Tác giả – tác phẩm: Chiếu dời đô – Ngữ văn lớp 8 Kết nối tri thức

Tác giả – tác phẩm: Chiếu dời đô – Ngữ văn lớp 8 Kết nối tri thức

Tác giả - tác phẩm: Chiếu dời đô - Ngữ văn lớp 8 Kết nối tri thức

I. Tác giả văn bản Chiếu dời đô

– Lí Công Uẩn (974-1028) tức Lí Thái Tổ

– Quê quán: Là người châu Cổ Pháp, lộ Bắc Giang (nay là xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh)

– Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác:

+ Ông là người thông minh, có chí lớn, lập được nhiều chiến công

+ Dưới thời Lê ông làm chức Tả thân vệ Điện tiền chỉ huy sứ

+ Khi Lê Ngọa mất ông được tôn lên làm vua lấy niên hiệu là Thuận Thiên.

– Phong cách sáng tác: Sáng tác của ông chủ yếu là để ban bố mệnh lệnh, thể hiện tư tưởng chính trị lớn lao có ảnh hưởng đến vận nước

II. Tìm hiểu tác phẩm Chiếu dời đô

1. Thể loại

Chiếu dời đô thuộc thể loại chiếu (văn nghị luận).

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

– Năm 1010, Lí Công Uẩn quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Đại La, đổi tên Đại Việt thành Đại Cồ Việt. Nhân dịp này ông đã viết bài chiếu để thông báo rộng rãi quyết định cho nhân dân được biết

3. Phương thức biểu đạt

Văn bản Chiếu dời đô có phương thức biểu đạt là nghị luận

4. Tóm tắt văn bản Chiếu dời đô

Lịch sử Trung Quốc chứng minh rằng các triều đại muốn đất nước hưng thịnh đã quyết định dời đô. Ở nước ta, nhà Đinh và nhà Lê, với tầm nhìn hạn hẹp, không chịu đổi dời đô nên vận nước ngắn hạn, nhân dân lầm than. Trước những bài học từ các thế hệ trước, Lí Công Uẩn muốn dời đô để giúp đất nước hùng mạnh và phát triển hơn. Vì vậy, ông đã đưa ra ý muốn của mình và hỏi quân thần, nhân dân về việc dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La. Xét về mọi mặt, mọi phương diện địa lý, lịch sử, Đại La là chốn tụ hội trọng điểm của đất nước. Lí Công Uẩn cho thấy việc dời đô là đúng đắn.

5. Bố cục văn bản Chiếu dời đô

– Phần 1: Từ “Xưa nhà Thương” đến “không thể không dời đổi”: Đưa ra những lí do, cơ sở của việc dời đô.

– Phần 2: “Huống gì” đến “muôn đời”: Những lí do chọn Đại La làm kinh đô

– Phần 3: Còn lại: Thông báo quyết định dời đô

6. Giá trị nội dung

Bài Chiếu phản ánh khát vọng của nhân dân về một dân tộc độc lập thống nhất đồng thời phản ánh ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt trên đà lớn mạnh.

7. Giá trị nghệ thuật

– Chiếu dời đô là áng văn chính luận đặc sắc viết theo lối biền ngẫu, các vế đối nhau cân xứng nhịp nhàng

– Cách lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc sảo rõ ràng.

– Dẫn chứng tiêu biểu giàu sức thuyết phục.

– Có sự kết hợp hài hòa giữa tình và lí.

 

III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Chiếu dời đô

1. Lí do dời đô.

– Cơ sở lịch sử :

+ Nhà Thương: 5 lần dời đô

+ Nhà Chu: 3 lần dời đô

– Mục đích: 

+ Đóng đô ở nơi trung tâm 

+ Mưu toan nghiệp lớn

+ Tính kế muôn đời cho con cháu

– Kết quả: vận nước lâu bền, phong tục phồn thịnh.

– Nhà Định – Lê đóng đô một chỗ là hạn chế

– Hậu quả: triều đại không bền, số vận ngắn ngủi, trăm họ hao tốn, cuộc sống, vạn vật không được thích nghi.

→ Số liệu cụ thể, suy luận chặt chẽ 

⇒ Dời đô là việc làm chính nghĩa, vì nước, vì dân, nghe theo mệnh trời, thể hiện thực lực và ý chí tự cường dân tộc.

Tác giả - tác phẩm: Chiếu dời đô - Ngữ văn lớp 8 Kết nối tri thức

2. Lí do chọn Đại La làm kinh đô.

Dựa vào lợi thế của thành Đại La:

– Về lịch sử: là kinh đô cũ của Cao Vương.

– Về địa lí: trung tâm đất trời, thế rồng cuộn hổ ngồi, địa thế rộng mà bằng, đất cao mà thoáng.

– Dân cư: khỏi chịu cảnh ngập lụt, mọi vật phong phú, tốt tươi.

⇒ Luận cứ xác đáng, khẳng định Đại La là nơi đóng đô bền vững, đưa đất nước phát triển phồn thịnh.

3. Quyết định dời đô.

– Kết thúc bài chiếu, tác giả không nêu mệnh lệnh mà đặt câu hỏi mang tính chất đối thoại, trao đổi.

– Thuyết phục người nghe bằng lí lẽ, tình cảm chân thành,

– Nguyện vọng dời đô của vua phù hợp với nguyện vọng của dân.