Đề thi thử vào 10 môn văn ( đề 6-có đáp án)

đề thi thử vào 10 môn văn

Câu I: (4.0 điểm)

“Phải biến mình thành một ngọn lửa, ta mới có thể làm bùng cháy lên ánh sáng của thành công”

Hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 02 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên.

Câu II: (6.0 điểm)  (đề thi thử vào 10 môn văn)

Cảm xúc và suy tư về tình mẹ, trong bài thơ Con cò, nhà thơ Chế Lan Viên đã viết:

Dù ở gần con,

Dù ở xa con,

Lên rừng xuống bể,

Cò sẽ tìm con,

Cò mãi yêu con.

Con dù lớn vẫn là con của mẹ

Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.

Trong bài thơ Mẹ và quả, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm cũng viết:

Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên

Còn những bí và bầu thì lớn xuống

Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn

Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi

Và chúng tôi, một thứ quả trên đời

Bảy mươi tuổi, mẹ mong chờ được hái

Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi

Mình vẫn còn một thứ quả non xanh

Hãy trình bày cảm nhận của em về những câu thơ trên.

– Hết –

 

HƯỚNG DẪN CHẤM VĂN CHUYÊN  (đề thi thử vào 10 môn văn)

Câu I:

– Yêu cầu:

+ Về kỹ năng: Hoàn thành bài nghị luận xã hội với bố cục đủ 3 phần; không mắc lỗi chính tả; diễn đạt mạch lạc

+ Về nội dung: Cần nêu được các ý: “Ngọn lửa”, “Ánh sáng” là hình ảnh diễn tả ý thức tự vận động, ý thức phấn đấu vươn lên, khát vọng cháy bỏng của bản thân trong công việc, trong cuộc đời mới đạt được những thành công rực rỡ; Cần ý thức đúng về bản thân để nuôi dưỡng khát vọng; Cần tránh lối suy nghĩ bằng mọi cách để đạt được thành công.

– Thang điểm:

Điểm 4: Bài viết có kiến giải riêng, lập luận mạch lạc, không mắc lỗi diễn đạt

Điểm 3: Bài có thể mắc lỗi diễn đạt nhưng trình bày đủ các ý theo yêu cầu, tỏ ra có chính kiến

Điểm 1-2: Bài chưa đủ ý hoặc ý sơ sài

Câu II:  (đề thi thử vào 10 môn văn)

– Yêu cầu:

+ Về kỹ năng: Hoàn thành bài văn nghị luận với bố cục 3 phần; có chất văn.

+ Về nội dung: Có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, song cần nêu được các nội dung:

Hai bài thơ đều mang cảm hứng về tình mẹ: công lao to lớn, đức hi sinh của mẹ và lòng biết ơn của người con.

Đoạn thơ của Chế Lan Viên: Thể hiện sự suy tư về sức mạnh vô biên của tình mẹ (vượt lên mọi khoảng cách không gian, thời gian, vượt lên cả sự hữu hạn của kiếp người); Ngôn ngữ thơ giản dị, giàu triết lý; Cảm xúc mãnh liệt.

Đoạn thơ của Nguyễn Khoa Điềm: Hình ảnh thơ giản dị mà giàu ý nghĩa biểu tượng; Giọng điệu thể hiện sự suy tưởng, trầm lắng; Cảm nhận sự hi sinh của mẹ khiến người con xót xa trước những vất vả của đời mẹ, có ý thức đáp đền, bù đắp những vất vả hi sinh của mẹ.

– Thang điểm:

Điểm 5-6: Bài viết phong phú về nội dung, diễn đạt có chất văn

Điểm 3-4: Bài còn thiếu một số ý hoặc chưa chỉ ra nét chung và riêng của hai đoạn thơ.

Điểm 1-2: Bài sơ sài