- GIẢI BÀI TẬP LỊCH SỬ 9 SÁCH GIÁO KHOA – PHẦN 1 – BÀI 1: Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX
- GIẢI BÀI TẬP LỊCH SỬ 9 SÁCH GIÁO KHOA – PHẦN 1 – BÀI 2: Liên Xô và các nước Đông Âu từ giữa những năm 70 đến đầu những năm 90 của thế kỉ XX
- GIẢI BÀI TẬP LỊCH SỬ 9 SÁCH GIÁO KHOA – PHẦN 1 – BÀI 3: Quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc và sự tan rã của hệ thống thuộc địa
- GIẢI BÀI TẬP LỊCH SỬ 9 SÁCH GIÁO KHOA – PHẦN 1 – BÀI 4: Các nước châu Á
- GIẢI BÀI TẬP LỊCH SỬ 9 SÁCH GIÁO KHOA – PHẦN 1 – BÀI 5: Các nước Đông Nam Á
- GIẢI BÀI TẬP LỊCH SỬ 9 SÁCH GIÁO KHOA – PHẦN 1 – BÀI 6: Các nước châu Phi
- GIẢI BÀI TẬP LỊCH SỬ 9 SÁCH GIÁO KHOA – PHẦN 1 – BÀI 7: Các nước Mĩ-Latinh
- GIẢI BÀI TẬP LỊCH SỬ 9 SÁCH GIÁO KHOA – PHẦN 1 – BÀI 8: Nước Mĩ
- GIẢI BÀI TẬP LỊCH SỬ 9 SÁCH GIÁO KHOA – PHẦN 1 – BÀI 9: Nhật Bản
- GIẢI BÀI TẬP LỊCH SỬ 9 SÁCH GIÁO KHOA – PHẦN 1 – BÀI 10: Các nước Tây Âu
- GIẢI BÀI TẬP LỊCH SỬ 9 SÁCH GIÁO KHOA – PHẦN 1 – BÀI 11: Trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai
- GIẢI BÀI TẬP LỊCH SỬ 9 SÁCH GIÁO KHOA – PHẦN 1 – BÀI 12: Những thành tựu chủ yếu và ý nghĩa lịch sử của cách mạng khoa học-kĩ thuật
- GIẢI BÀI TẬP LỊCH SỬ 9 SÁCH GIÁO KHOA – PHẦN 1 – BÀI 13: Tổng kết lịch sử thế giới từ năm 1945 đến nay
- GIẢI BÀI TẬP LỊCH SỬ 9 SÁCH GIÁO KHOA – PHẦN 2 – BÀI 14: Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất
- GIẢI BÀI TẬP LỊCH SỬ 9 SÁCH GIÁO KHOA – PHẦN 2 – BÀI 15: Phong trào cách mạng Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1919 – 1925)
- GIẢI BÀI TẬP LỊCH SỬ 9 SÁCH GIÁO KHOA – PHẦN 2 – BÀI 16: Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài trong những năm 1919 – 1925
- GIẢI BÀI TẬP LỊCH SỬ 9 SÁCH GIÁO KHOA – PHẦN 2 – BÀI 17: Cách mạng Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản ra đời
- GIẢI BÀI TẬP LỊCH SỬ 9 SÁCH GIÁO KHOA – PHẦN 2 – BÀI 18: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời
- GIẢI BÀI TẬP LỊCH SỬ 9 SÁCH GIÁO KHOA – PHẦN 2 – BÀI 19: Phong trào cách mạng trong những năm 1930 – 1935
- GIẢI BÀI TẬP LỊCH SỬ 9 SÁCH GIÁO KHOA – PHẦN 2 – BÀI 20: Cuộc vận động dân chủ trong những năm 1936-1939
- GIẢI BÀI TẬP LỊCH SỬ 9 SÁCH GIÁO KHOA – PHẦN 2 – BÀI 21: Việt Nam trong những năm 1939 – 1945
- GIẢI BÀI TẬP LỊCH SỬ 9 SÁCH GIÁO KHOA – PHẦN 2 – BÀI 22: Cao trào cách mạng tiến tới tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945
- GIẢI BÀI TẬP LỊCH SỬ 9 SÁCH GIÁO KHOA – PHẦN 2 – BÀI 23: Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 và sự thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
- GIẢI BÀI TẬP LỊCH SỬ 9 SÁCH GIÁO KHOA – PHẦN 2 – BÀI 24: Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân (1945 – 1946)
- GIẢI BÀI TẬP LỊCH SỬ 9 SÁCH GIÁO KHOA – PHẦN 2 – BÀI 26: Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1950-1953)
- GIẢI BÀI TẬP LỊCH SỬ 9 SÁCH GIÁO KHOA – PHẦN 2 – BÀI 27: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc (1953-1954)
- GIẢI BÀI TẬP LỊCH SỬ 9 SÁCH GIÁO KHOA – PHẦN 2 – BÀI 29: Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mĩ, cứu nước (1965 – 1973
- GIẢI BÀI TẬP LỊCH SỬ 9 SÁCH GIÁO KHOA – PHẦN 2 – BÀI 30: Hoàn thành giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1973 – 1975)
- GIẢI BÀI TẬP LỊCH SỬ 9 SÁCH GIÁO KHOA – PHẦN 2 – BÀI 31: Việt Nam trong năm đầu sau đại thắng xuân 1975
- GIẢI BÀI TẬP LỊCH SỬ 9 SÁCH GIÁO KHOA – PHẦN 2 – BÀI 32: Xây dựng đất nước, đấu tranh bảo vệ tổ quốc (1976 – 1985)
- GIẢI BÀI TẬP LỊCH SỬ 9 SÁCH GIÁO KHOA – PHẦN 2 – BÀI 33: Việt Nam trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (từ năm 1986 đến năm 2000)
- GIẢI BÀI TẬP LỊCH SỬ 9 SÁCH GIÁO KHOA – PHẦN 2 – BÀI 34: Tổng kết lịch sử Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 2000
Bài 12: Những thành tựu chủ yếu và ý nghĩa lịch sử của cách mạng khoa học-kĩ thuật
(trang 51 sgk Lịch Sử 9): – Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật trong thời gian gần đây có những thành tựu nào quan trọng đáng chú ý?
Trả lời:
– “Cừu Đô-li” ra đời bằng phương pháp sinh sản vô tính (3-1997) là một thành tựu khoa học lớn nhưng cũng gây lo ngại về mặt xã hội và đạo đức như công nghệ sao chép con người.
– “Bản đồ gen người” (6-2000, hoàn chỉnh tháng 3-2003), giải mã 99% gen người, giúp trong tương lai có thể nghiên cứu, chữa trị nhiều căn bệnh nan y như ung thư, tiểu đường, bệnh tim mạch, bệnh béo phì, nhiễm chàm ở trẻ em và tăng tuổi thọ cho người già.
(trang 52 sgk Lịch Sử 9): – Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện nay đã và đang có những tác động như thế nào đối với cuộc sống của con người?
Trả lời:
– Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện nay đã và đang có những tác động tích cực đối với cuộc sống con người. Nó cho phép thực hiện những bước nhảy vọt về sản xuất và năng suất lao động, nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của con người, đưa đến những thay đổi lớn về cơ cấu dân cư lao động trong nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.
– Tuy nhiên, cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật cũng mang lại những hậu quả tiêu cực (chủ yếu do con người tạo ra) : chế tạo các loại vũ khí hủy diệt, ô nhiễm môi trường, những tai nạn lao động và giao thông, các loại dịch bệnh mới…
Câu 1 (trang 52 sgk Sử 9): Hãy nêu những tiến bộ về khoa học – kĩ thuật và những hạn chế của việc áp dụng khoa học – kĩ thuật vào sản xuất ( như môi trường bị ô nhiễm, tai nạn giao thông, dịch bệnh…)
Lời giải:
* Thành tựu:
+ Khoa học cơ bản: Thu những thành tựu trong ngành Toán, Vật lý, Hóa, Sinh được ứng dụng vào kĩ thuật và sản xuất.
+ Công cụ sản xuất mới: Máy tính điện tử, máy tự động, hệ thống máy tự động.
+ Tìm ra nguồn năng lượng mới: Năng lượng nguyên tử, năng lượng mặt trời, thủy triều …
+ Sáng chế ra vật liệu mới: Chất Pôlime
+ Cuộc “Cách mạng xanh” trong nông nghiệp đã khắc phục được nạn thiếu lương thực thực phẩm.
+ Giao thông vận tải và thông tin liên lạc có máy bay siêu âm khổng lồ, tàu hỏa siêu tốc, vệ tinh nhân tạo phát sóng truyền hình rất hiện đại.
+ Chinh phục vũ trụ.
* Thành tựu quan trọng đáng chú ý nhất là chinh phục vũ trụ, vì nhờ có thành tựu này mà con người khám phá ra những bí mật của vũ trụ để phục vụ đắc lực cho cuộc sống con người trên trái đất.
* Hạn chế:
+ Tài nguyên cạn kiệt, môi trường ô nhiễm nặng (khí quyển, đại dương, sông hồ…)
+ Chế tạo ra các lọai vũ khí và các phương tiện quân sự có sức tàn phá và hủy diệt sự sống.
+ Nhiễm phóng xạ nguyên tử, tai nạn lao động, giao thông, dịch bệnh và tệ nạn xã hội.