Đề kiểm tra Sinh học 7 học kì 1 (Đề 3)

Câu hỏi trắc nghiệm

(3 điểm)

Câu 1. Đặc điểm nào dưới đây ở cá chép giúp giảm ma sát giữa da của chúng với môi trường nước?

A. vây có các tia vây được căng bởi da mỏng.

B. da có nhiều tuyến tiết chất nhầy.

C. thân cá chép thon dài, đầu thuôn nhọn gắn chặt với thân.

D. vảy cá trên thân khớp với nhau như ngòi lợp.

Câu 2. Ở cá chép, thùy thị giác ở phần nào của não bộ?

A. não trước,

B. não giữa.

C. tiểu não.

D. trụ não.

Câu 3. Động vật nào dưới đây không phải là đại diện của lớp cá?

A. cá nhám.      B. cá chép.      C. cá hồi.      D. cá heo.

Câu 4. Động vật nào dưới đây không thuộc ngành Giun đốt?

A. giun kim.      B. giun đỏ.      C. đỉa.      D. giun đất.

Câu 5. Điền số thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa câu sau: Động vật ngày nay được sắp xếp vào hơn …… ngành.

A. 20.      B. 50.      C. 10.      D. 100.

Câu hỏi tự luận

(7 điểm)

Câu 1. Quan sát trùng roi và đánh dấu tích vào bảng với ý trả lời đúng cho các câu hỏi dưới đây

Đặc điểm Trùng roi xanh tiến về phía ánh sáng nhờ Trung roi xanh giống tế bào thực vật ở chỗ
1. Diệp lục.    
2. Roi và điểm mắt    
3. Có diệp lục    
4. Có roi    
5. Có thành xenlulôzơ    
6. Có điểm mắt    

Câu 2. Không bào co bóp ở trùng giày và trùng biến hình khác nhau như thế nào ( về cấu tạo, số lượng và vị trí)?

Câu 3. Cấu tạo ngoài giun đất thích nghi với đời sống trong đất như thế nào?

Đáp án

Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: B      Câu 2: B      Câu 3: D      Câu 4: A      Câu 5:A

Câu hỏi tự luận

Câu 1:

Đặc điểm Trùng roi xanh tiến về phía ánh sáng nhờ Trùng roi xanh giống tế bào thực vật ở chỗ
1. Diệp lục    
2. Roi và điểm mắt X  
3. Có diệp lục   X
4. Có roi    
5. Có thành xenlulôzơ   X
6. Có điểm mắt    

Câu 2.

Không bào co bóp ở trùng giày khác với trùng biến hình ở chỗ:

Chỉ có 2, nhưng ở vị trí cố định, có túi chứa hình cầu ở giữa (để chứa) và các rãnh dẫn chất bài tiết ở xung quanh (như cánh hoa thị), có nghĩa là cấu tạo phức tạp hơn.

Câu 3.

– Cấu tạo ngoài giun đất thích nghi với lối sống trong đất như: Cơ thể hình giun, các đốt phần đầu có thành cơ phát triển, chi bên tiêu giảm nhưng vẫn giữ các vòng cơ để làm chỗ dựa khi chui rúc trong đất.

– Cách dinh dưỡng:

+ Kiểu 1: Khi đất ẩm và tơi, vòi miệng giun vươn ra như mũi dùi, cắm vào đất rồi thành cơ đầu phồng lên làm lỗ đào rộng ra. Thành lỗ được phần sau cơ thể miết cho nhẵn và tròn chịa.

+ Kiểu 2: Khi gặp đất khô và cứng, giun tiết chất nhầy làm mềm đất rồi nuốt đất vào miệng. Qua ống tiêu hóa của giun, chất mùn được tiêu hóa, đất thải qua hậu môn, đùn trên mặt đất thành đống vụn lổn nhổn được gọi là “phân giun”.

Chính vì kiểu dinh dưỡng như vậy mà giun đất thích nghi với đời sống trong đất.

– Trong lớp mô bì các tế bào tiết ra chất nhầy làm da luôn trơn giúp dễ di chuyển và hô hấp qua da.