính cách nổi bật bên ngoài không thể không nhắc đến tâm hồn Việt, một con người giàu tình yêu thương và gắn bó với gia đình sâu sắc. Khi việt bị trọng thương và ngất đi tỉnh lại đến tận 4 lần. Mỗi lần như thế lần lượt những dòng hồi tưởng của anh về gia đình, đồng đội, những người thân yêu của mình trong anh lại ùa về. Những dòng hồi ức đẹp đẽ, hạnh phúc ấy có lẽ nào là sợi dây tình cảm chắc chắn đang cố gắng giành lấy Việt khỏi cái lằn ranh mong manh giữa sự sống và cái chết nơi chiến trường ấy. Trong những hồi ức ấy Việt nhớ lại hình ảnh của má hiện lên nơi chị chiến và hình như anh có cảm giác má về đâu đây, về để dõi theo 2 đứa con của mình giờ đã trưởng thành để mà ngày mai lên đường đánh giặc, chống mĩ cứu nước và mặc dù đang bị thương nằm ở nơi chiến trường nhưng Việt luôn mong muốn gặp được má, rồi hình ảnh má bơi xuồng, xoa đầu Việt…dường như đó chính là sức mạnh của tình mẫu tử, sức mạnh để anh vượt qua được khó khăn, thử thách lúc ấy, và có lẽ đó cũng là phần tươi đẹp sâu thẩm, thiêng liêng nơi tâm hồn Việt. Chúng ta còn bắt gặp cả những dòng hồi ức về chú năm với những câu hò, lời dặn dò trước khi Việt, Chiến ra đi, về cuốn sổ gia đình. Có lẽ chính tất cả những kỉ niệm ấy đã giúp cho việt chiến thắng được cái chết và tìm lại được những người đồng đội của mình.
“Những đứa con trong gia đình” với hình tượng nhân vật được Nguyễn thi khắc họa một cách chân thật, tài tình và mang đậm tính sử thi trãi dài trong suốt truyện. Tiêu biểu nhất đó là hình tượng nhân vật Việt cũng chính là phẩm chất, tính cách đáng quý của người nông dân Nam bộ lúc bấy giờ. Ngoài ra trong truyện Nguyễn Thi còn nêu lên quan niệm rằng “Chuyện gia đình thì cũng dài như sông, mỗi gia đình phải ghi vào một khúc” dường như trong “Những đứa con trong gia đình” Việt, chị chiến dường như đã ghi một phần của mình vào khúc sông ấy, dòng sông truyền thống của gia đình mình.
Nguyễn Thi đã thành công trong việc xây dựng tính cách, tâm hồn mình và khắc họa hình tượng nhân vật một cách chân thật,sinh động mà không hề gượng ép. Nhữngđặc sắc về nghệ thuật trần thuật qua những dòng hồi tưởng của nhân vật, khắc họa tính cách và miêu tả tâm tí sắc sảo, có lẽ không sai khi người ta đặt cho ông danh hiệu “nhà văn của người nông dân nam bộ” với ngôn ngữ phong phú và đậm chất riêng của người Nam Bộ. Nhà văn đã đem đến cho người đọc nhiều cảm xúc khó quên về nhân vật việt và qua nhân vật ấy nhà văn muốn khảng định rằng chính truyền thống gia đình với truyền thống dân tộc đã tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn của con người, của dân tộc VN trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Cũng Đã gần 5 thập kỉ trôi qua nhưng dường như “Những đứa con trong gia đình” vẫn tồn tại 1 chỗ đứng nhất định trong lòng đọc giả không thể nào phai mờ. Đồng thời cũng nhắc nhở mỗi người chúng ta cần phải góp một phần xứng đáng của mình vào khúc sông của dân tộc, của đất nước Việt Nam ta.
Đề bài: Phân tích nhân vật Việt và chỉ ra những nét đặc sắc về nghệ thuật trong truyện “Những đứa con trong gia đình” của nhà văn Nguyễn Thi
Bài làm
Nguyễn Thi là nhà văn Quân đội đã anh dũng hi sinh tại mặt trận Sài Gòn năm 1968. “Truyện và kí” xuất bản 1978 là tuyển tập của Nguyễn Thi, trong đó có truyện “Những đứa con trong gia đình” được ông viết vào tháng 2 nãm 1966. Bên cạnh những nhân vật như má Tư Năng, chú Năm, chị Chiến, còn có nhân vật Việt được tác giả xây dựng khá thành công, tiêu biểu cho một đứa con tốt đẹp của gia đình, một chiến sĩ quả cảm, anh hùng của quê hương. Tác phẩm này đã cho thấy một số nét đặc sắc về nghẹ thuật viết truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Thi.
Việt là một chàng trai có tâm hồn trong sáng và hồn nhiên yêu đời. Hai gò má thì “căng mướt” như da trái vú sữa. Nụ cười thì “lỏn lẻn”. Việt là em ruột của chị Chiến, là con trai thứ hai của má Tư Năng. Chiếc ná thun bằng nạng ổi “láng o” đã gắn bó với tâm hồn Việt. Thuở nhỏ, Việt để đầu trần, lội tắt trong vườn, xách ná thun đi bắn chim. Lớn lên đi làm, cái ná thun lại giắt gọn sau lưng quần. Lúc trở thành một chiến sĩ Giải phóng quân, cầm súng tự động, đánh Mĩ bằng lô, thì cái ná thun vẫn còn nằm gọn trong túi áo của Việt. Chiếc ná thun là kỉ vật tuổi thơ, là một phần đời thân thiết của chú. Việt đã dùng nó đi gác, bắn “chóc… bịch!” báo tin cho các cô, các chú cán bộ ở trong nhà xuống hầm bí mật khi bọn lính giặc kéo tới.
Việt là một chú bé “hiếu thắng” hay tranh giành với chị Chiến. Từ chuyện bắt ếch, chuyện bắn tàu chiến Mĩ trên sông Định Thủy đến chuyện ghi tên tòng quân, Việt đều tranh giành với chị. Vốn được má cưng chiều, biết chị hay nhường nhịn, nên chú mới hay tranh giành như thế. Đó là một nét tâm lí dễ thương của tuổi thơ hồn nhiên.
Việt quý mến tin cậy đồng đội biết bao, nhất là anh Tánh, anh Công… nhưng Việt không cho ai biết là chú có chị gái tên là Quyết Chiến, tiểu đội trưởng của bộ đội nữ địa phương quân Bến Tre. Việt giấu chị như giấu của riêng vậy, vì cậu ta “sợ mất chị mà”. Khi Việt đã có hai tuổi quân, đã từng trải qua những trận đánh dữ dội, những cuộc đọ lê ác liệt với giặc Mĩ, chú ta không sợ giặc, không sợ chết mà lại sợ ma. Bị lạc đơn vị, bị thương nằm một mình giữa chiến trường, chú “nằm thở dốc” khi chợt nhớ tới con ma cụt đầu, thằng chỏng thụt lưỡi mà các chị vẫn kể hồi ở nhà…
Cái đêm trước lúc hai chị em ra trận, chị Chiến bàn với cậu em trai thu xếp việc gia đình. Việt phó thác hết mọi chuyện cho chị gái, chỉ ậm ừ cho xong chuyên, “rồi ngủ quên lúc nào không biết”. Thật là vô tư và hồn nhiên.
Việt là một con người có một trái tim giàu tình yêu thương. Bị thương nặng, nằm giữa chiến trường, Việt ngất đi mê man rồi lại tỉnh, tỉnh rồi lại mê đến ba bốn lần. Chú nhớ má, nhớ câu chuyện của má thời con gái, nhớ đôi mắt “sắc ánh lên” của má khi má đứng trước mũi súng quân giặc, nhớ kỉ niệm đau thương mấy chị em theo má lên tới quận đòi “trả đầu ba”. Việt nhớ “cái gáy đo đỏ và đôi vai lực lưỡng” của má lúc chèo xuồng, nhớ tiếng gọi đầy yêu thương của má: “Việt à, ra phụ má nghe con!”. Có nhiều đêm má đi làm thuê đến canh hai mới về, Việt tỉnh giấc “ngửi thấy mùi gạo và mùi mồ hôi của má ngay trên đầu mình”. Sau ngày má mất, nhất là đêm cuối cùng trước lúc đi bộ đội, đom đóm từ ngoài rặng bần kéo vào đầy nhà, Việt cảm thấy “má cũng đã về đâu đây”… Việt cùng chị Chiến khiêng bàn thờ má gửi sang nhà chú Năm, Việt đã hứa với linh hồn má: “Chúng con đi đánh giặc trả thù cho ba má, đến chừng nước nhà độc lập, con lại đưa má về”. Nghe tiếng chân bình bịch của chị Chiến, Việt “thấy thương chị lạ”. Lần đầu tiên, Việt mới thấy lòng mình rõ như thế. Còn mối thù thằng Mĩ thì có thể rờ thấy được, vì nó đang đè nặng ở trên vai. Việt càng yêu thương gia đình sâu nặng bao nhiêu thì chú càng căm thù quân giặc bấy nhiêu, đúng là “Bởi chưng hay ghét cũng là hay thương” !
Thương má, thương chị, Việt nhớ và thương chú Năm vô cùng. Việt nhớ cuốn sổ của chú Năm ghi mọi chuyện “thỏn mỏn” của gia đình, nhớ chú Năm hay bênh Việt, nhớ giọng hò tức và đục như gà gáy của chú. Ọuên sao được câu hò của chú khi chị em Việt khiêng bàn thờ má đi gửi, tiếng hò “cất lên như một hiệu lệnh dưới ánh nắng chói chang, rồi ngắt lại như một lời thề dữ dội”.
Việt là một chiến sĩ Giải phóng quân rất quả cảm, anh hùng. Chú ra trận mang theo sức mạnh truyền thống cách mạng của gia đình, sức mạnh của tình thương ba má…, sức mạnh của lòng căm thù quân xâm lược giày xéo quê hương.
Lúc còn sống, má đã từng nói với Việt: “Để má ráng nuôi bay lớn, coi bây có làm được gì cho cha mày vui không?”. Ý nghĩ “đi trả thù” thôi thúc Việt suốt đêm ngày. Chưa đủ 18 tuổi vẫn xung phong ghi tên tòng quân. Mới được 2 tuổi quân, Việt đã lập chiến công dùng thủ pháo tiêu diệt một xe bọc thép của giặc Mĩ. Bị trọng thương, khắp người “đau điếng, rỉ máu”, đôi mắt sưng lên không nhìn thấy gì hết, mười ngón tay chỉ còn một ngón cái cử động được. Bị lạc đơn vị, đói, khát đã hai ba ngày đêm. Thế nhưng, ba viên đạn còn dưới hộp, một viên đã lên nòng, Việt vẫn day họng súng về phía giặc khi nghe hơi xe bọc thép chạy mỗi lúc một gần. Việt quyết đánh đến viên đạn cuối cùng, đánh đến giọt máu cuối cùng: “Tao sẽ chờ mày! Trên trời có mày, dưới đất có mày, cả khu rừng này còn có mình tao. Mày có bắn tao thì tao cũng bắn được mày”. Việt không thấy đơn độc, anh tin rằng: “Nghe tiếng súng nổ, các anh tao sẽ chạy tới đâm mày!”.
Gặp lại anh Tánh và đồng đội sau 3 ngày đêm bị trọng thương, bị lạc đơn vị một mình nằm giữa chiến trường, tuy đã bị kiệt sức, nhưng Việt vẫn giữ vững tư thế sẵn sàng chiến đấu một mất một còn với quân thù, “ngón tay của cậu vẫn còn nhúc nhích, một viên đạn đã lên nòng và chung quanh cậu, dấu xe bọc thép hằn ngang dọc”. Câu hỏi đầu tiên của Việt là câu hỏi về tin chiến sự. Và Việt đã cười khi nghe anh Tánh báo tin “diệt hết rồi, trận đánh xong rồi, xong rồi…”. Tư thế ấy, nụ cười ấy là những biểu hiện tuyệt đẹp tính cách anh hùng của đứa con trai má Tư Năng.
Cũng như chị Chiến, Việt là một đứa con đã nêu cao truyền thống gia đình, đi tiếp con đường cách mạng của ba má, “một lòng theo Đảng”, hăm hở ra trận với quyết tâm “đi trả thù mà không sợ dài lâu” (Nguyễn Khoa Điềm). Chú Năm dã tự hào nói: “Việt là một thằng nhỏ gan”. Việt đã trở thành câu hò, là hiện thân câu hò của chú Năm: “theo từng câu hò, khi thì Việt biến thành tấm áo vá quàng hoặc con sông dài cá lội của chú, khi thì Việt biến thành người nghĩa quân Trương Định, ngọn đèn biển Gò Công, hoặc ngôi sao sáng ở Tháp Mười”. Việt là niềm tự hào và hi vọng của gia đình, là hình bóng thân thiết của quê hương. Nhân vật Việt tiêu biểu cho tình yêu gia đình, quê hương đất nước, tinh thần chiến đấu quả cảm, khí phách anh hùng của những chàng trai vùng đồng bằng sông Cửu Long thời đánh Mĩ. Nhân vật Việt là một thành công của Nguyễn Thi về nghệ thuật xây dựng nhân vật và miêu tả tính cách anh hùng.
Truyện ” Những đứa con trong gia đình” đã thể hiện tập trung nhất nét đặc sắc nghệ thuật của Nguyễn Thi về kể chuyện, về xây dựng nhân vật, về sử dụng ngôn ngữ.
Truyện được kể theo hồi ức của Việt. Mở đầu truyện, Việt nằm trong bệnh viện dã chiến. Tiếp theo nói về trận đánh lớn giữa đồn điền cao su. Việt lập chiến công to và bị thương nặng, bị lạc đơn vị. Mê rồi tỉnh, tỉnh rồi mê… Việt nhớ lại tuổi thơ, nhớ lại những kỉ niêm về má, về chú, về chị, về đêm ghi tên tòng quân, chuyện gửi bàn thờ má… Cấu trúc truyện rất hiện đại, tạo nên sự đồng hiện về thời gian, không gian (hiện tại, quá khứ, hôm nay và hôm qua, bệnh viện, chiến trường và quê hương), đồng hiện về sự việc, nhân vật, tâm trạng. Mọi tình tiết đan xen, thế mà không rối vẫn hấp dẫn, mạch lạc, chân thực, đó là tài kể chuyên của Nguyễn Thi.
Đặc sắc thứ hai về nghệ thuật là xây dựng tính cách nhân vật. Má Tư Năng, chú Năm, chị Chiến, Việt đều có những nét chung như hồn nhiên, yêu đời, bộc trực, căm thù ngùn ngụt, gan góc, dũng mãnh, yêu nước, yêu gia đình quê hương, sẵn sàng hi sinh vì đại nghĩa, v.v… Nhưng mỗi nhân vật lại có những nét riêng, cá tính riêng. Cuốn sổ tay và giọng hò của chú Năm. Cái nhìn “sắc ánh lên” và câu trả lời: “Vợ Tư Năng đây!”, với cái tư thế hiên ngang của má Việt đứng trước mũi súng giặc. Cái bịt miệng cười, cử chỉ hứ một cái “cóc”, đôi chân đi “bịch bịch” của Chiến. Cái ná thun, cái nụ cười “lỏn lẻn” của Việt, v.v… Đó là những chi tiết nghệ thuật rất cụ thể đã cá thể hóa nhân vật khi khắc hoạ tính cách nhân vật.
Một thành công nữa của Nguyễn Thi là đã vận dụng sáng tạo ngôn ngữ bà con nông dân Nam Bộ trong miêu tả cảnh vật và kể chuyện. Những từ ngữ: trọng trọng, tía, việc thỏn mỏn, kiếng, ná thun, tèm lem, rê thuốc… đã tạo nôn màu sắc và không khí Nam Bộ, đem đến nhiều nhã thú văn chương cho độc giả trên miền Bắc. Ngôn ngữ nhân vật, mộc mạc đậm đà, thể hiện cá tính và tâm lí nhân vật một cách rõ nét. Đây là một câu nói của chú Năm với anh cán bộ Huyện đội trong đêm hội tòng quân: “Tôi xin có một câu nói với đồng chí Huyện đội. Hai đứa cháu tôi nó một lòng theo Đảng như vậy, tôi cũng mừng. Vậy xin trên cứ ghi tên cho cả hai. Việc lớn ta theo việc lớn, còn việc thỏn mỏn trong nhà tôi thu xếp khắc xong”.
Tóm lại, đọc truyện “Những đứa con trong gia đình” nhân vật Việt, một chiến sĩ anh hùng để lại cho ta nhiều yêu mến. Nguyễn Thi là một cây bút giàu bản sắc, ông xứng đáng được tôn vinh là nhà văn của người nông dân Nam Bộ thời đánh Mĩ.