Top 5 Trình bày bài giới thiệu ngắn về cuốn sách Lá cờ thêu sáu chữ vàng

Top 5 Trình bày bài giới thiệu ngắn về cuốn sách Lá cờ thêu sáu chữ vàng

Bài giới thiệu ngắn cuốn sách Lá cờ thêu sáu chữ vàng của Nguyễn Huy Tưởng – mẫu 1

Top 5 Trình bày bài giới thiệu ngắn về cuốn sách Lá cờ thêu sáu chữ vàng

Cuốn sách “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” viết về vị anh hùng thiếu niên Trần Quốc Toản, được xem là tác phẩm văn học kinh điển dành cho thiếu nhi của tác giả Nguyễn Huy Tưởng.

Câu chuyện lấy bối cảnh nhà Trần trong cuộc chiến với quân Nguyên lần thứ hai, nêu cao ý chí anh dũng của chàng tướng trẻ, một lòng trung quân ái quốc, căm thù quân xâm lược. Truyện bắt đầu bằng giấc mơ của Hoài Văn (Trần Quốc Toản), chàng mơ thấy bắt được Sài Thung, một tên sứ nhà Nguyên hống hách. Tại hội nghị Bình Than (10/1282), trong lúc vua và triều thần đang bàn việc nước, Quốc Toản đã bất chấp tội phạm thượng tới gặp nhà vua và nói lên lời tâm huyết “xin đánh”. Nhà vua không trừng phạt cậu mà còn ban thưởng một quả cam, làm Quốc Toản càng thêm uất ức và bóp nát quả cam lúc nào không biết.

Khi về Võ Ninh, dưới lá cờ “Phá cường địch, báo hoàng ân”, Quốc Toản đã chiêu mộ được sáu trăm tân binh tinh nhuệ, đi tìm giặc đánh. Lên phía Bắc, đoàn quân Quốc Toản họp với quân người Mán do Nguyễn Thế Lộc chỉ huy, lập ra Ma Lục, gây thanh thế khắp vùng Lạng Sơn. Sau đó, Quốc Toản chính thức được nhà vua thừa nhận và giao nhiệm vụ quan trọng trong trận đánh giặc trên cửa sông Hàm Tử với lời thề Sát Thát. Trần Quốc Toản chiến đấu anh dũng và chiến thắng vẻ vang. Đi đến đâu, lá cờ thêu sáu chữ vàng “Phá cường địch, báo hoàng ân” cũng căng thổi trong gió hè. Sáu chữ ấy không chỉ là một lời thề sắt son với tổ quốc, mà còn là lòng quyết tâm của chàng, vừa khẳng định chính mình, vừa noi theo gương cha, không thể ngồi yên khi nước sắp rơi vào tay giặc.

Bằng sức tưởng tượng và sáng tạo trong một cốt truyện phong phú giàu các chi tiết đặc sắc, Nguyễn Huy Tưởng đã làm sống dậy cuộc chiến hào hùng đẫm máu và nước mắt để giành lại nền độc lập cho dân tộc Việt Nam. Ông khắc họa chân thực các sự kiện lịch sử, con người, dân tộc. Đặc biệt, hình ảnh Hoài Văn hầu vốn có rất ít tư liệu lịch sử lại hiện lên một cách chân thực, rõ ràng. Tác phẩm hướng đến độc giả thiếu nhi nên có tinh thần giáo dục sâu sắc về lòng yêu nước, căm thù giặc, đặc biệt hiểu biết rất nhiều về giai đoạn lịch sử đáng tự hào của dân tộc.

Tổng kết lại, ngoài việc tìm hiểu về lịch sử hào hùng, ta còn học được sự quyết tâm, lòng dũng cảm, sự tự tin, và lòng yêu nước, đấu tranh vì non sông Việt Nam. Hình ảnh Trần Quốc Toản được khắc họa rõ nét chân thực đến mức như chứng kiến tận mắt, khiến người đọc cảm nhận sâu sắc “Dòng máu Lạc Hồng của người Việt Nam” đang chảy trong cơ thể.

Top 5 Trình bày bài giới thiệu ngắn về cuốn sách Lá cờ thêu sáu chữ vàng

Bài giới thiệu ngắn cuốn sách Lá cờ thêu sáu chữ vàng của Nguyễn Huy Tưởng – mẫu 2

Trần Quốc Toản là nguồn cảm hứng cho nhà văn Nguyễn Huy Tưởng sáng tác tiểu thuyết lịch sử “Lá cờ thêu sáu chữ vàng”, trong đó ông là nhân vật chính của tác phẩm. Trần Quốc Toản đã đi vào lịch sử với lòng dũng cảm và tinh thần yêu nước, sẵn sàng hi sinh mạng sống vì dân tộc. Khí phách ấy được thể hiện rõ trên lá cờ thêu sáu chữ vàng của ông: “Phá cường địch, báo hoàng ân.”

Cuốn sách “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” dành cho thiếu nhi, xuất bản lần đầu năm 1960 của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng, vừa được NXB Kim Đồng tái bản sau nửa thế kỷ đi vào lòng các bạn trẻ.

Sách kể về người anh hùng 16 tuổi Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản, gặp buổi quân Mông Nguyên sang xâm lược nước Nam, đã chiêu mộ sáu trăm người, kết làm anh em, đánh giặc. Nguyễn Huy Tưởng đã vẽ nên bức tranh rộng mở về cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ hai với hội nghị của vua tôi nhà Trần ở bến Bình Than, quyết định đánh hay hàng, và trận Hàm Tử Quan do đích thân Trần Hưng Đạo điều binh khiển tướng. Trong Đại Việt sử ký toàn thư còn ghi rõ: Trần Quốc Toản vì nhỏ tuổi nên không được vua Trần Nhân Tông cho vào dự hội nghị Bình Than, phải đứng ngoài nên “hổ thẹn, phấn khích, tay cầm quả cam bóp nát lúc nào không biết.” Với góc nhìn sáng tạo, Nguyễn Huy Tưởng đã “cho” Trần Quốc Toản xuống bến Bình Than xin chủ chiến, và được ban trái cam mà chàng đã bóp nát lúc nào không hay.

Không chỉ chú trọng nội dung giáo dục truyền thống và lịch sử, Nguyễn Huy Tưởng còn viết kỹ từng câu văn, chọn từng từ, nương nhẹ như với những cánh hoa. Từ tốn và trang nghiêm, ông dẫn dắt các cháu đến với các khái niệm cơ bản về lịch sử, đất nước, dân tộc, con người, thật chính xác với một tác phẩm như “Lá cờ thêu sáu chữ vàng”.

Bài giới thiệu ngắn cuốn sách Lá cờ thêu sáu chữ vàng của Nguyễn Huy Tưởng – mẫu 3

Trần Quốc Toản là một tướng nhà Trần với công lao to lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ hai. Ông đã sống và cống hiến hết mình vì sứ mệnh của dân tộc, ra đi để lại một tấm gương sáng về lòng yêu nước cho ngàn đời sau noi theo. Câu chuyện cuộc đời ông được lưu truyền qua bao đời nay và được ca tụng dưới ngòi bút của Nguyễn Huy Tưởng với hình ảnh “Lá cờ thêu sáu chữ vàng”.

Ngay từ đầu tác phẩm, ý nghĩa nhan đề “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” đã rõ ràng khi viết về người anh hùng thiếu niên Trần Quốc Toản. Trần Quốc Toản là tấm gương sáng về lý tưởng cách mạng, lòng yêu nước nồng nàn, thứ cần thiết để thế hệ mầm non tương lai dựa vào. Tác giả khẳng định tác phẩm như một thiên truyện giáo dục, nâng cao ý thức của trẻ thơ về lịch sử nước nhà, tạo sự gắn kết và bồi đắp lòng biết ơn ông cha, yêu thương đất nước cho các em nhỏ.

Chí lớn của Trần Quốc Toản được thể hiện qua giấc mơ khi còn bé, ông mơ bắt sống được tên sứ nhà Nguyên hống hách. Tuy còn nhỏ, nhưng ông đã ý thức được bổn phận của đấng nam nhi, ấp ủ hoài bão lớn của dân tộc. Khi chỉ nhỏ hơn các anh trai “dăm sáu tuổi” mà được tham gia bàn việc nước, điều đó càng làm tâm can Trần Quốc Toản nóng như lửa đốt. Thậm chí, chàng còn có suy nghĩ xô ngã lính để chạy xuống nơi quan quân bàn bạc thế sự. Chi tiết này đủ để ta hiểu tấm lòng thương nước, lo cho dân của chàng. Là một bậc nam nhi khí phách oai hùng, sao có thể dửng dưng trước cảnh nước nhà đang khốn khó? Càng nghĩ, chàng càng thêm nôn nóng, quyết định xô ngã lính để vào tâu với nhà vua. Nhưng tài năng của chàng khó được nhà vua công nhận bởi trong mắt vua, “chàng như một đứa trẻ”. Không được vua trọng dụng, chàng chỉ biết “bóp nát quả cam trong tay từ lúc nào”. Bóp nát quả cam không phải vì giận hờn vua, mà là nỗi căm hờn giặc ngoại xâm, mong muốn nghiền chúng thành trăm mảnh. Đó là lòng khát khao yêu nước, thương dân. Ngày ngày chàng chăm chỉ luyện tập, hạ quyết tâm trên bến Bình Than rằng: “Rồi xem ai giết được giặc, ai báo được ơn vua, xem ai hơn, ai kém. Rồi triều đình sẽ biết tay ta”.

Người anh hùng Trần Quốc Toản xuất hiện dưới ngòi bút miêu tả tinh tế của Nguyễn Huy Tưởng, thành công của tác phẩm. Bằng sức tưởng tượng phong phú, ca từ giàu chất biểu cảm, lập luận chặt chẽ, tác phẩm chinh phục tấm lòng người đọc, biết ơn và ghi công người anh hùng dân tộc với tinh thần yêu nước quật cường. “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” chắc chắn sẽ là một tác phẩm không bao giờ cũ dành cho thế hệ mầm non của đất nước, là tấm gương sáng cho các em noi theo.

Bài giới thiệu ngắn cuốn sách Lá cờ thêu sáu chữ vàng của Nguyễn Huy Tưởng – mẫu 4

Đôi nét chung về cuốn sách: “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” viết về vị anh hùng thiếu niên Trần Quốc Toản, được xem là tác phẩm văn học kinh điển dành cho thiếu nhi của tác giả Nguyễn Huy Tưởng. Ông gắn liền với các bộ dã sử lấy cảm hứng từ chính dân tộc như: Vĩnh Biệt Cửu đài trùng, Đêm hội Long Trì, An tư công chúa.

Câu chuyện bắt đầu bằng giấc mơ của Hoài Văn (Trần Quốc Toản), chàng mơ thấy bắt được Sài Thung, một tên sứ nhà Nguyên hống hách. Tại hội nghị Bình Than (10/1282), trong lúc vua và triều thần đang bàn việc nước, Quốc Toản đã bất chấp tội phạm thượng tới gặp nhà vua và nói lên lời tâm huyết “xin đánh”. Nhà vua đã không trừng phạt cậu mà còn ban thưởng một quả cam, làm Quốc Toản càng thêm uất ức và bóp nát quả cam lúc nào không biết. Khi về Võ Ninh dưới lá cờ “PHÁ CƯỜNG ĐỊCH BÁO HOÀNG ÂN” mà Quốc Toản đã tìm tòi suy nghĩ, Quốc Toản đã chiêu mộ được sáu trăm tân binh tinh nhuệ, đi tìm giặc đánh. Lên phía Bắc, đoàn quân Quốc Toản họp với quân người Mán do Nguyễn Thế Lộc chỉ huy, lập ra Ma Lục, gây thanh thế khắp vùng Lạng Sơn. Sau lần đó, Quốc Toản chính thức được nhà vua thừa nhận và giao nhiệm vụ quan trọng trận đánh giặc trên cửa song Hàm Tử với lời thề Sát Thát. Trần Quốc Toản đã chiến đấu anh dũng và chiến thắng vẻ vang. Đi đến đâu cũng lá cờ thêu sáu chữ vàng “PHÁ CƯỜNG ĐỊCH BÁO HOÀNG ÂN’’ căng thổi trong gió hè lộng thổi.

Top 5 Trình bày bài giới thiệu ngắn về cuốn sách Lá cờ thêu sáu chữ vàng

Bài giới thiệu ngắn cuốn sách Lá cờ thêu sáu chữ vàng của Nguyễn Huy Tưởng – mẫu 5

Trong kho tàng văn học Việt Nam, khi nhắc tới truyện lịch sử hay và đặc sắc, không thể không kể đến sáng tác “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” của tác giả Nguyễn Huy Tưởng. Tác phẩm đã giúp độc giả hiểu biết thêm về lịch sử của đất nước, đồng thời khơi dậy biết bao cảm xúc bồi hồi, rạo rực pha lẫn tự hào trong tâm hồn.

Tác phẩm được sáng tác trong bối cảnh diễn ra cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên xâm lược lần thứ hai năm 1285. Tuy là một tác phẩm lịch sử, nhưng văn bản này được đa phần được sáng tác dựa trên sự tưởng tượng và cách sáng tạo độc đáo của tác giả. Chính điều ấy đã gây ấn tượng cho người đọc làm nên sự thành công cho tác phẩm. Nhà văn Nguyễn Huy Tương khai thác về những gương mặt tiêu biểu như Trần Nhật Duật, Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải… Nhưng nổi bật nhất phải kể đến hình tượng Trần Quốc Toản là người thiếu niên tuổi còn nhỏ nhưng đã nuôi chí lớn.

Câu chuyện mở đầu bằng “một giấc mơ thú vị” của Trần Quốc Toản. Trong mơ, chàng mơ thấy mình bắt sống được tên sứ thần hống hách Sài Thung của nhà Nguyên. Giấc mơ đó dường như là sự mở đầu cũng là báo hiệu cho một người có ý chí phi thường, dù tuổi còn nhỏ, nhưng đã nhận thức được sứ mệnh của mình, ngay cả trong mơ cũng muốn giết giặc để mang hòa bình về cho đất nước. Khi biết tin vua Trần Nhân Tông sẽ tới bến Bình Than để cùng các vương hầu họp bàn việc nước, chàng quyết định xuất phát. Một người một ngựa đi suốt một đêm với mong muốn được gặp nhà vua. Khi tới nơi, chàng thấy đám quân Thánh Dực đang canh gác ngoài bến tàu, chàng mơi to gan mà chạy đến, xô ngã mấy người lính, liều mình chạy lại quỳ xuống trước mặt nhà vua mà nói 2 tiếng: “Xin đánh”.

Tuy vua rất vừa ý, nhưng vì tuổi còn nhỏ nên chàng chỉ được vua ban cho cam quý, còn về việc nước thì vẫn không được vua cho dự. Trong lòng Trần Quốc Toản cảm thấy rất ấm ức, thất vọng, vừa hờn vừa tủi, nhưng lệnh vua đã ban, chàng nào dãm cãi, vậy nên chỉ đành trở ra. Chàng vừa đi vừa nghiến chặt răng, quả cam trong tay đã bị bót nát từ bao giờ. Kể từ ngày ấy, Nguyễn Quốc Toản luôn nung nấu ý trí “Làm thế nào để được ra trận giết giặc, lập công, báo được ơn vua”. Chàng quyết tâm học tập binh thư, rèn luyện võ nghệ vơi tinh thần sục sôi tràn đầy nhiệt huyết.

Không lâu sau, chỉ với lá cờ mang sáu chữ vàng “Phá cường địch, báo hoàng ân” được đích thân mẹ chàng tự tay thêu đã chiêu mộ rất nhiều tráng sĩ gần xa. Họ cùng nhau tập hợp để rèn luyện binh thư, võ nghệ, họ sống với nhau như những người anh em ruột thịt. Khiến cho ai nấy đều cảm phục trước sự tài trí của những người thiếu niên anh hùng.

Và rồi, khi nghe tin quân giặc kéo đến nước nhà, không chần chừ gì, Trần Quốc Toản và quân sĩ đã cùng nhau anh dũng lên đường đánh giặc. Khi ấy chàng đã gặp và kết nghĩa anh em Nguyễn Thế Lộc- người anh hùng rừng núi. Không bao lâu sau, hai anh em đã phải chia tay nhau để Quốc Toản trở về Vạn Kiếp, đây là một trong những cảnh khiến người đọc cảm động nhất về tình cảm thân thiết gắn bó nghĩa tình của hai người hùng đều mang trong mình khí thế sục sôi giết giặc bảo vệ nước nhà.

Trần Quốc Toản đã được cử cùng Chiêu Văn Vương và Trần Nhật Duật đi đánh chặn Toa Đô. Trên của Hàm Tử, một cuộc chiến ác liệt, cam go đã nổ ra. Trần Quốc Toản anh dũng mà hiên ngang xông thẳng về phía các thuyền chiến của giặc. Tất cả quân sĩ đồng thanh hô vang “Sát thát”, ai nấy ráo riết, đánh đuổi đám tàn quân hỗn loạn ấy. Toa Đô liều chết nhảy xuống nước bơi vào bờ, tưởng đâu sẽ thoát nhưng đã bị tướng quân Nguyễn Khoái bắn tên đâm trúng lưng. Giờ đây quân Nguyên như “rắn mất đầu”, rối rít buông bỏ vũ khí đầu hàng. Tin vui về tới, nhân dân bản làng ai nấy đều reo rò ăn mừng chiến thắng. Đặc biệt mẹ của Trần Quốc Toản cũng có mặt trong giây phút đó. Ngước mắt lên nhìn, bà nghẹn ngào xúc động khi thấy lá cờ thêu sáu chữ đỏ chói đang phấp phới bay.

Sau khi thưởng thức tác phẩm, nhà phê bình văn học Thiều Quang đã bộc bạch rằng: “Đọc mê mải cuốn truyện Lá cờ thêu sáu chữ vàng của Nguyễn Huy Tưởng, tôi có cảm khoái say sưa như lâu ngày được hưởng một “món ăn lạ miệng”. Thật vậy, cuốn sách ấy đã để lại cho độc giả rất nhiều những khung bậc cảm xúc khác nhau. Đó vừa là sự khâm phục, ngưỡng mộ người anh hùng Trần Quốc Toản với lòng yêu nước tha thiết, ý chí kiên cường chống giặc ngoại xâm. Vừa là sự cảm động trước sự đồng tâm hiệp lực, đoàn kết một lòng cùng nhau chiến đấu anh dũng quân dân nhà Trần . Một lòng căm hận, quyết tâm đánh đuổi quân xâm lược Mông Nguyên mang hòa bình về cho nước nhà.