Đề thi thử vào 10 môn văn ( đề 3-có đáp án)

đề thi thử vào 10 môn văn

Phần I: Đọc hiểu: (3 điểm)    (đề thi thử vào 10 môn văn)

Đọc đoạn thơ và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 3:

Khi con tu hú gọi bầy

Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần

Vườn râm dậy tiếng ve ngân

Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào

Trời xanh càng rộng càng cao

Đôi con diều sáo lộn nhào tầng không…

                                                        (SGK Ngữ văn 8 – Tập 2, NXB Giáo dục)

Câu 1: (1 điểm)

a/ Đoạn thơ trích từ văn bản nào? Của ai ?

b/ Cho biết hoàn cảnh ra đời của bài thơ ?

c/ Phương thức biểu đạt chủ yếu đã được nhà thơ sử dụng.

d/ Cặp từ  “càng… càng” thuộc từ loại gì ?

Câu 2: (1 điểm) 

a/ Nội dung chính của đoạn thơ.

b/ Hình ảnh nào xuất hiện hai lần trong bài thơ. Hình ảnh đó gợi cho em nhớ tới văn bản thơ nào. Hãy chép lại một câu thơ cũng có hình ảnh như thế.

Câu 3: (1 điểm)

Phân tích cái hay cái đẹp trong việc sử dụng từ ngữ của tác giả trong đoạn thơ (Bằng một đoạn văn 6-8 câu có sử dụng thành phần biệt lập, chỉ rõ thành phần biệt lập đó)

Phần II: Làm văn: (7 điểm)

Câu 1: (3 điểm)

Phân tích khổ thơ cuối  trong văn bản Đồng chí của Chính Hữu (SGK Ngữ văn 9,Tập 1 – NXB Giáo dục) (Bài viết khoảng 1 trang giấy thi)

Câu 2: (4 điểm) Viết bài văn ngắn: Cảm nhận của em về những phẩm chất tốt đẹp và số phận đau khổ của nhân vật Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ (SGK Ngữ văn 9, Tập 1 – NXB Giáo dục)

……………………………………Hết………………………………………

                                                      

HƯỚNG DẪN CHẤM THI MÔN: NGỮ VĂN 

 

  1. HƯỚNG DẪN CHUNG  (đề thi thử vào 10 môn văn)

Do yêu cầu của kỳ thi và đặc thù môn thi, giám khảo cần:

  1. Nắm vững yêu cầu của bản Hướng dẫn chấm thi.
  2. Trên cơ sở bám sát biểu điểm, chủ động linh hoạt trong việc vận dụng tiêu chuẩn cho điểm.
  3. Tôn trọng và khuyến khích :

– Sự đa dạng trong cách tổ chức bài làm của học sinh trên cơ sở đáp ứng yêu cầu cơ bản (với từng câu) được gợi ý trong bản Hướng dẫn chấm thi.

– Sự độc đáo, sáng tạo trong cảm nhận và diến đạt.

  1. Điểm của bài thi không làm tròn. Điểm bài thi bằng điểm tổng các câu, không làm tròn.
  2. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM

PHẦN I: Đọc hiểu  (đề thi thử vào 10 môn văn)

CÂU YÊU CẦU CẦN ĐẠT THANG ĐIỂM
1 a/ Đoạn thơ trích từ văn bản “ Khi con tu hú” của tác giả Tố Hữu.  0,25
1 điểm b/Bài thơ “Khi con tu hú” được Tố Hữu sáng tác trong nhà lao Thừa Phủ tháng 7 năm 1939, khi tác giả mới bị bắt giam ở đây.  0,25
  c/ Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm kết hợp với miêu tả.  0,25
  d/ Thuộc từ loại quan hệ  từ.  0,25
2

1 điểm

a/ Cảnh mùa hè được miêu tả qua trí tưởng tượng của thi sĩ – chiến sĩ – người tù cách mạng. 0,25
  b/- Hình ảnh con chim tu hú.

   – Gợi nhớ tới bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt.

* HS chỉ cần chép được 1 câu trong những câu sau:

– Tu hú kêu trên những cách đồng xa

– Khi tu hú kêu bà còn nhớ không bà

– Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!

-Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà

0,25

0,25

0,25

3   1 điểm
Hình thức – Đúng cấu trúc 1đoạn văn.- Sử dụng thành phần biệt lập.

– Gọi đúng tên thành phần biệt lập ấy .

0,25

0,25

Nội dung Vẻ đẹp của bức tranh mùa hạ được tác giả miêu tả với những từ ngữ ,hình ảnh nổi bật và tiêu biểu:

Hình ảnh: Lúa chiêm, trái cây, vườn, bắp rây, nắng, diều…

– Màu sắc: vàng của lúa và trái cây, hồng đào của nắng, sắc xanh khu vườn,của bầu trời…

– Hương vị: hương thơm của lúa chiêm,vị ngọt của trái cây đang ở độ chín…

– Âm thanh: tiếng chim tu hú, tiếng ve ngân, sáo diều

Sử dụng các tính từ, phó từ , cặp quan hệ từ tăng tiến …-> bức tranh mùa hè trong tâm tưởng: thanh bình, chan hòa ánh sáng, rực rỡ sắc màu, rộn rã âm thanh, ngọt ngào hương vị, tràn đầy sức sống…

Thể hiện một tâm hồn thật trẻ trung và yêu đời khát khao tự do nồng cháy của người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi Tố Hữu.

 

0,5

 

PHẦN II: Làm văn: (7 điểm)  (đề thi thử vào 10 môn văn)

Câu 1: (3 điểm)

TIÊU CHÍ YÊU CẦU CẦN ĐẠT THANG ĐIỂM
HÌNH THỨC  * HS có thể viết đoạn hoặc bài văn ngắn.

– Bài văn đảm bảo bố cục 3 phần. Mở bài, thân bài, kết bài.

– Đoạn văn phải có mở đoạn, phát triển đoạn và kết đoạn.

 * Diễn đạt rõ ràng; câu chữ đúng văn phạm

 

0,25

NỘI DUNG –  Giới thiệu tác giả , tác phẩm, nội dung của khổ thơ cuối bài thơ. 

Bức tranh đẹp về tình đồng chí, đồng đội của người lính, là biểu tượng đẹp về cuộc đời người chiến sĩ-> bức tượng đài sừng sững về người lính

 

0,75

 

 

  – Trong bức tranh, nổi lên trong cảnh rừng đêm giá rét là 3 hình ảnh gắn kết với nhau: người lính, khẩu súng, vầng trăng. Trong cảnh rừng hoang sương muối, những người lính phục kích chờ giặc, đứng bên nhau trong tư thế chủ động. Sức mạnh của tình đồng đội đã giúp họ vượt lên tất cả những khắc nghiệt của thời tiết và mọi gian khổ thiếu thốn. Tình đồng chí đã sưởi ấm lòng họ giữa cảnh rừng hoang mùa đông, sương muối.  

1.0

  Đầu súng trăng treo là hình ảnh  độc đáo , bất ngờ là điểm nhấn , điểm sáng toàn bài ….được nhận ra từ những đêm hành quân, phục kích của chính tác giả…Hình ảnh này còn mang ý nghĩa biểu tượng , được gợi ra từ những liên tưởng phong phú . Súng và trăng là gần và xa, thực taị và mơ mộng, chất chiến đấu và chất trữ tình , chiến sĩ và thi sĩ… Đó là các mặt bổ sung cho nhau, hài hòa với nhau của cuộc đời người lính cách mạng -> là biểu tượng cho thơ ca kháng chiến – nền thơ kết hợp chất hiện thực và cảm hứng lãng mạn  

1.0

 

Câu 2: (4 điểm)  (đề thi thử vào 10 môn văn)

TIÊU CHÍ YÊU CẦU CẦN ĐẠT THANG ĐIỂM
HÌNH THỨC Bố cục rõ ràng, hệ thống luận điểm chặt chẽ

Diễn đạt rõ ràng; câu chữ đúng văn phạm

0,25
  HS có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần đạt chuẩn kiến thức sau:

1. Giới thiệu :

– Vài nét về tác giả Nguyễn Dữ, tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương (xuất xứ, đặc điểm thể loại…)

– Vấn đề cần nghị luận: những phẩm chất tốt đẹp và số phận khổ đau của Vũ Nương

 

 

 

0,25

NỘI DUNG 2. Cảm nhận về những phẩm chất tốt đẹp và số phận đau khổ của nhân vật Vũ Nương.

a. Những phẩm chất tốt đẹp.

– Vũ Nương hội tụ đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam theo quan niệm truyền thống:

+ Nàng là người phụ nữ hiền thục, thủy chung, hết lòng vun đắp hạnh phúc gia đình (biết chồng có tính đa nghi, nàng luôn giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng dẫn đến thất hòa; khi chồng đi lính, nàng không mong vinh hiển mà chỉ cầu cho chồng được bình an trở về; nhớ chồng, thương con, nàng trỏ bóng mình trên vách coi đó là Trương Sinh; khi bị chồng nghi oan, nàng phân trần để cố gắng hàn gắn hạnh phúc gia đình đang có nguy cơ tan vỡ; bình tĩnh nhưng quyết liệt dùng cái chết để bảo vệ danh dự và phẩm hạnh của mình.

+ Nàng là người con dâu hết mực hiểu thảo (chăm sóc mẹ khi chồng đi xa; động viên khi mẹ buồn bằng những lời dịu dàng,ân cần; hết sức thuốc thang lễ bái thần phật khi mẹ ốm; thương xót, lo liệu ma chay tế lễ chu đáo khi mẹ qua đời). Đặc biệt lời trăng trối của mẹ chồng là sự đánh giá xác đáng và khách quan về nhân cách cũng như công lao của nàng đối với gia đình nhà chồng.

– Nhà văn đã đặt nhân vật trong tất cả các mối quan hệ, trong nhiều hoàn cảnh để toát lên những vẻ đẹp ấy. Mặt khác, những phẩm chất của Vũ Nương được thể hiện nhất quán trong suốt cuộc đời, lúc sống trên dương gian cũng như lúc sống dưới thủy cung (sẵn sàng tha thứ cho Trương Sinh, một mực thương nhớ chồng con nhưng không trở về dương thế vì nặng ân nghĩa với Linh Phi, khao khát phục hồi danh dự)

 

 

1,5

  a.      Số phận

– Sống dưới chế độ phong kiến đầy bất công, cũng như bao người phụ nữ khác, Vũ Nương phải gánh chịu một số phận oan nghiệt.

+ Cuộc hôn nhân có phần mất bình đẳng (Trương Sinh xin với mẹ đem trăm lạng vàng cưới Vũ Nương về, sự mặc cảm của Vũ Nương: “Thiếp vốn con kẻ khó, được nương tựa nhà giàu”).

+ Danh dự,sinh mệnh bị tùy tiện định đoạt bởi người đàn ông (bị nghi oan mà không có cơ hội tự thanh minh hay người khác thanh minh giúp; bị sỉ nhục, bị đẩy đến bước đường cùng, phải tìm đến cái chết để tự minh oan, tự giải thoát khỏi cuộc đời đau khổ, bi kịch; bị chết oan ức mà kẻ bức tử lại hoàn toàn vô can).

+ Sự trở về của Vũ Nương ở phần kết của tác phẩm chỉ là ảo ảnh,tô đậm bi kịch của nhân vật: dù oan được giải nhưng người chết không thể sống lại, người phụ nữ trong xã hội ấy không thể tìm được hạnh phúc trên cuộc đời trần thế.

– Nguyên nhân của những khổ đau, bất hạnh: chế độ nam quyền, tính đa nghi và cách cư xử hồ đồ, độc đoán của Trương Sinh, chiến tranh phong kiến (chiến tranh chia lìa đôi lứa, tạo điều kiện cho sự hiểu lầm trở thành nguyên nhân gây bất hạnh), những rủi ro có tính ngẫu nhiên trong cuộc sống…

1,75
   3. Đánh giá chung:

– Nguyễn Dữ đã thành công trong xây dựng nhân vật Vũ Nương bằng ngòi bút sắc sảo,già dặn: lựa chọn những chi tiết tiêu biểu để tô đậm số phận và những đức tính tốt đẹp của nhân vật, đan xen hài hòa giữa chất liệu hiện thực và yếu tố hoang đường, kỳ ảo…

– Qua hình tượng Vũ Nương, nhà văn vừa trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam vừa cảm thương, xót xa cho số phận oan nghiệt của họ dưới chế đọ phong kiến (HS liên hệ thêm tới nhân vật Thúy Kiều…). Chính tình cảm nhân đạo sâu sắc ấy đã làm rung động trái tim độc giả bao thế kỷ qua -> Xứng đáng là áng thiên cổ kỳ bút.

0,25