Trình bày bài giới thiệu ngắn về cuốn sách Tiêu Sơn tráng sĩ

Trình bày bài giới thiệu ngắn về cuốn sách Tiêu Sơn tráng sĩ

Trình bày bài giới thiệu ngắn về cuốn sách Tiêu Sơn tráng sĩ

Bài giới thiệu ngắn về cuốn sách Tiêu Sơn tráng sĩ của Khái Hưng – mẫu 1

“Tiêu Sơn tráng sĩ” của Khái Hưng là một tiểu thuyết lịch sử mang dấu ấn riêng biệt, cách tân cả về nội dung và nghệ thuật, vượt thoát cấu trúc tiểu thuyết chương hồi để tiến tới tiểu thuyết hiện đại.

Cuốn sách ra đời trong bối cảnh văn học Việt Nam đang hiện đại hóa mạnh mẽ. Hiện đại hóa văn học ở đây thể hiện việc thoát khỏi hệ hình thi pháp cũ để tiến vào nền văn học hiện đại, có thể gia nhập và sánh vai cùng văn học thế giới. Được viết bởi một trong những chủ soái của phong trào hiện đại hóa văn chương, “Tiêu Sơn tráng sĩ” vừa kế thừa tinh hoa văn học cũ, vừa học hỏi, tiếp thu thành tựu văn chương thế giới, trở thành một tác phẩm tiểu thuyết hiện đại.

Tính hiện đại của cuốn sách thể hiện ngay ở cách đặt tên từng hồi. Nếu tiểu thuyết cổ điển đặt tên hồi theo lối hai câu văn biền ngẫu đối xứng như: “Trương Thiên Sư cầu yên ôn dịch/ Hồng Thái úy lỡ sổng yêu ma” (Thủy hử truyện) để tổng kết nội dung chương truyện, thì mỗi hồi trong “Tiêu Sơn tráng sĩ” có tựa đề ngắn gọn, đôi khi chỉ có một chữ như hồi 18 “Sấm”.

Từ việc đặt tên chương và sắp xếp cấu trúc tác phẩm, tính hiện đại của “Tiêu Sơn tráng sĩ” còn được thể hiện mạnh mẽ qua cách Khái Hưng tái hiện dòng chảy thời gian và kết cấu không gian. Tiểu thuyết cổ điển thường theo trục thời gian tuyến tính, sự việc nối tiếp nhau tuần tự, không có sự đột phá, xáo trộn. Ngược lại, trong “Tiêu Sơn tráng sĩ”, kết cấu câu chuyện trở nên linh hoạt và biến hóa. Nhiều hồi đưa hành động và kết quả lên trước để dẫn dắt câu chuyện, sau đó dòng thời gian mới quay ngược trở về giải thích nguyên nhân, hoàn cảnh và kế hoạch.

Viết về những tráng sĩ Tiêu Sơn và một đoạn lịch sử, Khái Hưng gián tiếp khắc họa xã hội, mục đích và lý tưởng của một bộ phận thanh niên đương thời. Họ bồng bột, khao khát nhiều nhưng cuối cùng chỉ nhận về sự trống rỗng vô tận. Đây cũng là ánh nhìn đầy hiện đại của Khái Hưng về con người và cuộc đời.

Trình bày bài giới thiệu ngắn về cuốn sách Tiêu Sơn tráng sĩ

Bài giới thiệu ngắn về cuốn sách Tiêu Sơn tráng sĩ của Khái Hưng – mẫu 2

“Tiêu Sơn tráng sĩ” là câu chuyện về cuộc tranh đấu của các cựu thần nhà Lê với triều đình Tây Sơn, nổi bật nhất là đảng Tiêu Sơn. Đảng Tiêu Sơn với các cựu thần nhà Lê như Quang Ngọc, Phạm Thái, Nhị Nương, Lê Báo được miêu tả như những anh hùng khôi ngô, trí dũng và hào hiệp, theo đuổi lý tưởng phục hưng tiền triều. Ngay cả những nữ nhân trong truyện như Nhị Nương, Trương Quỳnh Như cũng có vị thế khác hẳn các tác phẩm văn học trước đây, họ tài trí và kiên cường không kém nam nhi nào.

Xuyên suốt mạch chính của câu chuyện là những cảnh chiến đấu, bày mưu kế, chiến thắng và thất bại của hai phe cựu thần nhà Lê và triều đình Tây Sơn. Giữa không khí căng thẳng, đấu trí và đấu dũng ấy, câu chuyện còn đan xen với chuyện tình đẹp đẽ, bi thương của người anh hùng và giai nhân. Chuyện tình của Phạm Thái và nàng Quỳnh Như đã trở nên nổi tiếng trong văn học Việt Nam nhờ tuyệt tác “Sơ kính tân trang” do chính Phạm Thái viết cho người mình yêu, viết cho mối tình trắc trở của hai người khi người anh hùng và tài nữ phải âm dương cách biệt. Câu chuyện tình bi thương ấy một lần nữa đi vào những trang văn “Tiêu Sơn tráng sĩ” của Khái Hưng như một sự tiếc thương của nhà văn dành cho mối tình đẹp đẽ mà dang dở của hai người.

Cuối cùng, cảm nhận về “Tiêu Sơn tráng sĩ”, nhà văn Uông Triều đã viết trong Lời giới thiệu ở lần xuất bản này: “Một bầu rượu, túi thơ và thanh kiếm sắc ở bên mình. Phạm Thái khát khao, Phạm Thái si tình, Phạm Thái tuyệt vọng… Con người Phạm Thái là hình ảnh tiêu biểu đại diện cho đảng Tiêu Sơn một thời: nhiệt huyết, khát khao và thất bại. Có thể con đường của đảng Tiêu Sơn và Phạm Thái đều lầm lạc, nhưng trong sự lầm lạc ấy lấp lánh khát vọng và ý chí của tuổi trẻ và với những tâm thế khác nhau về thời cuộc người ta khó lòng tránh được những bối rối ở ngã ba của lịch sử…”

Trình bày bài giới thiệu ngắn về cuốn sách Tiêu Sơn tráng sĩ

Bài giới thiệu ngắn về cuốn sách Tiêu Sơn tráng sĩ của Khái Hưng – mẫu 3

“Tiêu Sơn tráng sĩ” là tác phẩm dài nhất của Khái Hưng, với hơn bốn trăm trang và cũng là tác phẩm công phu nhất của ông. Tác phẩm đã làm sống lại một giai đoạn lịch sử cách đây hai trăm năm, thời Lê mạt Nguyễn sơ, dưới triều Cảnh Thịnh năm thứ năm (1797), tức khi Nguyễn Quang Toản lên ngôi năm 1792. Tiểu thuyết dã sử, dựa theo sử viết thành truyện, đã có cách đây hàng nghìn năm tại Trung Hoa với những tác phẩm như “Tam Quốc Chí”, “Đông Chu Liệt Quốc”. Mặc dù chịu ảnh hưởng văn học Trung Hoa, trong văn học Hán Nôm Việt Nam, thể loại này không phổ biến, có chăng chỉ xuất hiện gần đây trong văn học hiện đại như “Chuông Nhà Hồ” của Nguyễn Quỳnh và “Đội Cấn Khởi Nghĩa”. “Tiêu Sơn tráng sĩ” được coi như truyện dã sử nổi tiếng nhất của văn học Việt Nam.

Đây cũng là một trong những tác phẩm thành công nhất của Khái Hưng, diễn lại bằng những hình ảnh hào hùng về tổ chức và hoạt động của đảng Tiêu Sơn phò Lê, chống lại triều đình Tây Sơn với những tráng sĩ gan dạ, anh hùng như Phạm Thái, Nhị Nương. Tác phẩm ra đời trong lúc tình hình quốc tế đang có biến chuyển, nước Pháp bại trận đầu hàng. “Tiêu Sơn tráng sĩ” với hơn bốn trăm trang giấy là nơi mà tác giả gửi gắm tâm tình của ông. Khái Hưng ca ngợi những chiến sĩ gan dạ, sẵn sàng hy sinh vì đại nghĩa và sự nghiệp cách mạng, nhằm khơi dậy trong tâm hồn giới thanh niên tinh thần hy sinh và lòng ái quốc.