Bài 16: Đặc điểm dân số và phân bố dân cư ở nước ta

Bài 1 trang 26 Tập bản đồ Địa Lí 12: Cho bảng số liệu dưới đây:

Tình hình gia tăng dân số giai đoạn 1960 – 2009 (triệu người)

Năm 1960 1965 1976 1979 1989 1999 2002 2009
Số dân 30,17 39,29 41,06 52,46 64,41 76,32 79,73 86,02

Lời giải:

Vẽ biểu đồ cột thể hiện sự gia tăng dân số qua các năm:Giải tập bản đồ và bản đồ thực hành Địa Lí 12Từ biểu đồ đã vẽ, kết hợp hình 16.1 SGK Địa lí 12, hãy nhận xét về tình hình phát triển dân số và tỉ lệ gia tăng dân số trung bình của nước ta trong giai đoạn 1960 – 2009.

– Dân số nước ta tăng nhanh và liên tục (gấp 2,5 lần), đặc biệt giai đoạn 1960 – 1976.

– Tỉ lệ gia tăng dân số có nhiều biến động:

+ Giai đoạn năm 1921 – 1954: Tỉ lệ gia tăng dân số thấp (> 1%, thời kì chiến tranh ở nước ta). Riêng thời kì 1939 – 1943 gia tăng dân số cao đột biến (> 3,06%).

+ Giai đoạn 1954 – 1976 gia tăng dân số cao nhất (trên 3% – bùng nổ dân số).

+ Giai đoạn 1976 – 2005 gia tăng dân số giảm từ 2,16% xuống còn 1,32% nhờ chính sách kế hoạch hóa gia đình đã từng bước có hiệu quả.

Bài 2 trang 26 Tập bản đồ Địa Lí 12:Dựa vào bảng số liệu ở trang 27, em hãy:

Tính mật độ dân số của các vùng và điền vào cột “Mật độ”

Lời giải:

– Vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện diện tích và dân số của nước ta phân theo các vùng năm 2009 (trước khi vẽ biểu đồ, hãy xử lí số liệu và điền vào bảng “Diện tích, dân số của các vùng năm 2009”).

Diện tích (km 2) Dân số (nghìn người) Mật độ (người/km2)
Cả nước 331.051,4 (100%) 86.024,6 (100%) 259
Trung du và miền núi Bắc Bộ 101.437,8 (30,1%) 12.241,8 (14,2%) 120
Đồng bằng sông Hồng 14.964,1 (4,5% 18.478,4 (21,5%) 1234
Bắc Trung Bộ 51.524,6 (15,6%) 10.090,4 (11,7%) 195
Duyên hải Nam Trung Bộ 44.360,5 (13,4%) 8.780,0 (10%) 197
Tây Nguyên 54.640,6 (16,5%) 5.124,9 (6%) 93
Đông Nam Bộ 23.695,2 (7,1%) 14.095,4 (16,4%) 594
Đồng bằng sông Cửu Long 40.518,5 (12,2%) 17.213.4 (20%) 424

Giải tập bản đồ và bản đồ thực hành Địa Lí 12Từ biểu đồ đã vẽ, hãy nhận xét về tình hình phân bố dân cư ở nước ta (phân bố giữa đồng bằng và miền núi; giữa đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long; giữa Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên):

– Vùng đồng bằng chỉ chiếm 1/4 diện tích nhưng tập trung tới 75% dân số, trong khi miền núi với 3/4 diện tích nhưng chỉ có 25% dân số, mật độ dân sô thấp.

– Trong các đồng bằng có sự phân hóa: đồng bằng sông Hồng tập trung đông dân nhất (1225 người/km2), đồng bằng sông Cửu Long mật độ dân số là 429 người/km2.

– Giữa các vùng miền núi cũng có sự chênh lệch: thấp nhất là Tây Bắc (69 người/km2), Tây Nguyên là 89 người/km2, Đông Bắc là 148 người/km2.

Bài 3 trang 27 Tập bản đồ Địa Lí 12: Nêu một số biện pháp mà Nhà nước đã thực hiện trong thời gian vừa qua về phân bố lại dân cư trong cả nước:

Lời giải:

– Thực hiện kế hoạch hóa gia đình, đẩy mạnh tuyên truyền chủ trương dân số.

– Chính sách chuyển cư để thúc đẩy phân công lao động, phân bố dân cư giữa các vùng.

– Xây dựng chính sách quy hoạch thích hợp đáp ứng xu thế chuyển dịch cơ cấu dân số nông thôn và thành thị.

– Đẩy mạnh xuất khẩu lao động, tăng cường đào tạo tay nghề cho lao động xuất khẩu.

– Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ở nông thôn và vùng trung du miền núi.