Tóm tắt Một số giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng – Ngữ văn lớp 8 Kết nối tri thức

Tóm tắt Một số giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng – Ngữ văn lớp 8 Kết nối tri thức

Tóm tắt Một số giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng - Ngữ văn lớp 8 Kết nối tri thức

Tóm tắt Một số giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng – Mẫu 1

Văn bản “Một số giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng” đã đề cập đến một số giọng điệu cơ bản của tiếng cười như: hài hước, mỉa mai – châm biếm, đả kích,… Tiếng cười trong thơ trào phúng rất cần thiết để đẩy lùi cái xấu, hướng mỗi con người đến những giá trị cao đẹp hơn.

Tóm tắt Một số giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng – Mẫu 2

Một số giọng điệu cơ bản của tiếng cười trong thơ trào phúng gồm: hài hước, mỉa mai – châm biếm, đả kích. Hài hước là cách đùa cợt nhẹ nhàng cùng những yếu tố khác lạ, phá vỡ các khuôn khổ quen thuộc. Mỉa mai – châm biếm là thủ pháp tạo nên tiếng cười bằng cách khẳng định một cách nghiêm túc, có lý những điều vô lý, không thể chấp nhận. Đả kích thường mang giọng điệu phủ nhận gay gắt đối tượng, thể hiện quan niệm nhân sinh và quan niệm của tác giả.

Tóm tắt Một số giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng – Mẫu 3

Thơ trào phúng là một bộ phận sáng tác văn học đặc thù, đối tượng miêu tả là sự bất toàn của con người, cuộc sống. Một số giọng điệu cơ bản của tiếng cười trong thơ trào phúng gồm: hài hước, mỉa mai – châm biếm, đả kích. Hài hước là cách đùa cợt nhẹ nhàng cùng những yếu tố khác lạ, phá vỡ các khuôn khổ quen thuộc. Mỉa mai – châm biếm là cách tạo ra những yếu tố vô lý hoặc thiếu logic, đảo lộn trật tự thông thường, tạo nên tiếng cười phê phán, thanh lọc những thói xấu như tự mãn, kiêu căng, đạo đức giả, keo kiệt. Đả kích là một cấp độ khác của tiếng cười trào phúng, thường mang giọng điệu phủ nhận gay gắt đối tượng, thể hiện quan niệm nhân sinh và đạo đức của tác giả.

Tóm tắt Một số giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng - Ngữ văn lớp 8 Kết nối tri thức