Top 10 Viết bài văn kể lại chuyến đi tham quan di tích lịch sử Thành Cổ Loa

Top 10 Viết bài văn kể lại chuyến đi tham quan di tích lịch sử Thành Cổ Loa

Top 10 Viết bài văn kể lại chuyến đi tham quan di tích lịch sử Thành Cổ Loa

Bài văn kể lại chuyến đi tham quan di tích lịch sử Thành Cổ Loa – mẫu 1

Hằng năm, trường em đều tổ chức các chuyến tham quan. Mỗi điểm đến đều mang lại cho học sinh những bài học bổ ích. Năm nay, chúng em đã có một chuyến đi vô cùng bổ ích đến khu di tích Cổ Loa.

Chuyến tham quan diễn ra vào ngày thứ sáu. Học sinh tham gia sẽ được nghỉ học, còn các bạn không tham gia sẽ tự học ở nhà. Mỗi lớp đi tham quan có giáo viên chủ nhiệm và hai phụ huynh đi cùng. Theo em tìm hiểu, Cổ Loa là một khu di tích lịch sử nổi tiếng nằm ở xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Theo yêu cầu của nhà trường, học sinh đi tham quan phải có mặt lúc sáu giờ ba mươi phút sáng. Buổi sáng thứ sáu, em dậy sớm. Sau khi chuẩn bị xong, bố đưa em đến trường. Trước cổng trường, nhiều chiếc ô tô khách đang đỗ thành hàng. Em chào bố rồi vào trường tìm các bạn lớp mình. Trước khi về, bố còn chúc em có một chuyến tham quan an toàn và vui vẻ.

Em bước vào trường với cảm giác hân hoan. Trên sân trường có rất đông học sinh. Em tìm thấy các bạn lớp mình và thấy cô giáo đang đứng chờ ở đầu hàng. Cô điểm danh lại các bạn tham gia. Bảy giờ kém mười lăm chúng em lên xe. Đúng bảy giờ, xe xuất phát. Trên xe, chúng em nghe chị hướng dẫn viên trò chuyện. Sau đó, chúng em còn có những tiết mục văn nghệ giao lưu. Em tranh thủ ngủ một lúc cho đỡ mệt. Khoảng một tiếng sau thì đến nơi.

Đầu tiên, chúng em tập trung theo từng khối lớp để làm lễ ở đền thờ vua An Dương Vương. Bầu không khí lúc này thật trang nghiêm. Sau đó, chúng em lần lượt ghé thăm: đình Cổ Loa (hay còn gọi là Ngự Triều Di Quy), tiếp đến là Am Mỵ Châu (am Bà Chúa hay đền thờ Mỵ Châu), chùa Cổ Loa, chùa Mạch Tràng (Quang Linh tự), cuối cùng là đình Mạch Tràng. Ở mỗi địa điểm, chúng em lại được nghe chị hướng dẫn viên giới thiệu nhiều điều thú vị và bổ ích.

Sau khi tham quan xong toàn bộ khu di tích thì đã đến trưa. Chúng em có khoảng một tiếng rưỡi để ăn trưa và nghỉ ngơi. Em tranh thủ ăn trưa thật nhanh, rồi cùng các bạn vào các quán lưu niệm để mua đồ mang về. Buổi chiều, học sinh toàn trường tập trung lại để tham gia một số trò chơi tập thể như bịt mắt đập niêu, nhảy bao bố… Không chỉ vậy, chúng em còn được xem một tiết mục múa rối nước vô cùng hấp dẫn. Buổi tham quan kết thúc trong sự tiếc nuối của tất cả các học sinh.

Chuyến tham quan đến khu di tích Cổ Loa thật thú vị và bổ ích. Sau khi trở về, em tin rằng sẽ có một bài báo cáo thật hấp dẫn và đạt được kết quả cao nhất.

Bài văn kể lại chuyến đi tham quan di tích lịch sử Thành Cổ Loa – mẫu 2

Kết thúc năm học với nhiều thành tích nổi bật, tập thể lớp chúng em được cô giáo và hội phụ huynh tổ chức một chuyến đi tham quan di tích lịch sử, vừa là phần thưởng cho những nỗ lực trong năm học vừa qua, vừa là dịp để chúng em hiểu thêm về những truyền thống lịch sử quý giá của dân tộc. Đây là một chuyến đi chơi nhưng cũng phục vụ thiết thực cho việc học của chúng em.

Chuyến đi thăm di tích lịch sử thành Cổ Loa đã được quyết định sau khi cô giáo chủ nhiệm và hội phụ huynh bàn bạc và thống nhất ý kiến. Nơi này thờ vua An Dương Vương và công chúa Mỵ Châu, là di tích lịch sử nổi tiếng của Việt Nam, chứa đựng nhiều câu chuyện về lịch sử và bài học dựng nước, giữ nước của các vua Hùng. Chúng em đã biết về thành Cổ Loa thông qua truyền thuyết về An Dương Vương, Mỵ Châu – Trọng Thủy, nhưng đây là lần đầu tiên chúng em được đặt chân đến địa danh lịch sử này.

Để bắt đầu chuyến tham quan, chúng em tập trung ở trường, sau đó cô giáo chủ nhiệm và đại diện hội phụ huynh cùng chúng em thực hiện chuyến đi thú vị này. Vì di tích thành Cổ Loa khá xa trường học, nên chúng em tập trung ở trường từ sớm. Sáu giờ sáng bố mẹ đưa chúng em đến trường, và sau ba mươi phút xe bắt đầu chuyển bánh. Đây là lần đầu tiên cả lớp chúng em có một chuyến du lịch cùng nhau, lại là chuyến đi về một địa danh lịch sử nổi tiếng, nên ai cũng háo hức chờ mong.

Sau hai tiếng chạy xe, cuối cùng chúng em đã đến di tích thành Cổ Loa. Chúng em được cô hướng dẫn viên du lịch nồng nhiệt tiếp đón, hướng dẫn hành trình và giới thiệu, thuyết minh về khu di tích. Khu di tích nằm ở huyện Đông Anh, ngoại thành Hà Nội. Đây là nơi diễn ra câu chuyện dựng nước, giữ nước của vua Thục Phán An Dương Vương và câu chuyện tình yêu bi thảm của công chúa Mỵ Châu và phò mã người Trung Quốc, Trọng Thủy.

Không gian của khu di tích cổ kính, trang nghiêm, mang màu sắc dân gian như trong những câu chuyện cổ. Những mái nhà ngói đỏ, những cây đa, cây đề lớn, có lẽ đã sống qua rất nhiều năm, là nhân chứng cho những sự kiện lịch sử. Trung tâm di tích là đền thờ An Dương Vương, điện thờ chính rất rộng lớn và trang nghiêm. Để vào đền thờ, chúng em phải đi qua một khoảng sân rộng lớn, hai bên sân có trồng nhiều cây cổ thụ, như những người hiền thần luôn ở bên vua An Dương Vương.

Ngôi đền có mái cong hình đầu rồng, trong điện trưng bày những câu đối lớn bằng chữ Hán mà em không hiểu lắm. Chính giữa điện thờ là tượng An Dương Vương uy nghi trong bộ hoàng bào, ngồi từ trên cao nhìn xuống. Chúng em cảm thấy sự tôn kính và tự hào khi vào điện thờ An Dương Vương. Hai bên điện thờ là tượng các vị quan có công với dân, với nước, những người hiền thần giúp vua An Dương Vương dựng nước.

Bên cạnh đền thờ An Dương Vương là một am nhỏ thờ công chúa Mỵ Châu. Bức tượng công chúa Mỵ Châu không đầu, khiến chúng em nhớ lại sự việc công chúa bị vua cha trừng phạt khi nghe Rùa Vàng kết tội. Hình ảnh tượng không đầu khiến chúng em xót xa cho Mỵ Châu. Nàng ngây thơ, cả tin vào người chồng mà vô tình lộ bí mật quốc gia, dẫn đến mất nước. Theo em, Mỵ Châu là người đáng thương hơn đáng trách. Nhà thơ Tố Hữu cũng bày tỏ sự cảm thông với Mỵ Châu qua những vần thơ: “Tôi kể ngày xưa chuyện Mỵ Châu / Trái tim lầm chỗ để trên đầu / Nỏ thần vô ý trao tay giặc / Nên nỗi cơ đồ đắm bể sâu”. Truyền thuyết về An Dương Vương, Mỵ Châu – Trọng Thủy là bài học về giữ nước, nhưng ta đều cảm thông cho sự dại khờ và thủy chung của Mỵ Châu cùng cái chết oan nghiệt của nàng.

Chuyến tham quan di tích thành Cổ Loa thực sự bổ ích và thú vị. Chúng em biết nhiều hơn về những câu chuyện lịch sử, được tận mắt chứng kiến những nơi diễn ra câu chuyện, thông qua chuyến đi, chúng em hiểu hơn về những bài học trên lớp và có cơ hội mở mang hiểu biết.

Top 10 Viết bài văn kể lại chuyến đi tham quan di tích lịch sử Thành Cổ Loa

Bài văn kể lại chuyến đi tham quan di tích lịch sử Thành Cổ Loa – mẫu 3

Ai đã từng nghe qua truyền thuyết An Dương Vương và Mỵ Châu – Trọng Thủy hẳn sẽ không quên được tòa thành Cổ Loa, kinh đô của Âu Lạc trong buổi đầu dựng nước. Em may mắn khi được tham quan khu di tích lịch sử Cổ Loa cùng các bạn trong lớp và cô giáo chủ nhiệm.

Để có một buổi dã ngoại về lịch sử, cô chủ nhiệm lớp em đã xin phép nhà trường và ban phụ huynh tổ chức cho chúng em buổi tham quan thành Cổ Loa với chủ đề “Về nguồn”. Chúng em nhận được nhiều sự hỗ trợ từ thầy cô và các bác đại diện hội phụ huynh để có một chuyến tham quan bổ ích.

Bảy giờ chuyến xe lăn bánh từ cổng trường, cả lớp em vô cùng háo hức. Em đến Cổ Loa vào một ngày nắng đẹp của mùa thu, tiết trời mát mẻ. Sau gần một tiếng di chuyển, xe đã đến nơi. Đoàn chúng em bắt đầu được cô hướng dẫn viên trình bày những nét chính về Cổ Loa. Cô hướng dẫn viên xinh đẹp với giọng nói ấm áp, kể rằng Cổ Loa là kinh đô của nhà nước phong kiến Âu Lạc, thủ đô thứ hai của Việt Nam sau Phong Châu, thời các vua Hùng. Qua đó, chúng em thấy được một Cổ Loa của mấy nghìn năm lịch sử hiện ra trước mắt, cùng lòng quyết tâm đánh giặc của vua tôi nước Âu Lạc. Mối tình đáng thương của nàng công chúa Mỵ Châu xinh đẹp và Trọng Thủy, và hình ảnh Cổ Loa với chín vòng thành được xây hình xoáy trôn ốc với sự giúp đỡ của thần Kim Quy, đều được ghi nhớ sâu sắc.

Chúng em tiếp tục tham quan cụm di tích Cổ Loa với đền thờ Thục Phán An Dương Vương (đền Thượng), giếng Ngọc, và am thờ Mỵ Châu. Qua cổng làng, cũng là cổng thành trong, là đến Cổ Loa. Trung tâm di tích thành Cổ Loa chính là đền thờ An Dương Vương, điện thờ chính rất nghiêm trang và cổ kính. Gian chính giữa đền thờ bức tượng An Dương Vương trong bộ long bào uy nghi. Ngoài ra, trong đền còn thờ thần Kim Quy và các vị anh hùng có công gìn giữ, bảo vệ đất nước thời Âu Lạc.

Tiếp theo, đoàn đến thăm giếng Ngọc và dâng hương tại am công chúa Mỵ Châu. Ai cũng bùi ngùi xúc động khi nghe câu chuyện tình yêu của Mỵ Châu – Trọng Thủy. Trong lòng em dâng lên một nỗi niềm xót xa, khi giếng Ngọc rêu phong cổ kính và bức tượng không đầu của Mỵ Châu vẫn hàng ngày được hương khói. Tình yêu chân thành của nàng vẫn mãi là một chuyện tình dở dang và đau xót. Em nhớ đến câu thơ của nhà thơ Tố Hữu khi viết về nàng: “Người đẹp dẫu rơi đầu vẫn đẹp / Tình yêu bị dối lừa vẫn nguyên vẹn tình yêu.” Am Mỵ Châu là điểm tham quan cuối cùng của đoàn. Chúng em lên xe trở về khi chiều đã bắt đầu ngả bóng. Đọng lại trong lòng là sự thành kính, lòng biết ơn sâu sắc với vua An Dương Vương, và lòng thương cảm với nàng Mỵ Châu.

Chúng em đã “Về nguồn” qua buổi tham quan thành Cổ Loa vô cùng ý nghĩa. Sau chuyến đi, em thấy lịch sử dân tộc là những điều thiêng liêng và đáng trân trọng. Thế hệ trẻ ngày nay cần tìm hiểu nhiều hơn về lịch sử đất nước mình để hiểu và tự hào về truyền thống của quê hương.

Bài văn kể lại chuyến đi tham quan di tích lịch sử Thành Cổ Loa – mẫu 4

Hôm nay, chúng em có chuyến đi thăm khu di tích lịch sử Cổ Loa, nơi gợi nhớ về truyền thuyết vua An Dương Vương xây thành Cổ Loa.

Chuyến tham quan diễn ra vào chủ nhật. Khu di tích Cổ Loa nằm ở huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Đúng sáu giờ ba mươi phút xe xuất phát. Chúng em cảm thấy vô cùng hào hứng. Sau khoảng một tiếng, xe đã đến nơi. Chúng em xuống xe và tập trung theo từng lớp để tham quan. Mỗi lớp sẽ có một anh hoặc chị hướng dẫn viên dẫn đi.

Trước hết, các khối lớp đến thắp hương ở đền thờ vua An Dương Vương. Sau đó, chúng em lần lượt ghé thăm các địa điểm như đình Cổ Loa (hay còn gọi là Ngự Triều Di Quy), Am Mỵ Châu (am Bà Chúa hay đền thờ Mỵ Châu), chùa Cổ Loa, chùa Mạch Tràng (Quang Linh tự), và cuối cùng là đình Mạch Tràng. Em ấn tượng nhất với đền thờ công chúa Mỵ Châu.

Đến trưa, chúng em tập trung ăn trưa theo lớp. Sau đó, học sinh được nghỉ ngơi khoảng một tiếng. Buổi chiều, học sinh toàn trường tập trung tham gia một số trò chơi tập thể như bịt mắt đập niêu, nhảy bao bố… Chúng em còn được xem múa rối nước và hát quan họ. Em cảm thấy vô cùng thích thú.

Chuyến tham quan khu di tích lịch sử Cổ Loa đã giúp em học hỏi thêm nhiều điều bổ ích. Em mong sẽ có thêm nhiều chuyến đi như vậy.

Top 10 Viết bài văn kể lại chuyến đi tham quan di tích lịch sử Thành Cổ Loa

Bài văn kể lại chuyến đi tham quan di tích lịch sử Thành Cổ Loa – mẫu 5

Vào dịp nghỉ hè, tôi được về thăm quê ngoại ở huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Tôi đã có khá nhiều trải nghiệm bổ ích và thú vị.

Chắc hẳn các bạn đã được nghe đến thành Cổ Loa gắn với truyền thuyết về vua An Dương Vương. Tôi đã được chị Hồng – chị họ dẫn đi tham quan nơi đây. Chuyến đi sẽ diễn ra vào ngày thứ bảy. Sáng hôm đó, tôi thức dậy từ rất sớm. Tôi ăn sáng thật nhanh. Vì địa điểm đến thăm là một nơi văn hóa tâm linh nên tôi đã chọn một bộ trang phục gọn gàng, kín đáo. Đúng bảy giờ, chị Hồng lái xe máy đưa tôi đi. Chúng tôi đi mất khoảng mười lăm phút là đến nơi.

Đến nơi, chị Hồng đi gửi xe. Sau đó, chị dắt tôi đi thăm quan từng địa điểm. Từ đền thờ vua An Dương Vương đến đình Cổ Loa (hay còn gọi là Ngự Triều Di Quy), kế tiếp là Am Mỵ Châu (am Bà Chúa hay đền thờ Mỵ Châu), chùa Cổ Loa, chùa Mạch Tràng (Quang Linh tự), cuối cùng là đình Mạch Tràng. Ở mỗi địa điểm, chị lại kể cho tôi nhiều câu chuyện hấp dẫn.

“Ai về đến huyện Đông Anh
Ghé xem phong cảnh Loa Thành Thục Vương
Cổ Loa hình ốc khác thường
Trải qua năm tháng, nẻo đường con đây”

Thành Cổ Loa có giá trị về nhiều mặt. Về quân sự, thành Cổ Loa thể hiện sự sáng tạo độc đáo của người Việt cổ trong công cuộc bảo vệ đất nước. Về văn hóa, thành Cổ Loa trở thành một di sản văn hóa – một bằng chứng về sự sáng tạo cũng như trình độ kỹ thuật cũng như văn hóa của người Việt cổ.

Kết thúc chuyến tham quan, tôi đã có thêm nhiều kiến thức bổ ích. Không chỉ vậy, tôi còn thêm yêu mến và tự hào về mảnh đất quê hương xinh đẹp của mình.

Bài văn kể lại chuyến đi tham quan di tích lịch sử Thành Cổ Loa – mẫu 6

Vừa qua, trường của tôi có tổ chức một chuyến tham quan. Điểm đến của chúng tôi là khu di tích thành Cổ Loa nằm ở huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.

Từ sáng sớm, chúng tôi đã tập trung ở trường. Khoảng sáu giờ, xe bắt đầu xuất phát. Chúng tôi di chuyển mất khoảng hơn một tiếng thì đến nơi. Trên đường đi, tôi đã trò chuyện với các bạn. Ai cũng đều háo hức, mong chờ. Khi đến nơi, chúng tôi xuống xe và xếp thành từng hàng. Các lớp sẽ di chuyển lần lượt để vào thăm khu di tích thành Cổ Loa.

Chúng tôi tập trung ở đền thờ An Dương Vương để thắp hương. Sau đó, các lớp lần lượt đến thăm các địa điểm từ đình Cổ Loa (hay còn gọi là Ngự Triều Di Quy) đến am Mỵ Châu (am Bà Chúa hay đền thờ Mỵ Châu), rồi đến chùa Cổ Loa, chùa Mạch Tràng (Quang Linh tự), và cuối cùng là đình Mạch Tràng. Tôi đã được lắng nghe chị hướng dẫn viên giới thiệu về thành Cổ Loa. Đây là một di tích lịch sử lâu đời, gắn với quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc. Vào khoảng thế kỷ III TCN, thành Cổ Loa đã được xây dựng dưới thời trị vì của An Dương Vương, do sự chỉ đạo trực tiếp của Cao Lỗ. Nét đặc sắc nổi bật khi nhắc đến thành Cổ Loa là kiến trúc. Theo tương truyền, thành bào gồm chín vòng xoáy trôn ốc. Tuy nhiên, căn cứ trên dấu tích hiện còn, các nhà khoa học nhận thấy thành chỉ có ba vòng. Trong đó, vòng thành nội rất có thể được làm về sau, dưới thời Ngô Quyền.

Nơi tôi cảm thấy ấn tượng nhất chính là am Mỵ Châu. Khi đến thăm nơi này, tôi đã nhớ lại truyền thuyết kể về công chúa Mỵ Châu và Trọng Thủy. Buổi chiều, chúng tôi còn được chơi một số trò chơi dân gian và xem múa rối nước. Đây là lần đầu tiên tôi được xem nên cảm thấy vô cùng thích thú. Tôi đã quay lại video để về khoe với chị Hà. Sau chuyến đi, tôi đã biết thêm nhiều kiến thức vô cùng bổ ích, có nhiều bức ảnh đẹp cùng với các bạn.

Chuyến đi đã đem lại cho tôi nhiều kiến thức, kỉ niệm đẹp cùng với bạn bè. Tôi mong sẽ có thêm nhiều chuyến tham quan như vậy hơn.

Bài văn kể lại chuyến đi tham quan di tích lịch sử Thành Cổ Loa – mẫu 7

Xung quanh thành phố Hà Nội có rất nhiều di tích lịch sử nổi tiếng. Và một trong số các di tích lịch sử của Hà Nội em đã có dịp ghé thăm chính là đền Cổ Loa.

Dịp Tết vừa rồi, em đã được cùng bố mẹ đến thăm khu di tích đề Cổ Loa cổ kính vào ngày đầu năm mới. Sáng Mùng 3 Tết, cả nhà cùng nhau sửa soạn để di chuyển sang huyện Đông Anh, xã Cổ Loa. Chỉ khoảng 40 phút di chuyển cả gia đình em đã tới nơi. Do không phải ngày chính hội nên khung cảnh xung quanh rất yên tĩnh, chỉ có một số du khách đến thăm quan đền đang làm thủ tục mua vé. Khung cảnh trước cổng đền rất đẹp. Giếng ngọc được bao quanh bởi một thảm cỏ xanh với những hàng cây tỏa bóng xuống mặt hồ xanh biêng biếc. Cổng chính của đền Cổ Loa vẫn còn lưu giữ được gần như toàn bộ những nét kiến trúc xưa. Thành Cổ Loa có rất nhiều tên gọi khác nhau như Loa thành (thành Ốc), thành Côn Lôn, thành Tư Long, Cửu thành, Thành Việt Vương, thành Khả Lũ, Cổ Loa thành. Đến thế kỷ thứ X, thời kỳ Ngô Quyền làm vua, Cổ Loa lại trở thành kinh đô lần thứ hai.

Trong khu di tích Cổ Loa hiện nay vẫn còn lưu giữ nhiều di tích lịch sử, kiến trúc, nghệ thuật, như khu đền Thượng thờ An Dương Vương, đền thờ tướng Cao Lỗ, am thờ công chúa Mỵ Châu và chùa Bảo Sơn… Trong các đền chùa còn có nhiều hiện vật khảo cổ được khai quật trong Thành cổ như tượng đồng, mũi tên đồng và các món đồ bằng sứ, đá, được chạm khắc tinh tế.

Sau khi dâng hương tưởng công lao dựng nước của các bậc tiền nhân, cầu mong bình an, cả gia đình em lại cùng đi dạo để vãn cảnh đền.

Chuyến đi thăm đền Cổ Loa vào ngày Tết quả thực đã để lại cho em rất nhiều ân tượng sâu sắc. Vừa được biết thêm nhiều về lịch sử của đất nước lại được ngắm nhìn những công trình kiến trúc từ thời xa xưa khiến em thêm yêu văn hóa đất nước mình hơn.

Bài văn kể lại chuyến đi tham quan di tích lịch sử Thành Cổ Loa – mẫu 8

Lúc còn nhỏ, em đã được bà kể cho nghe câu chuyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy. Câu chuyện khiến em luôn ao ước được một lần đến xem tận mắt thành Cổ Loa trong truyền thuyết như thế nào. Ước mơ đó của em đã được thực hiện vào chủ nhật vừa rồi.

Hôm đó, em đã được cùng các bạn tham gia hoạt động tham quan khu di tích lịch sử thành Cổ Loa tại Đông Anh, Hà Nội. Từ trường của em, mất khoảng một tiếng rưỡi di chuyển bằng xe buýt để đến nơi. Đường đi rất bằng phẳng và dễ chịu, nên bạn nào cũng rất thoải mái và hào hứng. Đến nơi, theo sự dẫn dắt của hướng dẫn viên, chúng em đi đến đền thờ An Dương Vương để dâng lên ngài những nén hương thơm. Sau đó, chúng em mới bắt đầu hành trình tham quan khu di tích lịch sử này. Theo những con đường đã được đổ bê tông, lát đá xanh chắc chắn, chúng em đi đến am Mỵ Châu, chùa Cổ Loa, đình Mạch Tráng. Mỗi khi dừng chân ở một địa điểm, cô hướng dẫn viên sẽ kể cho chúng em thêm các câu chuyện được lưu truyền ở đó. Nhờ vậy mà em biết thêm nhiều kiến thức thú vị về khu di tích lịch sử này. Điều tuyệt nhất trong chuyến tham quan, là khi em được đi lên đến đỉnh Cổ Loa. Từ đó, em được ngắm nhìn bao quát toàn bộ khu di tích. Nhờ vậy mà em thật sự được chiêm ngưỡng hình dáng xoắn ốc của tòa thành cổ này. Vào thời đại xa xưa với công cụ thô sơ, mà ông cha ta đã xây dựng được một tòa thành ấn tượng như thế này. Thật tự hào biết bao nhiêu.

Chuyến đi tham quan di tích lịch sử thành Cổ Loa đã đem đến cho em những trải nghiệm tuyệt vời và nhiều kiến thức bổ ích. Từ đó, em càng thêm tự hào về nền văn hóa của dân tộc ta.