Soạn bài (Nói và nghe trang 118) Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội (một thói xấu của con người trong xã hội hiện đại) – Kết nối tri thức

Soạn bài (Nói và nghe trang 118) Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội (một thói xấu của con người trong xã hội hiện đại) – Kết nối tri thức

Soạn bài (Nói và nghe trang 118) Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội (một thói xấu của con người trong xã hội hiện đại) - Kết nối tri thức

Hướng dẫn thực hành viết và trình bày bài nói nghị luận xã hội

  1. Trước khi nói:

a. Lập dàn ý cho bài nói:

  • Mở đầu:
    • Giới thiệu vấn đề: Thói ích kỷ trong xã hội hiện đại và tác động của nó đến mối quan hệ cộng đồng.
    • Đặt câu hỏi nghị luận để thu hút sự chú ý: “Tại sao chúng ta cần phải đề cập đến thói ích kỷ như một vấn đề đáng quan tâm trong xã hội hiện nay?”
  • Triển khai:
    • Trình bày các biểu hiện cụ thể của thói ích kỷ và ví dụ thực tế.
    • Phân tích hậu quả của thói ích kỷ đối với cá nhân và xã hội.
    • Đưa ra các bằng chứng, dẫn chứng từ văn bản đã đọc, sách báo, hoặc kinh nghiệm cá nhân để minh họa.
    • Nhấn mạnh các ý cần chú ý trong bài nói (dùng gạch dưới hoặc đánh dấu để nhận diện).
  • Kết luận:
    • Tóm tắt lại các ý chính đã trình bày.
    • Khẳng định lại quan điểm phê phán thói ích kỷ và kêu gọi hành động, thay đổi từ mỗi cá nhân.
    • Đề xuất các giải pháp hoặc thái độ tích cực để khắc phục vấn đề.

b. Thu thập bằng chứng:

  • Tìm kiếm thông tin từ các nguồn uy tín như sách, báo, phương tiện truyền thông hoặc các nghiên cứu khoa học để làm sáng tỏ và hỗ trợ cho các luận điểm được đưa ra trong bài nói.
  • Sử dụng tranh ảnh, clip ngắn nếu có thể để làm sinh động bài trình bày.
  1. Trình bày bài nói:
  • Giới thiệu vấn đề: Mở đầu bằng một câu chuyện ngắn hoặc một tình huống cụ thể để thu hút sự chú ý của người nghe.
  • Triển khai nội dung:
    • Diễn giải từng phần của dàn ý một cách mạch lạc, đảm bảo rằng mỗi ý được phát triển đầy đủ và rõ ràng.
    • Sử dụng ngôn ngữ phù hợp, rõ ràng và dễ hiểu, tránh sử dụng từ ngữ quá chuyên môn hoặc khó hiểu.
    • Đưa ra các câu hỏi, khơi gợi suy nghĩ, thảo luận để người nghe có thể tham gia và tương tác.
  • Đối thoại và phản hồi:
    • Sẵn sàng đối thoại với các ý kiến khác nhau từ người nghe.
    • Lắng nghe và phản hồi một cách tôn trọng ý kiến của người khác.
    • Chỉnh sửa hoặc khẳng định lại lập trường của mình dựa trên phản hồi, nhằm đạt được sự đồng thuận hoặc giải thích rõ hơn về quan điểm của mình.

Kết thúc bài nói:

  • Tóm tắt nhanh các ý chính đã trình bày.
  • Đưa ra lời kết thúc mạnh mẽ, khích lệ mọi người hành động hoặc suy ngẫm sâu hơn về vấn đề đã được nêu.

Bài nói này không chỉ là cơ hội để phát triển kỹ năng trình bày, mà còn là dịp để thể hiện khả năng tư duy phản biện và đưa ra giải pháp cho vấn đề xã hội, qua đó giúp cá nhân trưởng thành và phát triển hơn trong giao tiếp và xã hội.

Bài nói tham khảo:

Mỗi con người sinh ra là một cá thể khác biệt, có những nét tính cách khác nhau. Chúng ta phải hoàn thiện bản thân từng ngày để trở thành người có ích cho xã hội. Tuy nhiên có nhiều đức tính khiến cho bản thân mình trở nên đáng trách, một trong số đó chính là tính ích kỉ.

Vậy tính ích kỉ là gì? Ích kỷ có thể hiểu là chỉ sống cho bản thân mình, lo cho bản thân mình, còn người khác thì mặc kệ, không quan tâm. Những người sống ích kỷ thường chỉ quan tâm đến lợi ích của bản thân, thua thiệt như thế nào.

Biểu hiện của tính ích kỷ trong mỗi con người rất rõ nét. Họ sẽ luôn sống trong tư thế không chịu mở lòng, làm việc gì cũng phải tính toán hơn thua với người khác, nếu thấy lợi về mình thì mới làm còn ngược lại thì thôi. Ích kỉ là một lối sống tiêu cực, không chỉ bào mòn bản chất của chính mình mà còn ảnh hưởng đến xã hội.

Những người chỉ lo đến mình, khư khư giữ lấy lợi ích của riêng mình luôn phải sống trong cái vỏ bọc mà họ tạo ra, rất kín đáo. Chúng ta không thể chui vào đó được, vì hàng rào rất chắc chắn, họ sẽ ít mở lòng, ít hòa đồng và hơn hết là khi nào thấy có lợi ích thì mới làm.

Trong một lớp học, sự ích kỷ biểu hiện rất rõ nét. Khi mình học giỏi hơn bạn, nhưng bạn hỏi về bài toán thì lại bảo không biết, chưa làm được. Đây là một hành động không nên. Và chúng ta nên hạn chế, đừng để nó xảy ra trong cuộc sống của mình. Vì làm như thế chúng ta sẽ bị họ xa lánh, bị bạn bè nói này nói nọ. Bản thân bạn càng ngày càng có thêm thói quen xấu.

Lòng ích kỷ còn có biểu hiện khác, không kém phần sắc nét. Những người có sẵn tính ích kỷ trong người thường né tránh những việc khó khăn, thử thách. Họ sẽ đùn đẩy trách nhiệm cho người khác, vì ngại khó khăn gian khổ, chỉ muốn được hưởng thụ quyền lợi. Có thể họ làm được lần đầu tiên nhưng sẽ không có lần thứ 2 và thứ 3 vì mọi người đã biết tính cách của bạn xấu xa như thế nào.

Một người luôn mơ ước có cái này cái kia, thành ông này ông nọ nhưng lại ngại khó khăn, gian khổ, luôn toan tính để đạt được mọi việc bằng thủ đoạn thì chẳng mấy chốc lâu đài cát ấy sụp đổ.

Hậu quả của tính ích kỉ thật khó lường. Bị mọi người xa lánh, và chính bản thân mình cũng không bao giờ có thể phát triển được. Vì ích kỷ nên khi bạn gặp khó khăn thì chỉ một mình bạn vượt qua, không có bạn bè, không có ai bên cạnh. Bạn gieo nhân nào thì gặp quả đấy. Đó chính là luật nhân quả mà bạn phải biết để có thể hoàn thiện bản thân mình từng ngày.

Nếu xã hội có rất nhiều người như vậy thì chắc chắn rằng xã hội đó sẽ không bao giờ phát triển được.

Bởi vậy để có thể mang lại một xã hội tốt đẹp cũng như giúp bạn có thể hoàn thiện mình hơn thì hãy vứt bỏ tính ích kỉ, không ngừng rèn luyện bản thân bằng cách giúp đỡ mọi người, quan tâm đến mọi người. Như thế bạn đang tự xây dựng một con người tốt đẹp cho mình.

Soạn bài (Nói và nghe trang 118) Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội (một thói xấu của con người trong xã hội hiện đại) - Kết nối tri thức
khung nền powerpoint đẹp

3. Sau khi nói

Người nói và người nghe trao đổi về bài nói theo một số gợi ý sau:

– Vấn đề được nói tới có sát hợp với cuộc sống của con người trong xã hội hiện nay không?

– Ý nghĩa thiết thực của vấn đề được trình bày là gì?

– Nội dung và cách trình bày của người nói (thái độ, giọng nói, các phương tiện hỗ trợ, khả năng tương tác với người nghe,…) có thuyết phục không?

– Ý kiến trao đổi của người nghe có tác dụng làm rõ hơn vấn đề hoặc bổ sung cho vấn đề người nói trình bày không?