Bài 27: Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938

(trang 74 sgk Lịch Sử 6): – Ngô Quyền kéo quân ra Bắc nhằm mục đích gì ?

Trả lời:

Ngô Quyền kéo quân ra Bắc nhằm trị tội tên phản bội Kiều Công Tiễn, bảo vệ quyền tự chủ đang được xây dựng của đất nước.

(trang 74 sgk Lịch Sử 6): – Vì sao Kiều Công Tiễn cho người cầu cứu nhà Hán ?

Trả lời:

Kiều Công Tiễn đã mưu sát Dương Đình Nghệ để đoạt chức Tiết độ sứ. Hành động đó gây nên sự phẫn nộ lớn trong nhân dân. Ngô Quyền hay tin đó nổi giận, kéo quân ra Bắc trị tội Kiều Công Tiễn, Kiều Công Tiễn hoảng sợ, biết mình không đối phó được với Ngô Quyền, để bảo vệ quyền lợi bản thân, hắn liền cầu cứu Nam Hán. Đây là một hành động phản bội, bán rẻ Tổ quốc.

(trang 74 sgk Lịch Sử 6): – Kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền chủ động và độc đáo ở điểm nào ?

Trả lời:

Kế hoạch của Ngô Quyền chủ động khi giặc còn ngấp nghé, ông khẩn trương tổ chức kháng chiến. Dự đoán quân Nam Hán sẽ vào nước ta theo đường sông Bạch Đằng, Ngô Quyền bàn với các tướng đánh giặc. Ông quyết định chọn khu vực cửa sông và vùng trung lưu, hạ lưu sông Bạch Đằng làm điểm quyết chiến với giặc – chủ động đón đánh quân xâm lược.

(trang 76 sgk Lịch Sử 6): – Vì sao lại nói: trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta ?

Trả lời:

Bởi vì đây là lần thứ hai nhà Nam hán đem quân ssang xâm lược nước ta, mặc dù sau trận này, nhà Nam Hán còn tồn tại một thời gian nữa nhưng không dám đem quân sang xâm lược nước ta lần thứ ba. Với chiến thắng này, nhân dân ta đã đạp tan hoàn toàn mưu đồ xâm chiếm nước ta của bọn phong kiến phương Bắc, khẳng định nền độc lập của dân tộc, chiến thắng Bạch Đằng mở ra thười kì độc lập lâu dài của Tổ quốc.

(trang 76 sgk Lịch Sử 6): – Ngô Quyền đã có công như thế nào trong cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược nước ta lần hai ?

Trả lời:

– Huy động được sức mạnh toàn dân chuẩn bị cho cuộc kháng chiến.

– Biết tận dụng được vị trí và địa thế của sông Bạch Đằng để đánh giặc.

– Chủ động đưa ra kế hoạch và cách đánh giặc độc đáo – bố trí trận địa cọc ngầm.

Bài 1: Tại sao quân Nam Hán lại xâm lược nước ta lần hai ?

Lời giải:

– Năm 397, Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ để đoạt chức Tiết độ sứ.

– Được tin đó, Ngô Quyền liền kéo quân ra Bắc tiêu diệt Kiều Công Tiễn để bảo vệ nền độc lập tự chủ vừa mới xây dựng.

– Kiều Công Tiễn hoảng sợ vội cho người cầu cứu nhà Nam Hán.

– Nhà Nam Hán vốn đã nuôi sẵn ý đồ xâm lược nước ta và trả thù cho thất bại trong cuộc xâm lược nước ta lần thứ nhất, nhân cớ cầu cứu của Kiều Công Tiễn, vua Nam Hán cho quân xâm lược nước ta lần hai.

Bài 2: Trình bày diễn biến của trận quyết chiến trên sông Bạch Đằng.

Lời giải:

– Cuối năm 938, đoàn thuyền chiến Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy kéo vào vùng biển nước ta. Ngô Quyền cho một toán thuyền nhẹ ra đánh nhử quân địch vào sông Bạch Đằng lúc nước triều đang lên.

– Lưu Hoằng Tháo hăm hở dốc quân đuổi theo, vượt qua bãi cọc ngầm mà không biết.

– Nước triều rút, Ngô Quyền hạ lệnh dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân Nam Hán chống cự không nổi phải rút chạy ra biển.

– Đúng lúc triều rút nhanh, bãi cọc ngầm nhô lên, quân ta từ phía thượng lưu đánh mạnh xuống, quân mai phục hai bên bờ đánh tạt ngang. Quân Nam Hán rối loạn, xông vào đánh giáp lá cà rất quyết liệt. Quân địch bỏ thuyền chạy xuống sông, phần bị giết, phần bị chết đuối, bị hại đến quá nửa. Hoằng Tháo cũng bị thiệt mạng trong đám loạn quân.

– Vua Nam Hán được tin bại trận trên sông Bạch Đằng , con trai là Hoằng Tháo bị chết, đã hốt hoảng, vội hạ lệnh thu quân về nước.

– Trận Bạch Đằng của Ngô Quyền đã kết thúc hoàn toàn thắng lợi.

Bài 3: Nhà sử học Lê Văn Hưu đã đánh giá công lao của Ngô Quyền như thế nào ?

Lời giải:

Nhà sử học Lê Văn Hưu đánh giá công lao của Ngô Quyền :

” Tiền Ngô vương có thể lấy quân mới nhóm hợp của đất Việt ta mà phá được trăm vạn quân của Lương Hoằng Tháo, mở nước xưng vương, làm cho người phương Bắc không dám sang nữa. Có thể bảo là một cơn giận mà yên được dân, mưu cũng giỏi mà đánh cũng giỏi vậy. Tuy chỉ xưng vương , chưa lên ngôi hoàng đế và đổi niên hiệu nhưng mà chính thống của nước Việt ngõ hầu đã nối lại được”.