Soạn bài Viết bài văn kể lại một chuyến đi (tham quan một di tích lịch sử, văn hóa) trang 28 → 32 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 8 Kết nối tri thức giúp học sinh soạn văn 8 dễ dàng hơn.

Soạn bài Viết bài văn kể lại một chuyến đi (tham quan một di tích lịch sử, văn hóa) trang 28 → 32 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 8 Kết nối tri thức giúp học sinh soạn văn 8 dễ dàng hơn.

Soạn bài Viết bài văn kể lại một chuyến đi (tham quan một di tích lịch sử, văn hóa) trang 28 → 32 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 8 Kết nối tri thức giúp học sinh soạn văn 8 dễ dàng hơn.

* Yêu cầu:

– Giới thiệu được lí do, mục đích của chuyến tham quan một di tích lịch sử, văn hóa.

– Kể được diễn biến chuyến tham quan (trên đường đi, trình tự những điểm đến thăm, những hoạt động chính trong chuyến đi…).

– Nêu được ấn tượng về những đặc điểm nổi bật của di tích (phong cảnh, con người, công trình kiến trúc…).

– Thể hiện được cảm xúc, suy nghĩ về chuyến đi.

– Sử dụng được yếu tố miêu tả, biểu cảm trong bài viết.

* Phân tích bài viết tham khảo

Văn bản “Chuyến tham quan khu lưu niệm Nguyễn Du”

1. Nêu mục đích chuyến tham quan di tích lịch sử, văn hóa.

Giúp học sinh biết yêu mến, tự hào về những địa chỉ văn hóa dân tộc.

2. Kể lại diễn biến của chuyến tham quan (trên đường đi, trình tự những điểm đến thăm, những hoạt động nổi bật trong chuyến đi…).

– Ba chiếc xe khách chở hơn 100 học sinh khối 8 xuất phát, trên xe cô giáo phụ trách giới thiệu những vùng đất xe qua, không khác gì một hướng dẫn viên du lịch.

– Đi hơn chục cây số đã đến đươc khu di tích: Di tích quốc gia đặc biệt – Khu lưu niệm đại thi hào Nguyễn Du.

3. Đan xen giữa kể chuyện với trình bày các thông tin chính và ấn tượng về những nét nổi bật của địa điểm tham quan.

– Thuyết minh về các hạng mục chính của di tích.

– Chụp ảnh lưu niệm và quay trở về.

4. Bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ về chuyến tham quan di tích lịch sử, văn hóa.

– Trên đường về, dường như ai cũng trầm lắng hơn.

– Những cảnh vật được ngắm nhìn hôm nay bỗng lại hiện ra rõ mồn một trong tâm trí tôi, như một cuốn phim quay chậm.

Soạn bài Viết bài văn kể lại một chuyến đi (tham quan một di tích lịch sử, văn hóa) trang 28 → 32 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 8 Kết nối tri thức giúp học sinh soạn văn 8 dễ dàng hơn.

* Thực hành viết theo các bước

1. Trước khi viết

a. Lựa chọn đề tài

Em liệt kê một số chuyến tham quan di tích lịch sử, văn hóa mà mình từng tham gia, sau đó, chọn một chuyến đi đã để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất để lại.

b. Tìm ý

Ví dụ: Viết bài văn kể lại một chuyến đi (tham quan một di tích lịch sử, văn hóa) đáng nhớ nhất.

Sau khi lựa chọn được chuyến tham quan di tích lịch sử, văn hóa làm đề tài cho bài viết, hãy tìm ý bằng cách trả lời các câu hỏi sau:

– Chuyến đi tham quan di tích lịch sử, văn hóa nào? Do ai tổ chức? Mục đích của chuyến tham quan là gì?

– Chuyến đi diễn ra như thế nào? (trên đường đi, lúc bắt đầu đến điểm tham quan, các hoạt động chính tiếp theo,…).

– Khung cảnh của chuyến tham quan có gì nổi bật? (cảnh thiên nhiên, các công trình kiến trúc, những hiện vật được trưng bày ở khu di tích,…).

– Em có cảm xúc, suy nghĩ gì về chuyến tham quan di tích lịch sử, văn hóa đó? (Nêu ấn tượng về chuyến đi; hiểu biết mới về văn hóa, lịch sử của đất nước; tình cảm với quê hương…).

c. Lập dàn ý

Sắp xếp các ý dã tìm được vào từng phần để thành dàn ý

– Mở bài:

+ Giới thiệu khái quát về chuyến tham quan di tích lịch sử, văn hóa.

+ Bày tỏ cảm xúc của em khi được trực tiếp tham gia chuyến đi.

– Thân bài:

+ Kể lại cụ thể diễn biến của chuyến tham quan (trên đường đi, lúc đến điểm tham quan, trình tự các điểm đến thăm, những hoạt động chính trong chuyến đi,…).

+ Thuyết minh, miêu tả và nêu ấn tượng của em về những nét nổi bật của di tích lịch sử, văn hóa (thiên nhiên, con người, công trình kiến thúc,…).

– Kết bài:

Nêu cảm xúc, suy nghĩ của em về chuyến tham quan di tích lịch sử, văn hóa.

2. Viết bài

Bám sát dàn ý để viết bài. Trong qua trình viết, em cần lưu ý:

– Các ý của bài viết đảm bảo phản ánh đúng trình tự thời gian của chuyến tham quan, ứng với từng điểm không gian khu di tích.

– Nêu được những hoạt động nổi bật khiến chuyến tham quan di tích lịch sử, văn hóa để lại ấn tượng, cảm xúc sâu đậm cho em.

– Ngôn ngữ bài viết cần sinh động, vừa kể chi tiết, cụ thể vừa thể hiện được cảm xúc; sử dụng các biện pháp tu từ như so sánh, điệp ngữ, các yếu tố miêu tả, biểu cảm,… để tăng sức hấp dẫn cho bài viết.

Soạn bài Viết bài văn kể lại một chuyến đi (tham quan một di tích lịch sử, văn hóa) trang 28 → 32 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 8 Kết nối tri thức giúp học sinh soạn văn 8 dễ dàng hơn.

Bài viết tham khảo

Chuyến đi tham quan khu di tích Cổ Loa thật sự là một trải nghiệm đáng nhớ và bổ ích. Tôi thấy mình được sống lại những trang lịch sử hào hùng của dân tộc qua những di tích văn hóa đặc biệt này.

Buổi sáng sớm, khi bước vào trường, tôi cảm nhận được không khí sôi động của cả học sinh và giáo viên. Mọi người đều háo hức và sẵn sàng cho chuyến đi. Khi lên xe, cảm giác hồi hộp và phấn khích tràn ngập trong lòng. Trên đường đi, việc được nghe chị hướng viên kể những câu chuyện lịch sử và trò chuyện về di tích đã khiến tôi cảm thấy thêm phần quan tâm và tò mò.

Khi đến Cổ Loa, sự trang nghiêm và uy nghi của các di tích lịch sử đã gợi lên trong tôi nhiều cảm xúc khác nhau. Tôi cảm thấy lòng tự hào về lịch sử vĩ đại của dân tộc và lòng kính trọng trước công lao của các vị anh hùng đã từng chiến đấu và hy sinh cho tổ quốc.

Quãng thời gian tham quan các điểm đến như đền thờ vua An Dương Vương, đình Cổ Loa, chùa Cổ Loa… đã giúp tôi hiểu rõ hơn về văn hóa và lịch sử của đất nước. Những giảng điều của các hướng dẫn viên cùng sự tương tác và trao đổi với bạn bè đã làm cho chuyến đi trở nên thú vị và ý nghĩa hơn bao giờ hết.

Cuối cùng, buổi trò chơi tập thể và múa rối nước cũng là những trải nghiệm đáng nhớ mà tôi không thể quên. Chuyến đi này không chỉ là một cơ hội để học hỏi về lịch sử và văn hóa mà còn là dịp để kết nối và gắn kết tình bạn trong lớp. Tôi rất hạnh phúc và tự hào về chuyến tham quan này và hy vọng sẽ có nhiều cơ hội khám phá và trải nghiệm mới trong tương lai.

3. Chỉnh sửa bài viết

Sau khi hoàn thành bài viết, rà soát và chỉnh sửa theo gợi ý sau:

– Nếu bài viết chưa giới thiệu rõ về chuyến tham quan, cần viết cụ thể hơn.

– Nếu bài viết nêu chưa đầy đủ các hoạt động chính theo trình tự thời gian thì bổ sung và sắp xếp lại.

– Nếu việc kể, tả chưa làm nổi bật được đặc điểm của khu di tích và ấn tượng của người viết thì hình dung lại để viết thêm.

– Nếu bài viết chưa nêu rõ suy nghĩ, cảm xúc về chuyến đi thì bổ sung.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 Kết nối tri thức ngắn nhất, hay khác: