Đề bài: Phân tích nghệ thuật lập luận trong bản Tuyên ngôn độc lập

Bài làm

I. Mở bài

– Giới thiệu một số nét tiêu biểu về tác giả Hồ Chí Minh: cuộc đời, sự nghiệp sáng cách mạng và sáng tác.

– Nêu khái quát chung về bản Tuyên ngôn độc lập: hoàn cảnh sáng tác, giá trị nội dung, giá trị lịch sử, giá trị nghệ thuật (lập luận chặt chẽ, sắc sảo, là áng văn chính luận mẫu mực)

II. Thân bài

1. Cấu trúc lập luận của bản Tuyên ngôn độc lập

– Bản tuyên ngôn có cấu trúc lập luận logic, chặt chẽ với 3 vấn đề chính:

+ Cơ sở pháp lí của bản tuyên ngôn: quyền con , quyền dân tộc (quyền bình đẳng, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc …)

+ Cơ sở thực tiễn của bản tuyên ngôn: Vạch trần bản chất độc ác, xảo trá của thực dân Pháp; công cuộc đấu tranh vì chính nghĩa của nhân dân ta.

+ Lời tuyên bố độc lập: khẳng định trước thế giới về nền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam, bày tỏ ý chí giữ vưng nền độc lập ấy.

2. Lập luận chứng minh cho cơ sở pháp lí của bản Tuyên ngôn độc lập

– Hồ Chí Minh đã dùng lời trong Tuyên ngôn độc lập của Mĩ (“Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng … ”) và tuyên ngôn Nhân Quyền và Dân quyền của Pháp (“Người ta sinh ra tự do và bình đẳng …”) làm cơ sở pháp lí.

– Ý nghĩa:

+ Lí lẽ thuyết phục hơn bởi đây là hai tuyên ngôn được nhân dân thế giới công nhận, Mĩ và Pháp cũng là hai cường quốc có tiếng nói. Đó cũng là chân lí đúng đắn về quyền con người, không ai có thể bác bỏ.

+ Dùng phương pháp “gậy ông đập lưng ông” để đánh vào bộ mặt thực dân Pháp và ngăn chặn việc bọn thực dân, đế quốc tái xâm lược nước ta.

+ Đặt ngang hàng cuộc cách mạng, giá trị bản tuyên ngôn của nước ta với hai cường quốc Mĩ và Pháp, thể hiện lòng tự tôn dân tộc.

+ Dùng phương pháp suy luận trược tiếp, “suy rộng ra” từ quyền tự do của mỗi con người đến quyền tự do, độc lập của mỗi dân tộc. “Đó là những chân lí không thể chối cãi được”

– Nhận xét: cách lập luận khéo léo, sáng tạo, rõ ràng, chặt chẽ đầy tính thuyết phục.

3. Lập luận chứng minh cho cơ sở thực tiễn của bản tuyên ngôn

– Hồ Chí Minh lập luận bác bỏ luận điệu xảo trá của thực dân Pháp về công cuộc “khai hóa” và “bảo hộ” của chúng bằng cách nêu những dẫn chứng cụ thể:

+ Thi hành nhiều chính sách dã man về chính trị, văn hóa – xã hội – giáo dục và kinh tế.

+ Hai lần bán nước ta cho Nhật (vào năm 1940, 1945), khiến cho “hơn hai triệu đồng bào ta bị chết đói”, …Không hợp tác với Việt Minh mà còn thẳng tay khủng bố Việt Minh

– Hồ Chí Minh khẳng định giá trị các cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân ta:

+ Nhân dân ta đã chống ách nô lệ hơn 80 năm, đứng về phía Đồng minh chống phát xít, kêu gọi Pháp chống Nhật, lấy lại nước từ tay Nhật

+ Kết quả: cùng lúc phá tan 3 xiềng xích đang trói buộc dân tộc ta (Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị), thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

– Dùng từ ngữ có ý nghĩa phủ định để tuyên bố thoát li hẳn với thực dân Pháp, xóa bỏ mọi hiệp ước đã kí kết, mọi đặc quyền của Pháp tại Việt Nam.

– Khẳng định quyền được tự do, độc lập của Việt Nam phù hợp với nguyên tắc dân tộc bình đẳng tại hội nghị Tê – hê – răng và Cựu Kim Sơn và để kêu gọi cộng đồng quốc tế công nhận điều đó.

– Nhận xét: cách lập luận theo quan hệ nhân quả hợp lí và logic, dẫn chứng thuyết phục, lời văn giàu tính biểu cảm làm nổi bật cơ sở thực tiễn của bản tuyên ngôn.

4. Lời Tuyên ngôn độc lập

– Khẳng định việc giành được tự do độc lập của dân tộc ta là điều tất yếu: “dân tộc đó phải được độc lập, dân tộc đó phải được tự do”

– Tuyên bố với thế giới về nền độc lập của dân tộc Việt Nam: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do … ”. Thể hiện quyết tâm đoàn kết giữ vững chủ quyền, nên độc lập, tự do của dân tộc.

– Nhận xét: Lời văn đanh thép, rõ ràng như một lời thề cũng như một lời khích lệ tinh thần yêu nước nhân dân cả nước.

III. Kết bài

– Khẳng định lại giá trị nghệ thuật: là áng văn chính luận mẫu mực với lập luận chặt chẽ, lí lẽ thuyết phục, dẫn chứng xác thực, ngôn ngữ hùng hồn, gần gũi, giàu tính biểu cảm.

– Đánh giá chung về giá trị nội dung của bản tuyên ngôn độc lập: nêu cao truyền thống yêu nước, ý chí chống quân xâm lược, lòng tự hào dân tộc; đánh dấu mốc son trong lịch sử dân tộc ta, là bản án đanh thép chống lại mọi cường quyền.