Tóm tắt Quang Trung đại phá quân Thanh – Ngữ văn lớp 8 Kết nối tri thức

Tóm tắt Quang Trung đại phá quân Thanh – Ngữ văn lớp 8 Kết nối tri thức

Tóm tắt Quang Trung đại phá quân Thanh – Mẫu 16

Tóm tắt Quang Trung đại phá quân Thanh - Ngữ văn lớp 8 Kết nối tri thức

Nhận được sự cầu cứu hèn hạ của vua Lê, quân Thanh dưới sự lãnh đạo của Tôn Sĩ Nghị đã mang 20 vạn binh lính xâm lược vào Thăng Long, có ý định thôn tính đất nước. Bắc Bình Vương đã nhận được tin tức từ tướng Ngô Văn Sở và ngay lập tức lên ngôi vua, lấy hiệu là Quang Trung, chiêu mộ vạn quân để đánh bại kẻ thù. Ông lựa chọn thời điểm tấn công vào dịp Tết Nguyên đán, khi quân giặc và vua tôi nhà Lê đang mải mê vui Tết và không chuẩn bị đầy đủ, trở tay không kịp. Vào tối ngày 30 tháng Chạp, đội quân của vua Quang Trung tiến về từ Nghệ An với tốc độ chóng mặt và lấy thành công đồn Hà Hồi trong nửa đêm mùng 3 Tết, tiếp đó chiếm đóng Ngọc Hồi. Nghĩa quân Tây Sơn giành chiến thắng vang dội trong khi Tôn Sĩ Nghị và vua Lê Chiêu Thống phải bỏ chạy về nước.

Tóm tắt Quang Trung đại phá quân Thanh – Mẫu 17

Dự đoán được sự lớn mạnh nhanh chóng của nghĩa quân Tây Sơn, vua Lê Chiêu Thống đã tìm đến nhà Thanh để cầu cứu và được quân Thanh đồng ý giúp đỡ bằng cách gửi Tôn Sĩ Nghị và 20 vạn binh lính đổ bộ vào nước ta. Tuy nhiên, khi nghe tin này, Nguyễn Huệ đã lập tức lên ngôi vua tại Huế và lấy hiệu là Quang Trung, sau đó lãnh đạo nghĩa quân tiến vào Bắc để đánh nhà Thanh. Chỉ trong 4 ngày, từ ngày 25 đến 29 tháng Chạp, nghĩa quân đã đến Nghệ An, nơi vua Quang Trung đã tuyển mộ thêm binh lính và nhanh chóng xây dựng một đội quân tinh nhuệ để chuẩn bị cho trận chiến. Tiếp tục hành quân, nghĩa quân đã đến Tam Điệp vào ngày 30 tháng Chạp, vua Quang Trung đã khích lệ binh lính bằng một bữa tiệc khao quân và hứa hẹn chiến thắng sẽ ăn mừng Tết ở Thăng Long vào ngày mùng 7 Tết. Cùng lúc đó, vua Quang Trung đã nhận ra tài năng của Ngô Thì Nhậm và thăng quan cho ông. Với tinh thần chiến đấu cao, nghĩa quân Tây Sơn đã ồ ạt tiến công ra Bắc, trong khi quân Thanh bị chủ quan và không kịp trở tay ứng phó, dẫn đến thất bại toàn diện. Tôn Sĩ Nghị cùng các tướng lĩnh khác và vua nhà Lê đã phải chạy về nhà Thanh, và cuộc tổng tiến công đã thành công vang dội.

Tóm tắt Quang Trung đại phá quân Thanh - Ngữ văn lớp 8 Kết nối tri thức

Tóm tắt Quang Trung đại phá quân Thanh – Mẫu 18

Dự đoán trước sức mạnh to lớn của nghĩa quân Tây Sơn, vua Lê Chiêu Thống đã “Cõng rắn cắn nhà gà”, sang cầu cứu nhà Thanh. Quân Thanh cử Tôn Sĩ Nghị cùng 20 vạn quân sang đánh nước ta với danh nghĩa “giúp” nhà Lê. Nguyễn Huệ nghe tin, liền lập tức lên ngôi vua, lấy hiệu là Quang Trung. Nhà vua nhanh chóng lãnh đạo nghĩa quân ra Bắc đánh quân Thanh. Chỉ trong bốn ngày, nghĩa quân đã vào đến Nghệ An. Tại đây, vua Quang Trung chiêu mộ thêm quân, chẳng mấy chốc đã có một đội quân tinh nhuệ đi chinh phạt. Đến ngày 30 tháng Chạp, nghĩa quân đến Tam Điệp. Quang Trung hẹn ngày mồng 7 Tết sẽ mở tiệc mừng chiến thắng và ăn Tết lớn ở kinh thành Thăng Long. Giữa lúc vận mệnh đất nước nguy nan, Quang Trung đã tin tưởng vào tài năng và tâm huyết của Ngô Thì Nhậm nên trọng dụng ông. Nghĩa quân Tây Sơn ồ ạt tấn công ra Bắc. Nửa đêm ngày mồng 3 tháng Giêng năm Kỷ Dậu, quân của vua Quang Trung vây kín làng Hà Hồi khiến giặc sợ mất mật. Mờ sáng ngày mồng 5, nghĩa quân tiến sát đồn Ngọc Hồi. Nhà vua lãnh đạo quân lính tiến thẳng vào thành. Quân Thanh chủ quan, không kịp ứng phó nên bị đánh tan tác. Tôn Sĩ Nghị cùng các tướng và vua nhà Lê phải giẫm đạp lên nhau mà chạy.

Tóm tắt Quang Trung đại phá quân Thanh – Mẫu 19

Khi Quang Trung – Nguyễn Huệ dẫn quân ra Bắc lần thứ hai để bắt Vũ Văn Nhậm, lo sợ sức mạnh của Tây Sơn, vua Lê Chiêu Thống đã đầu hàng triều đình Mãn Thanh. Giặc Thanh đã tận dụng cơ hội này để muốn thôn tính nước ta như một phần của lãnh thổ của mình. Nghe tin này, Quang Trung rất tức giận và lập tức bàn bạc với tướng sĩ để lên kế hoạch tiến đánh. Sau đó, ông tổ chức một cuộc tiệc khao quân, chia quân thành 5 đạo, và tự mình dẫn đầu quân ra trận. Vào tối ngày mùng 30 tết, quân đội của Quang Trung lên đường, hứa hẹn sẽ tổ chức một cuộc tiệc ăn mừng chiến thắng ở Thăng Long vào ngày mồng 7 tết.

Quân Tây Sơn đã tiến đến sông Gián, nơi quân giặc trấn thủ, nhưng bị vây hãm và tan vỡ, toàn bộ quân Thanh đi do thám bị bắt sống. Nửa đêm mồng 3 tết Kỷ Dậu, Quang Trung tới Hà Hồi và Thượng Phúc, vây kín thành một cách lặng lẽ. Quân giặc lúc này mới hiểu được tình hình, hoảng sợ và xin hàng.

Vào sáng mồng 5 tết, quân Tây Sơn dàn trận tiến sát đồn Ngọc Hồi. Quân Thanh không thể chống cự và bỏ chạy tán loạn. Tướng giặc Sầm Nghi Đống buộc phải tự vẫn. Phía đông thành Thăng Long, Quang Trung đã dồn quân giặc xuống đầm Mực, khiến chúng sợ hãi và chết như quạ. Giữa trưa cùng ngày, quân Tây Sơn đã tiến vào Thăng Long. Tổng đốc Tôn Sĩ Nghị đang tham dự yến tiệc, nhưng khi nghe tin báo, hoảng sợ và bỏ chạy. Vua Lê Chiêu Thống cũng đành phải chạy trốn sang Trung Quốc. Quân Tây Sơn giành chiến thắng toàn diện trước sự đại bại của quân Thanh.

Tóm tắt Quang Trung đại phá quân Thanh – Mẫu 20

Nghe tin cấp báo Quân Thanh đã đến Thăng Long và vua Lê đã thụ phong, Nguyễn Huệ cho đắp đàn trên núi Bân, tế cáo trời đất, lên ngôi hoàng đế, lấy hiệu là Quang Trung, rồi tích tốc hạ lệnh xuất quân. Hôm ấy là nhằm ngày 25 tháng Chạp năm Mậu Thân (1788)

Ngày 29 tháng Chạp, Quang Trung cũng đại bình thủy bộ ra đến Nghệ An. Đầu tiên, Quang Trung xin ý kiến của La Sơn Phu từ Nguyễn Thiếp. Sau đó, kén thêm lính mới được hơn một vạn quân tinh nhuệ. Số lính cũ chia làm bốn doanh; tiền, hậu, tả, hữu; số lính mới làm trung quân. Quang Trung cưỡi voi ra yên ủi quân lính, kêu dụ họ đồng tâm hiệp lực đánh giặc.

Ngày 30 tháng Chạp, Quang Trung mở tiệc khao quân, sửa lễ cúng Tết, đến tối 30 lập tức lên đường. Nửa đêm ngày mùng 3 tháng Giêng năm Kỉ Dậu (1789) quân Quang Trung vây kín làng Hà Hồi, rồi bắc loa truyền gọi, tiếng quân lính thay phiên nhau dạ ran nghe như có hơn vài vạn người. Quân Thanh sợ hãi xin hàng.

Mờ sáng mùng 5, Quang Trung tiến quân sát đồn Ngọc Hồi, nhờ 60 tấm ván ghép với rơm dấm nước, dành hình chữ “nhất” mà quân Thanh nổ súng bắn ra không trúng người nào cả. Nhân có gió Bắc, quân Thanh bèn phun khói mù mịt, trời bỗng đổi gió Nam, thành ra quân Thanh lại tự làm hại mình. Những người cầm binh khí theo sau nhất tề xông tới, quân Thanh đại bại.

Tên Thái thú Điền Châu Sầm Nghi Đống thắt cổ tự tử. Tôn Sĩ Nghị sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, chuồng trước. Bọn quân sĩ giẫm đạp lên nhau mà chạy, chết đến vạn người. Bọn vua tôi Lê Chiêu Thống cuống quýt chạy gấp lên cửa ải, nhìn nhau than thở chảy nước mắt.